ENGLISH WEBINAR | Inventory Optimization in Retail Omnichannel

Cách lập báo cáo tài chính chính xác và đầy đủ nhất

Chuẩn bị và  lập báo cáo tài chính là nhiệm vụ của bộ phận kế toán cần hoàn thành vào cuối năm nhằm tổng kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì bản báo cáo này sẽ cần nộp lại cho nhà nước nên Viindoo sẽ hướng dẫn doanh nghiệp làm báo cáo tài chính cực chi tiết thông qua nội dung bài viết sau đây.

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là tài liệu tổng hợp tất cả các thông tin về tình hình kinh doanh, biến động dòng tiền của một doanh nghiệp… Trong bảng báo cáo này cần phải có đầy đủ các nội dung cơ bản sau đây:

  • Bảng cân đối kế toán: Cung cấp một bức tranh tổng và đánh giá “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp mang tính thời điểm. Chức năng của bảng cân đối kế toán là phản ánh tình hình tài chính của một công ty qua số liệu thống kê tài sản, nguồn vốn và khoản nợ phải trả.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh: Đây là bảng số liệu về chi phí vận hành, doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ qua.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cung cấp các số liệu chi tiết về dòng tiền vào, ra của công ty trong một khoảng thời gian từ một tháng đến một năm. Dựa vào báo cáo này, doanh nghiệp có thể biết được trong thời gian qua doanh nghiệp chi tiêu, đầu tư vào những hạng mục nào.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính: Đây là bản phân tích chi tiết các thông tin số liệu được đề cập tới trong bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ.
Lập báo cáo tài chính

Các quy định về việc lập bản báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cần biết

>>>> Tham Khảo Ngay: 10+ mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 133, 200 Excel mới nhất

2. Cách lập báo tài chính năm

2.1 Bước 1 - Sắp xếp chứng từ kế toán

Sắp xếp chứng từ kế toán là công đoạn đầu tiên của quá trình lập báo cáo tài chính năm. Các kế toán viên cần đảm bảo chứng từ được sắp xếp theo trình tự thời gian một cách cẩn thận. Điều này sẽ giúp công việc kê khai và kiểm tra lại báo cáo trở nên dễ dàng hơn.

>>>> Xem thêm: Phiếu kế toán là gì? Dùng khi nào? Tải mẫu phiếu kế toán chuẩn

2.2 Bước 2 - Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bộ phận kế toán của các công ty thực hiện kiểm tra và hoàn thiện chứng từ dựa trên các chứng từ đã được sắp xếp trước đó. Doanh nghiệp cần lưu ý rằng các chứng từ này phải hợp lệ theo quy định của nhà nước về kế toán và thuế.

Quy định về lập báo cáo tài chính

Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.3 Bước 3 - Phân loại các nghiệp vụ phát sinh

Ở bước này, kế toán tiến hành phân loại các chi phí phát sinh như chi phí khấu hao, chi phí trả trước... Việc này giúp cho kết quả kê khai báo cáo tài chính năm chuẩn chỉnh và chính xác hơn.

2.4 Bước 4 - Rà soát và tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh theo các nhóm tài khoản

Việc thực hiện bước này giúp quá trình tổng hợp thông tin kê khai trong báo cáo tài chính diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn.

  • Nhóm hàng tồn kho: Kế toán tiến hành kiểm tra tình hình hàng tồn kho của công ty. Nếu số lượng hàng tồn kho bị âm thì kế toán cần phải tìm hiểu nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp với tình hình.

  • Nhóm công nợ phải thu, trả: Kế toán tiến hành kiểm tra các phí phát sinh của hai bên công nợ phải trả và phải thu dựa trên biên bản đối chiếu công nợ cuối năm. Từ đó, kế toán viên sẽ dự trù các rủi ro trong công nợ, thuế.

  • Nhóm các khoản đầu tư: Kế toán s kiểm tra, phân tích lại và đưa ra phương pháp hạch toán hồ sơ của các dự án đã đầu tư trong năm nhằm cân đối chứng.

  • Nhóm các khoản chi phí trả trước: Xác thực tính chính xác của bản kê khai đã đúng thức tế hay chưa bằng cách kiểm tra các khoản phí trả trước.

  • Nhóm tài sản cố định: Khi rà soát ở nhóm tài khoản này, kế toán viên cần tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.

  • Nhóm doanh thu: Dựa vào giá thị trường, phòng kế toán sẽ thực hiện kiểm tra doanh thu của sản phẩm, đánh giá sự biến động của giá bán và chỉ ra nguyên nhân của sự biến động đó.

  • Nhóm giá vốn: Giá vốn của từng mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cần phải đảm bảo phản ánh chính xác ở lãi gộp.

  • Nhóm chi phí quản lý: Đảm bảo các hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tài khoản phù hợp với thực tế và nguyên tắc kế toán.

Đặc biệt, khi bộ phận kế toán kiểm tra, rà soát các nhóm trên mà phát hiện ra lỗi thì cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều chỉnh. Như vậy, bản báo cáo tài chính mới đảm bảo được tính chính xác.

2.5 Bước 5 - Bút toán tổng hợp và kết chuyển

Bước tiếp theo trong quá trình lập báo cáo tài chính đó là bút toán tổng hợp và kết chuyển chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, các tài khoản đầu 5 đến 9 cũng cần được đảm bảo là không có số dư cuối kỳ.

2.6 Bước 6 - Lên báo cáo tài chính

Sau khi đã hoàn thành 5 bước kể trên, kế toán viên sẽ tiến hành lên báo cáo tài chính năm trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế để hoàn tất kê khai theo hướng dẫn sau đây:

  • Đăng nhập vào phần mềm hỗ trợ kê khai thuế bằng tài khoản của doanh nghiệp.

  • Bấm vào “Báo cáo tài chính” ở phần giao diện chính rồi chọn chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng để lựa chọn bộ báo cáo để kê khai.

  • Khi màn hình hiện mục “Niên độ tài chính”, kế toán viên hãy nhập đầy đủ thông tin được yêu cầu. Sau đó hãy nhấn “Đồng ý” và chờ đến khi màn hình hiện mục “Nhập tờ khai”.

  • Ở muc “Nhập tờ khai”, kế toán hãy nhập đầy đủ các thông tin. Khi đã hoàn thành thì bấm vào ô “Ghi”. Màn hình hiện dòng chữ “Đã ghi dữ liệu thành công” là hoàn tất.

  • Bước cuối cùng, kế toán hãy ấn chọn “Kết xuất XML” và tải file đã kết xuất để nộp lên cơ quan thuế.

3. Hướng dẫn nộp báo cáo tài chính qua mạng

Hiện nay, các doanh nghiệp không cần phải đến trực tiếp đơn vị để nộp báo cáo tài chính, mà kế toán viên có thể dễ dàng nộp thông qua mạng với các bước bước thực hiện đơn giản và nhanh chóng.

Bước 1: Truy cập vào website Thuế điện tử

Quy định về lập báo cáo tài chính

Giao diện chính của trang web Thuế điện tử

Bước 2: Bấm vào mục “Doanh nghiệp” hiển thị trên giao diện chính rồi tiến hành đăng nhập bằng tài khoản của công ty.

Quy định về lập báo cáo tài chính

Đăng nhập vào tài khoản

Bước 3: Bấm vào mục “Khai thuế” rồi chọn “Nộp tờ khai XML”. Sau đó, kế toán hãy bấm vào mục “Chọn tệp tờ khai” rồi tiến hành tải tờ hồ sơ lên.

Quy định về lập báo cáo tài chính

Giao diện nộp tờ khai XML

Bước 4: Bấm vào mục “Ký điện tử” để thực hiện ký sổ.

Quy định về lập báo cáo tài chính

Sau khi nộp tờ khai thì chọn ký điện tử

Bước 5: Chọn “Nộp tờ khai”

Quy định về lập báo cáo tài chính

Ấn chọn nộp tờ khai

Bước 6: Nộp phụ lục của báo cáo và bằng cân đối tài khoản

Quy định về lập báo cáo tài chính

Nộp phụ lục và bằng cân đối tài khoản

Bước 7: Để hoàn tất thủ tục, kế toán hãy bấm vào ô “Nộp tờ khai”.

Lập báo cáo tài chính

Hoàn thành nộp báo cáo tài chính trực tuyến thật đơn giản

4. Quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính năm

Hạn cuối nộp báo cáo tài chính năm 2022 của các đơn vị kinh doanh theo quy định của Nhà nước là vào ngày 31/3/2023. Các công ty, doanh nghiệp nên theo dõi thời hạn để đảm bảo không nộp muộn so với thời gian quy định để tránh những vấn đề có thể xảy ra.

Bạn đã sẵn sàng trải nghiệm phần mềm kế toán miễn phí.

Viindoo Accounting tự động hóa toàn bộ nghiệp vụ kế toán. Hỗ trợ công tác hoạch định hiệu quả. Kiểm soát số liệu xuyên suốt quy trình vận hành, minh bạch, chính xác theo thời gian thực.

 Miễn phí trọn đời

 Không giới hạn người dùng

ĐĂNG KÝ NGAY!

Câu hỏi thường gặp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tập trung vào dòng tiền vào và dòng tiền ra của công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Nó cung cấp thông tin chuyên sâu về hoạt động điều hành, đầu tư và tài chính của công ty, giúp đánh giá khả năng thanh khoản và quản lý tiền mặt của công ty.

Báo cáo tài chính được sử dụng bởi các bên liên quan khác nhau, bao gồm các nhà đầu tư, người cho vay, cổ đông, ban quản lý, nhà phân tích và cơ quan quản lý. Họ dựa vào những báo cáo này để đưa ra quyết định sáng suốt về đầu tư, tín dụng và hiệu quả tài chính.

Có, các công ty thường trải qua cuộc kiểm toán báo cáo tài chính do kiểm toán viên độc lập thực hiện. Kiểm toán cung cấp sự đảm bảo về tính chính xác, đầy đủ và công bằng của các báo cáo tài chính, nâng cao độ tin cậy của chúng.

Báo cáo tài chính được lập thường xuyên như thế nào?

Báo cáo tài chính thường được chuẩn bị hàng năm cho các mục đích báo cáo bên ngoài. Tuy nhiên, các công ty cũng có thể lập báo cáo tài chính giữa niên độ trên cơ sở hàng quý hoặc nửa năm để cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về hoạt động tài chính của họ.

Có thể thấy rằng việc lập báo cáo tài chính đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác của bộ phận kế toán. Do đó, để công việc làm báo cáo tài chính trở nên tự động, nhanh chóng và chính xác hơn, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm Viindoo Accounting. Liên hệ ngay cho số hotline +84 225 730 9838 nếu doanh nghiệp cần được tư vấn thêm về phần mềm kế toán này.​

Cách lập báo cáo tài chính chính xác và đầy đủ nhất
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Trần Thị Lâm Anh 9 tháng 12, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Asset Turnover Ratio là gì? Ý nghĩa của tỷ lệ vòng quay tài sản