Cấu hình tài khoản và phương pháp khấu hao cho Nhóm tài sản

Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp, do doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát, phân phối, quản lý nhằm mục đích tạo ra giá trị kinh tế.

Trong Viindoo, có nhiều cách khác nhau để tạo mới một tài sản:

Dù với cách tạo mới nào, bạn cũng cần phải tạo Nhóm tài sản trước. Đó là nơi để chuyển các Tài sản vào phân loại, theo dõi. Tài sản nằm trong Nhóm tài sản nào thì được kế thừa toàn bộ các thiết lập của Nhóm đó. Với mỗi Tài sản lại có những đặc điểm cần thiết lập khác với thiết lập chung của Nhóm tài sản, chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài viết khác. Ở đây, chúng ta cùng tìm hiểu cách thiết lập Nhóm tài sản.

Module cần cài đặt

Để thao tác theo hướng dẫn trong bài viết, bạn cần cài đặt ứng dụng sau:

Cài đặt mô-đun Tài sản

Để bắt đầu cài đặt, bạn truy cập vào kho ứng dụng của Viindoo.

Cài đặt mô-đun Tài sản

Thực hiện tìm kiếm mô-đun bằng việc gõ từ khóa tìm kiếm Quản lý Tài sản và nhấn nút Cài đặt.

Tìm kiếm phân hệ theo tên

Thiết lập Nhóm tài sản

Để rút ngắn thời gian tạo Tài sản mới, người dùng có thể tạo sẵn Nhóm tài sản. Việc này rất hữu ích nếu công ty thường xuyên sử dụng cùng một loại tài sản hoặc tài sản có nhiều điểm tương đồng nhau như: cùng sử dụng cho một phòng ban, cùng thời gian phân bổ khấu hao.... Thông thường, người có quyền tạo Nhóm tài sản trong hệ thống là người được phân quyền Quản trị viên phân hệ Kế toán.

Để tạo Nhóm tài sản trong Viindoo, bạn truy cập Kế toán ‣ Cấu hình ‣ Nhóm Tài sản ‣ Tạo.

Đường dẫn đến Nhóm tài sản

Tiếp đó, bạn tiến hành thiết lập thông tin cho Nhóm tài sản mới này.

Cấu hình Nhóm tài sản

Hình ảnh trên là ví dụ để thiết lập các thông tin trên Nhóm tài sản.

Nhóm tài sản

Tại mục này, các bạn nhập tên nhóm tài sản phù hợp với mục đích quản lý, theo dõi.

Kế toán

Tại mục này, các bạn cần phải điền các thông tin bắt buộc:

  • Sổ nhật ký: Chọn sổ ghi nhận bút toán khấu hao, phân bổ.

  • Tài khoản nguyên giá: Tài khoản ghi nhận nguyên giá khi mua hoặc khi xuất dùng của tài sản.

  • Tài khoản khấu hao: Tài khoản phản ánh hao mòn giá trị của tài sản.

  • Tài khoản chi phí: Tài khoản phản ánh chi phí khấu hao định kỳ liên quan đến tài sản.

  • Tài khoản giảm tài sản: Chọn tài khoản ghi nhận phù hợp khi đánh giá giảm giá trị tài sản.

  • Tài khoản tăng tài sản: Chọn tài khoản ghi nhận phù hợp khi đánh giá tăng giá trị tài sản.

Ghi chú

Các thông tin trên có thể được sửa đổi cho riêng từng Tài sản để phù hợp với mỗi mục đích sử dụng khác nhau.

Định kỳ

Tại mục này, các bạn khai báo các thông tin về:

  • Phương thức thời gian: Lựa chọn khấu hao tài sản theo số lần khấu hao hoặc ngày kết thúc.

    • Số lần khấu hao

      • Số lần khấu hao: Điền số lần khấu hao mong muốn.

      • Độ lớn chu kỳ: Thời gian giữa hai lần khấu hao, tính theo tháng.

    • Ngày kết thúc

      • Độ lớn chu kỳ: Thời gian giữa hai lần khấu hao, tính theo tháng.

      • Ngày kết thúc: Nhập ngày ngừng khấu hao.

Phương pháp tính khấu hao

  • Viindoo cung cấp cho các bạn 3 phương pháp như sau:

    • Khấu hao đường thẳng;

    • Khấu hao lũy thoái;

    • Khấu hao nhanh.

  • Tỷ lệ thời gian:

    • Tích chọn ô trống: Bút toán đầu tiên trên Bảng tính khấu hao sẽ được tính chính xác từ Ngày tài sản.

    • Bỏ tích chọn ô trống: Giá trị bút toán khấu hao sẽ được chia đều theo số lần khấu hao, tính từ ngày đầu tiên của tháng Một/Ngày bắt đầu của một Năm tài chính.

Tùy chọn bổ sung

  • Tự động xác nhận tài sản: Nếu tích chọn, thì các tài sản thuộc nhóm này sẽ được tự động xác nhận vào sổ ngay khi được xuất dùng.

  • Sử dụng tiền tệ công ty: Nếu tích chọn, giá trị của tài sản được tạo từ hóa đơn thuộc nhóm này sẽ luôn được chuyển sang đơn vị tiền tệ của Công ty.

  • Ngày khấu hao:

    • Dựa trên ngày cuối cùng của tháng: Bút toán khấu hao sẽ được hiển thị vào ngày cuối cùng của tháng.

    • Thủ công: Bút toán khấu hao sẽ được hiển thị dựa trên ngày thiết lập của kế toán.

Thực hiện Lưu là bạn đã hoàn thành việc tạo Nhóm tài sản.

Ngoài ra, với phân hệ này bạn cũng có thể ứng dụng trong việc quản lý các nhóm liên quan đến công cụ - dụng cụ và chi phí trả trước nhiều kỳ.