Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một trong những giải pháp giúp bước tiến vượt bậc giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình kinh doanh, gia tăng lợi nhuận. Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số trong kinh doanh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong quá trình này. Cùng Viindoo tìm hiểu chi tiết hơn về giải pháp này trong bài viết sau nhé!
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì?
Việc định nghĩa rõ ràng về khái niệm chuyển đổi số trong doanh nghiệp khá khó khăn vì mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực riêng sẽ áp dụng các quy trình khác nhau. Hiểu đơn giản, chuyển đổi số trong doanh nghiệp chính là việc sử dụng công nghệ số, phần mềm chuyển đổi số trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của việc này là tận dụng ưu điểm của công nghệ để thay đổi cách hoạt động kinh doanh, vận hành nhằm mang lại doanh thu cao và giúp doanh nghiệp đáp ứng được xu hướng phát triển của công nghệ toàn cầu.
Theo Gartner, một tập đoàn nghiên cứu và tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số được hiểu như sau: 'Chuyển đổi số chính là quá trình sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra cơ hội mới, tăng doanh thu và giá trị.'
Microsoft cũng đưa ra quan điểm: 'Chuyển đổi số bao gồm việc tái tư duy về cách tổ chức kết hợp con người, dữ liệu và quy trình để tạo nên giá trị mới.'
Ví dụ về chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam, chuyển đổi số trong doanh nghiệp chính là việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet of Things (IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing)... nhằm thay đổi cách thức quản lý, lãnh đạo, cách làm việc và văn hóa doanh nghiệp.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình thay đổi chiến lược. Điều này không đơn thuần chỉ là việc áp dụng một phương pháp hoặc mô hình đã thành công, mà đòi hỏi một kế hoạch thực hiện có mục tiêu rõ ràng.
Chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ hiện đại vào vận hành doanh nghiệp
Thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp hiện nay
Hiện nay, thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam được thể hiện qua 2 khía cạnh sau đây:
So với các nước Đông Nam Á: Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 74% lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định rằng chuyển đổi số là bắt buộc để cải thiện hiệu suất và phục hồi sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang thụt lùi so với nhiều nước trong khu vực. Chỉ số phương thức thanh toán, quan trọng cho việc thúc đẩy kinh tế số, vẫn ở mức thấp. Tỷ lệ giao dịch kỹ thuật số chỉ đạt 22%, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (62%) và Malaysia (76%), thậm chí còn thấp hơn cả Lào (12%) và Campuchia (1%).
Doanh nghiệp Việt Nam: Trong năm 2020, hơn 92% doanh nghiệp đã quan tâm hoặc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ dưới 10% trong số họ cho rằng chuyển đổi số đã thành công và mang lại giá trị quan trọng. Đặc biệt, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn (97%) nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc áp dụng đổi mới và công nghệ. Nhiều doanh nghiệp đã rơi vào "bẫy chuyển đổi số" khi áp dụng một phần công nghệ và lầm tưởng rằng đã hoàn thành quá trình chuyển đổi. Chỉ một số ít doanh nghiệp đã đạt đến giai đoạn 3 thực sự của chuyển đổi số, đó là giai đoạn chuyển đổi mô hình kinh doanh.
TThực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam
Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong kinh doanh
Cung cấp các thông tin minh bạch, chi tiết
Tự động hóa và số hóa hoạt động trong doanh nghiệp giúp đội ngũ nhân sự tiếp cận một lượng lớn thông tin một cách chi tiết. Nhân viên có thể dễ dàng theo dõi và đo lường nhiều yếu tố trong quá trình kinh doanh như: Chỉ số, tỷ lệ chuyển đổi, giá trị khách hàng và mức độ hài lòng của họ.
Quy trình này không chỉ giúp doanh nghiệp sắp xếp thông tin một cách rõ ràng và trực quan mà còn giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu này. Dựa trên các ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp , các quyết định từ nhà quản lý đưa ra sẽ linh hoạt, phù hợp hơn.
Gia tăng hiệu quả hiệu suất, giảm thiểu chi phí
Chuyển đổi số là quá trình mà doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí để thực hiện. Tuy nhiên, nếu thực hiện thành công, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí cho các hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Công nghệ thực tế ảo giúp mô phỏng sản phẩm mới của doanh nghiệp một cách trực quan mà không cần phải xây dựng và sản xuất chúng trước.
Hơn nữa, việc lưu trữ dữ liệu hiện nay đã được chuyển sang nền điện toán đám mây và được quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ. Điều này có thể giúp nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ khác, tạo ra nhiều giá trị kinh doanh hơn và đơn giản hóa quá trình lưu trữ dữ liệu.
Chuyển đổi số giúp gia tăng hiệu quả hiệu suất, giảm thiểu chi phí
Duy trì được tính cạnh tranh của doanh nghiệp
Cách mạng 4.0 đã biến việc chuyển đổi số thành một yếu tố không thể thiếu đối với hầu hết các doanh nghiệp. Chuyển đổi số đã trở thành một điều bắt buộc để doanh nghiệp duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp phải chọn lựa những công nghệ phù hợp để thích ứng với quá trình chuyển đổi số, đồng thời đảm bảo sự hài lòng của khách hàng ở hiện tại và trong tương lai.
Tăng cường liên kết các phòng ban với nhau
Tối ưu hóa việc chuyển đổi số doanh nghiệp giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp linh hoạt và hiệu quả giữa các bộ phận và phòng ban. Bằng cách sử dụng các hệ thống tự động hóa quản trị, thông tin và dữ liệu trong quá trình kinh doanh có thể dễ dàng chia sẻ trong mọi thời điểm và nơi. Điều này sẽ thúc đẩy sự kết nối và tương tác tích cực giữa các phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp.
Cơ hội & thách thức khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Cơ hội
Đứng trước thời đại chuyển đổi số, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội với các lợi thế như:
- Nền tảng nhân lực trẻ và am hiểu về công nghệ số: Việt Nam có dân số trẻ với trình độ học vấn và toán học cao. Điều này tạo nền tảng vững chắc cho chuyển đổi số, khi các doanh nghiệp có thể khai thác nguồn nhân lực này để phát triển và triển khai các giải pháp số.
- Chính phủ hỗ trợ: Chính phủ Việt Nam cam kết chuyển đổi số và đã ban hành một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, bao gồm Chương trình Chuyển đổi Số Quốc gia 2025 với tầm nhìn đến năm 2030.
- Nền kinh tế số đang phát triển: Nền kinh tế số của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, điều này mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng doanh thu.
Thách thức
Theo việc khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát bày tỏ rằng họ chưa thành công trong việc thực hiện quá trình chuyển đổi số. Điều này cho thấy việc chuyển đổi số vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp. Cụ thể, một số khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải như sau:
- Hạ tầng kỹ thuật: Để phát triển kinh tế số, cần có cơ sở hạ tầng mạnh mẽ bao gồm mạng internet và kết nối di động, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và xa xôi. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa vùng nông thôn và thành thị vẫn còn rất lớn tại Việt Nam. Điều này yêu cầu doanh nghiệp đầu tư lớn để đảm bảo việc chuyển đổi số thành công (Cameron và đồng nghiệp, 2019).
- Nguồn nhân lực: Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, cần có đội ngũ chuyên gia và nhân viên có kỹ năng phù hợp. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn thiếu nguồn nhân lực có khả năng chuyển đổi số, từ quản lý đến chuyên gia, kỹ sư và công nhân công nghệ số. Mặc dù Việt Nam có nhiều trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin nhưng theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên ngành này cần phải được đào tạo thêm. Điều này làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thích nghi với xu hướng chuyển đổi số.
- Nhận thức về chuyển đổi số: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thấu hiểu đầy đủ về vai trò quan trọng của chuyển đổi số. Theo khảo sát từ Bộ Công Thương, chỉ có 1 trong số 17 ngành nghề được nghiên cứu đã sẵn sàng để tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đáng chú ý, hơn 80% các doanh nghiệp mới bắt đầu quan tâm và tìm hiểu về chuyển đổi số.
- Bảo mật và an ninh thông tin: Vấn đề an toàn mạng, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư cá nhân trên không gian mạng đang gặp rủi ro. Thống kê từ Hãng bảo mật Kaspersky cho thấy Việt Nam đứng thứ 4 trong số 10 quốc gia có nguy cơ cao bị tấn công mạng và 1 trong số 10 quốc gia có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc qua các thiết bị lưu trữ như USB, thẻ nhớ. Điều này đặt ra thách thức cho cả Chính phủ và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.

6 mức chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Việc đánh giá mức độ chuyển đổi kỹ thuật số của một doanh nghiệp được thực hiện thông qua sáu cấp độ cụ thể sau:
- Cấp Độ 0 - Chưa Chuyển Đổi: Tại cấp độ này, doanh nghiệp chưa thực hiện hoạt động chuyển đổi kỹ thuật số hoặc những hoạt động có liên quan còn rất ít và không ảnh hưởng đáng kể.
- Cấp Độ 1 - Khởi động: Doanh nghiệp đã bắt đầu tham gia vào một số hoạt động tương đối cơ bản liên quan đến việc chuyển đổi kỹ thuật số.
- Cấp Độ 2 - Bắt đầu: Tại cấp độ này, doanh nghiệp đã nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc chuyển đổi kỹ thuật số và đã bắt đầu thực hiện các hoạt động chuyển đổi tương ứng với từng khía cạnh của chuyển đổi. Việc này đã mang lại những lợi ích cụ thể cho hoạt động kinh doanh cũng như trải nghiệm của khách hàng.
- Cấp Độ 3 - Hình thành: Tại cấp độ này, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong doanh nghiệp đã diễn ra đầy đủ và cơ bản theo từng khía cạnh. Những lợi ích và hiệu suất thực sự đã xuất hiện trong các hoạt động kinh doanh cũng như trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp ở cấp độ này đã bước vào quá trình xây dựng một nền tảng kinh doanh số.
- Cấp Độ 4 - Nâng cao: Tại cấp độ này, doanh nghiệp đã nâng cao quá trình chuyển đổi kỹ thuật số lên một tầm cao mới. Sự tích hợp của cơ sở hạ tầng số, công nghệ số và dữ liệu số đã giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nhiều khía cạnh của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Cấp độ này đánh dấu sự chuyển đổi thực sự thành doanh nghiệp số, với nhiều mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên nền tảng số và dữ liệu số.
- Cấp Độ 5 - Dẫn dắt: Ở cấp độ cao nhất, doanh nghiệp đã hoàn thiện quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và thực sự trở thành một doanh nghiệp số. Hầu hết các khía cạnh của phương thức kinh doanh và mô hình kinh doanh đều dựa trên và được thúc đẩy bởi nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp không chỉ có khả năng lãnh đạo trong việc chuyển đổi kỹ thuật số mà còn xây dựng một hệ sinh thái doanh nghiệp số toàn diện.

Doanh nghiệp nên thực hiện chuyển đổi số như thế nào?
Ứng dụng công nghệ mới vào quản trị doanh nghiệp
Chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần có kiến thức chuyên sâu về công nghệ và nguồn nhân lực đủ tài năng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc kiểm soát nhiều công nghệ cốt lõi liên quan đến chuyển đổi số và hệ thống cơ bản vẫn còn hạn chế.
Do đó, tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số hiện tại vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các công nghệ hiện có trên toàn cầu. Cụ thể là:
- Điện toán đám mây (Cloud Computing): Điện toán đám mây, còn được gọi là cloud computing, là một công nghệ cho phép lưu trữ, quản lý, phân tích và bảo mật dữ liệu thông qua việc sử dụng máy chủ qua Internet. Nhờ vào điện toán đám mây, các doanh nghiệp có thể phát triển ứng dụng, làm việc với dữ liệu lớn, xây dựng trang web và dễ dàng chia sẻ thông tin qua các nền tảng như Dropbox, Google Drive, … để tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, công nghệ này còn có khả năng điều chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.
- Internet vạn vật (IoT): Khái niệm Internet vạn vật (IoT) không còn xa lạ với doanh nghiệp trong thời đại hiện nay. Đây là công nghệ kết nối các đối tượng vật lý thông qua phần mềm, cảm biến và các công nghệ khác để trao đổi dữ liệu với thiết bị và hệ thống khác qua Internet. IoT giúp cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động, đảm bảo tính minh bạch trong công việc. Nhiều công ty đã sử dụng IoT để cải thiện quá trình chuyển đổi số, tăng tính linh hoạt và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
- Robot: Robot cũng là một công nghệ quan trọng trong chuyển đổi số năm 2021. Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã sử dụng Robot trong lĩnh vực vận chuyển, y tế, kỹ thuật, và nhiều lĩnh vực khác. Sử dụng Robot giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo chất lượng sản phẩm và giảm sai sót trong quá trình sản xuất. Điều này cũng góp phần giúp nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
- Công nghệ thực tế ảo (VR): Công nghệ thực tế ảo (VR) mang người dùng vào môi trường ảo, cho phép họ trải nghiệm không gian thực tế thông qua các thiết bị đặc biệt. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng VR trong y tế, du lịch, bất động sản và các lĩnh vực khác.

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng
Để thực hiện chuyển đổi số, việc sở hữu đội ngũ nhân sự chất lượng cao và có kiến thức chuyên sâu về công nghệ là điều không thể thiếu. Đây cũng là một thách thức không nhỏ mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt.
Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh là nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất. Vì vậy, trong chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực cần được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng của nhân lực hiện có trong doanh nghiệp thông qua các khóa đào tạo là rất quan trọng. Đồng thời, việc tìm kiếm, thu hút và duy trì những tài năng quan trọng cũng cần được coi trọng.

Giải pháp từ nhận thức của doanh nghiệp
Thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi sự thay đổi không chỉ trong cách tư duy và nhận thức, mà còn trong việc tạo điều kiện cho nhân lực, cơ sở hạ tầng và chiến lược, cùng với việc áp dụng các giải pháp công nghệ. Do vậy, việc đầu tư vào quá trình chuyển đổi số cần một số vốn không hề nhỏ/.
Mặc dù trên lý thuyết, chuyển đổi số là điều cần thiết để cạnh tranh và phát triển, tuy nhiên thực tế cho thấy các doanh nghiệp vẫn còn chưa chắc chắn về kết quả của quá trình này. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ thất bại hoặc thậm chí lỗ vốn. Do đó, để đảm bảo an toàn, việc xem xét và triển khai các giải pháp tài chính trong quá trình chuyển đổi số là cực kỳ cần thiết cho mọi doanh nghiệp
Giải pháp về vốn đầu tư
Việc thực hiện sự chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh cũng là một thách thức to lớn và không dễ dàng cho các nhà lãnh đạo. Các tập đoàn lớn trên thế giới đã thành công trong việc thực hiện chuyển đổi số cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào phòng R&D (Nghiên cứu và Phát triển) là rất quan trọng, không phân biệt mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ.
Vì vậy, việc xây dựng mối liên kết mạnh mẽ, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) và các doanh nghiệp đang phát triển ở các quốc gia tiên tiến là vô cùng cần thiết để cập nhật những tiêu chuẩn và kỹ thuật mới. Đồng thời, điều này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận những công nghệ và phương pháp mới nhất.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu suất tốt nhất trong việc tiếp thu những thông tin này, các doanh nghiệp cần có giải pháp toàn diện về nguồn nhân lực cũng như nhận thức để sẵn sàng đối mặt với những thành tựu của công nghệ toàn cầu.

Các doanh nghiệp, tổ chức chuyển đổi số để thành công
Tính đến thời điểm hiện tại, ở nước ta đã có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công. Trong đó, một số doanh nghiệp điển hình có thể kể đến như:
Walmart
Trước khi chuyển đổi số, Walmart đã gặp khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Từ khi sử dụng công nghệ blockchain và Hyperledger Fabric, Walmart đã cải thiện thời gian truy xuất từ 7 ngày xuống còn 2,2 giây. Hiện nay, Walmart có thể truy xuất nguồn gốc của hơn 25 sản phẩm từ 5 nhà cung cấp khác nhau một cách nhanh chóng.
Netflix
Netflix đã chuyển đổi từ mô hình cho thuê DVD thành dạng cho thuê phim trực tuyến. Từ khi hợp tác với Amazon Web Services để triển khai hàng nghìn máy chủ và terabyte dung lượng lưu trữ, Netflix đã cung cấp trải nghiệm xem phim tốt nhất cho hàng triệu người dùng trên thế giới, mở rộng thị trường quốc tế.
Domino’s Pizza
Domino’s đã đầu tư vào việc nâng cấp quá trình giao hàng tự động và qua xe đạp điện. Doanh nghiệp này đã hợp tác với Ford để ra mắt dịch vụ giao hàng tự động và kết hợp cùng Rad Power Bikes để thực hiện giao hàng bằng xe đạp điện. Sử dụng AI trong quá trình giao và đặt hàng đã giúp Domino’s Pizza tăng doanh thu bán hàng đáng kể.
TP Bank
TPBank sử dụng AI, machine learning, deep learning và OCR để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và giảm thời gian xử lý quy trình nội bộ. Ngân hàng số TP Bank được vinh danh là "Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc" trong 3 năm liên tiếp.
EVN
EVN là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số tại nước ta. EVN sử dụng CNTT trong sản xuất, vận hành và cung cấp dịch vụ khách hàng. Từ đó, tập đoàn điện lực quốc gia đã tiết kiệm hàng tỷ USD, đóng góp một khoản doanh thu lớn cho ngân sách của nhà nước.
MB Bank
MB Bank là một trong những doanh nghiệp điển hình trong việc thực hiện chuyển đổi số với ứng dụng ngân hàng số. MB Bank đã tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và tỷ lệ giao dịch qua kênh số lên 80%. Tỷ lệ này đã giúp MB Bank vượt qua các ứng dụng thế giới như Facebook và Tiktok về số lượng download trên App Store ở Việt Nam.
Viindoo - Đơn vị chuyển đổi số cho doanh nghiệp toàn diện
Viindoo là một phần mềm đáng tin cậy, được tối ưu hóa để phù hợp với tình hình kinh doanh và nhu cầu riêng của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây chính là một công cụ giúp doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi số hóa trong công việc và đồng thời tăng cường hiệu suất trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Điểm nổi bật của Viindoo là khả năng kết nối các bộ phận trong doanh nghiệp thành một hệ thống hoàn chỉnh, mang lại lợi ích vượt trội cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp thông qua hệ thống hỗ trợ Viindoo.
Những điểm mạnh của giải pháp Viindoo:
Tích hợp linh hoạt và mở rộng: Viindoo không chỉ hỗ trợ mở rộng quy mô kinh doanh, mà còn cho phép doanh nghiệp dễ dàng tích hợp thêm các tính năng quản lý công việc. Doanh nghiệp không chỉ có thể liên kết với các phần mềm cùng hệ thống mà còn có khả năng kết nối với các ứng dụng khác để tạo ra một môi trường làm việc hoàn chỉnh.
Tối ưu hóa sử dụng nhân lực: Viindoo cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyển đổi số, hỗ trợ doanh nghiệp đặt ra kế hoạch và triển khai một cách dễ dàng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhân lực trong việc quản lý hệ thống. Nếu muốn, doanh nghiệp còn có thể đảm bảo tính an toàn thông tin và sử dụng ứng dụng lâu dài.
Tiết kiệm chi phí: Không quan trọng là doanh nghiệp nhỏ hay lớn, Viindoo luôn đảm bảo giá trị tốt nhất cho từng mức quy mô. Mức phí sử dụng được tính theo tháng dựa trên số lượng người thực sự sử dụng, giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Quản lý linh hoạt từ nhiều nền tảng: Khi sử dụng tích hợp đám mây, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi tình hình kinh doanh từ xa. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý dễ dàng nắm bắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mọi lúc mọi nơi.

Bạn đã sẵn sàng trải nghiệm?
Hỗ trợ doanh nghiệp từ giai đoạn định hướng, lên kế hoạch, đến thực thi và kiểm soát chất lượng.
DÙNG THỬ NGAY Tư vấn Dịch vụ
Qua bài viết trên đây, Viindoo đã mang đến cho quý khách toàn bộ thông tin về các lợi ích của việc áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên đây bạn sẽ có thể lựa chọn cho mình những giải pháp chuyển đổi số phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
>>>> Tiếp tục với: