15 lý do xin nghỉ việc thường thấy của nhân viên mà quản lý nên biết

Lý do xin nghỉ việc của nhân viên là vấn đề được nhiều người làm nhân sự quan tâm. Việc nắm được các lý do nghỉ việc của nhân viên là chìa khóa giúp các nhà quản lý phát triển đội ngũ nhân sự, gia tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Viindoo sẽ tổng hợp đến bạn 15 nguyên nhân nghỉ việc thường thấy của nhân viên.

Vì sao việc hiểu rõ lý do nghỉ việc của nhân viên lại quan trọng?

Một công ty có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao đồng nghĩa với việc sự hài lòng của người lao động với doanh nghiệp khá thấp. Việc tìm kiếm nhân viên mới để lấp đi khoảng trống của nhân sự vừa nghỉ tiêu tốn của công ty rất nhiều nguồn lực, chi phí. Tình trạng nhân viên vào ra thường xuyên cũng gây ra không ít xáo trộn trong công việc và vận hành, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý nhân viên khác trong công ty.

Đây chính là lý do các nhà quản lý nên hiểu được tâm lý nhân viên rằng vì sao họ muốn ra đi. Nắm được lý do xin nghỉ việc của nhân viên sẽ giúp các nhà quản lý ngăn cản tình trạng này tái diễn và tạo ra môi trường làm việc tốt hơn.

Sự đồng cảm, thấu hiểu là chìa khóa gắn kết cấp trên - cấp dưới, giúp giữ chân nhân viên gắn bó với công ty.

Tìm hiểu lý do nghỉ việc của nhân viên là một vấn đề quan trọng

15 lý do xin nghỉ việc thường gặp của nhân viên

Nghỉ việc do hoàn cảnh gia đình

Hoàn cảnh gia đình là một trong các lý do xin nghỉ việc phổ biến của nhân viên. Một số nguyên nhân như con cái quá nhỏ, cha mẹ già yếu, người thân bị ốm... là lý do khiến người lao động không thể tập trung hoàn thành công việc của mình. Vì thế, họ quyết định xin nghỉ việc để chăm lo cho gia đình và tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Với lý do này, quản lý có thể hỏi thăm, lắng nghe nhân viên. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đề xuất các chế độ hỗ trợ như tăng ngày nghỉ phép, hỗ trợ làm việc bán thời gian/ làm việc linh hoạt thời gian, tuyển thêm nhân viên/ thực tập sinh hỗ trợ, v.v nếu có mong muốn giữ lại nhân viên giỏi.

Người quản lý thiếu sự đồng cảm

Theo một cuộc khảo sát của Businesssolver, 93% nhân viên cảm thấy họ sẽ đồng hành cùng công ty trong thời gian dài nếu sếp, người quản lý của họ biết thấu hiểu và đồng cảm với nhân viên. Đồng cảm với nhân viên là hiểu và cảm nhận được những gì nhân viên đang trải qua theo khung tham chiếu của họ, hay nói cách khác là đặt bản thân mình vào vị trí của nhân viên.

Sự đồng cảm là yếu tố rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo, đặc biệt là những doanh nghiệp mong muốn giữ chân những nhân tài và nhân viên lành nghề. Một thế hệ lãnh đạo thấu hiểu và đồng cảm với nhân viên sẽ giúp xây dựng hiệu quả và bền vững các mối quan hệ trong doanh nghiệp.

Sự đồng cảm, thấu hiểu là chìa khóa gắn kết cấp trên - cấp dưới, giúp giữ chân nhân viên gắn bó với công ty.

Sự đồng cảm, thấu hiểu là chìa khóa gắn kết cấp trên - cấp dưới, giúp giữ chân nhân viên gắn bó với công ty.

Nghỉ việc vì thay đổi chỗ ở

Một số nhân viên xin nghỉ việc vì họ phải thay đổi chỗ ở. Việc thay đổi chỗ ở có thể do nhiều nguyên nhân như chi phí sinh hoạt quá cao, đường đi làm xa, bất tiện...

Để giải quyết vấn đề liên quan đến lý do nghỉ việc này, doanh nghiệp có thể cho phép nhân viên làm việc từ xa hoặc làm ở các chi nhánh tại nơi mà nhân viên sắp chuyển đến (nếu có). Một số khoản phụ cấp chỗ ở, phụ cấp xăng xe… từ công ty cũng có thể giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng, muốn gắn bó với công ty hơn.

Không phù hợp với vị trí công việc hiện tại

Không phù hợp với vị trí công việc là một trong những lý do thường thấy khi một nhân viên nghỉ việc. Nguyên nhân có thể là vị trí hiện tại quá cao hay quá thấp so với năng lực thực sự bản thân.

Nếu vị trí quá cao thì năng lực không thể đủ đáp ứng yêu cầu, vị trí quá thấp thì lại không xứng đáng với các kinh nghiệm, kỹ năng hiện có của nhân viên. Vì lẽ đó mà nhân viên quyết định rời bỏ doanh nghiệp để tìm kiếm một vị trí phù hợp với bản thân hơn.

Để hạn chế tình trạng này, doanh nghiệp nên thường xuyên đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của nhân viên để có phương hướng điều chỉnh, thay đổi hợp lý. Việc xây dựng hệ thống khung kỹ năng, lộ trình phát triển chi tiết cùng các lớp đào tạo tương ứng cũng giúp doanh nghiệp luôn có được đội ngũ nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc.

Doanh nghiệp cần cho nhân viên thấy được lộ trình phát triển

Doanh nghiệp cần cho nhân viên thấy được lộ trình phát triển, gắn bó lâu dài với công ty, có cơ hội nâng cao năng lực bản thân, từ đó trân trọng công việc hơn.

Nghỉ việc để học lên cao

Một số nhân sự nghỉ việc vì muốn bổ sung thêm kiến thức cần thiết để làm việc tốt hơn. Trong quá trình làm việc, nhiều nhân viên cảm thấy bị thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết. Vì lẽ đó, họ quyết định đi học lên những bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ... để có nền tảng kiến thức vững vàng hơn phục vụ cho công việc và những cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Trong trường hợp này, nếu nhân sự đã đưa ra quyết định, doanh nghiệp có thể duy trì mối quan hệ tích cực, thể hiện sự ủng hộ và để lại ấn tượng tốt cho nhân sự. Nếu muốn giữ chân nhân sự, doanh nghiệp có thể đề xuất các phương án làm việc bán thời gian, làm việc từ xa, làm việc theo dự án… cùng các đãi ngộ phù hợp.

Học lên cao để tích lũy thêm kiến thức là một lý do thôi việc thường thấy

Học lên cao để tích lũy thêm kiến thức là một lý do thôi việc thường thấy

Cần nhiều thách thức hơn

Sau một thời gian làm việc, nhân viên cảm thấy rằng họ đã nắm được tất cả các yêu cầu, nhiệm vụ của mình và sẵn sàng cho một thách thức mới. Nếu công ty không đáp ứng được yêu cầu này thì nhân viên sẽ lựa chọn rời khỏi vị trí công việc hiện tại để đi tìm mục tiêu cao hơn để theo đuổi. Đây là một phần tất yếu trong quá trình phát triển của bất cứ nhân viên nào, đặc biệt là những người có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, mong muốn có sự nghiệp thành công.

Đối với lý do này, nếu doanh nghiệp mong muốn giữ lại người tài thì có thể đề xuất những mục tiêu mới mang tính thách thức, hoặc mở rộng scope of work (phạm vi công việc) cho nhân viên.

Mong muốn tìm công việc có mức lương tốt hơn

Khi nhân viên cảm thấy mức lương họ nhận được không xứng đáng với công sức bỏ ra, họ sẽ có xu hướng đi tìm một công việc khác trả một mức lương xứng đáng hơn. Đồng thời, một số nhân viên muốn tìm kiếm một công việc mới cho phép họ đảm nhận nhiều công việc hơn với mục đích nhận được mức lương cao hơn. Khi mức sống của một nhân viên thay đổi, họ cần nhiều tiền hơn để chi trả cho các khoản chi phí cần thiết trong cuộc sống.

Với lý do này, doanh nghiệp có thể xem xét tổ chức các buổi đánh giá năng lực, review lương định kỳ hoặc thêm chế độ đãi ngộ cho nhân viên để giữ chân người tài, thế hiện sự ghi nhận, quan tâm mà doanh nghiệp dành cho các nhân sự giỏi.

Lương là yếu tố quan trọng để giữ chân người lao động

Lương là yếu tố quan trọng để giữ chân người lao động

Không có động lực làm việc

Động lực làm việc của nhân viên sẽ thay đổi theo thời gian. Một công việc tạo ra động lực trong quá khứ có thể không giúp nhân viên cảm thấy hứng thú trong hiện tại. Vì vậy, nhân viên có thể mong muốn thay đổi môi trường làm việc với mong muốn tìm thấy đam mê để đi làm. Khi công ty không thể tạo điều kiện để người lao động thực hiện những đam mê, nhân viên sẽ tìm kiếm một môi trường mới cho phép họ thực hiện điều đó.

Với lý do này, nhà quản lý có thể tạo và thúc đẩy động lực bằng một số cách như:

  • Tạo động lực dựa theo sở thích: Quản lý cần quan sát và nhận ra nhân viên thích thú với một dạng công việc cụ thể, ví dụ như làm việc nhóm hay làm cá nhân, đối ngoại hay đối ngoại,...
  • Tạo động lực trên vai trò: Vai trò với nhiệm vụ và trách nhiệm cao sẽ tạo động lực cho nhân viên

Không được công nhận

Khi một nhân viên không nhận lại được sự công nhận phù hợp với kết quả làm việc có thể khiến họ mất đi động lực để làm việc mỗi ngày. Một nhà quản lý luôn phản hồi và dành những lời khen tích cực có thể giúp nhân viên cảm thấy họ đang được đánh giá cao, được công nhận. Nếu công ty không đáp ứng được điều này, nhân viên có thể lựa chọn nghỉ việc và tìm kiếm một môi trường khác có thể khiến họ cảm thấy được công nhận, được trân trọng nhiều hơn.

Trong trường hợp này, các nhà quản lý cần lưu ý tới cách đo lường hiệu quả công việc của nhân viên sao cho chính xác, công tâm nhất và đưa ra các chế độ đãi ngộ, thưởng phạt tương xứng. Các công cụ như KPI, OKR sẽ là trợ thủ đắc lực cho người quản lý. Đừng quên luôn thể hiện sự công nhận với nhân viên của mình bằng những lời khen, nhận xét trong công việc hàng ngày nhé.

Recognition of achievements will motivate employees to work

Công nhận thành quả sẽ tạo động lực làm việc cho nhân viên

Mâu thuẫn với các chính sách làm việc tại công ty

Một số nhân viên thích công ty có thời gian làm việc linh hoạt và cho phép hoạt động từ xa. Nếu công ty hiện tại không có điều kiện để thực hiện công việc này, nhân viên sẽ tìm kiếm một cơ hội làm việc mới. Tương tự, chính sách nghỉ ốm, nghỉ phép hay chính sách lương thưởng không phù hợp với mong muốn của cá nhân người lao động có thể khiến họ nghỉ việc.

Với lý do này, doanh nghiệp có thể tổ chức đánh giá, khảo sát về suy nghĩ của nhân viên về các chính sách, quy định của công ty. Từ đó, quản lý có thể điều chỉnh và đưa ra các chính sách phù hợp, cân bằng về lợi ích và nhu cầu cho cả doanh nghiệp và nhân sự.

Nội dung công việc bị thay đổi

Khi bắt đầu quá trình làm việc, nhân viên và doanh nghiệp sẽ thỏa thuận và thống nhất vị trí, các đầu công việc, vai trò và lợi ích của nhân viên theo hợp đồng. Tuy nhiên, theo thời gian, khi công ty càng phát triển cũng là lúc nhân viên nhận ra các nhiệm vụ, đầu mục công việc của mình bị thay đổi ít nhiều và khác với các thỏa thuận ban đầu.

Sự thay đổi này có thể là một số lợi ích của nhân viên bị giảm đi hay người lao động phải làm thêm những công việc khác không có trong phạm vi công việc. Đó là một trong những lý do phổ biến mà nhân viên đưa ra khi xin nghỉ làm hiện nay.

Tìm kiếm công ty có tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng hơn

Một điều quan trọng để nhân viên lựa chọn một công ty là tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh của chính doanh nghiệp. Nếu công ty có tầm nhìn và sứ mệnh không rõ ràng, nhân viên sẽ mong muốn tìm kiếm môi trường mới mà những giá trị bạch hơn.

Bằng cách này, nhân viên có thể biết được mình có phù hợp với những yếu tố đó không và hiểu rõ hơn về vai trò của mình trong việc thực hiện các mục tiêu của công ty nói chung và phát triển bản thân nói riêng.

Vision and mission of the business is an important factor
Tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp là yếu tố quan trọng

Mong muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Có khoảng thời gian riêng tư cho cuộc sống cá nhân như gặp gỡ bạn bè, người thân,... là một yếu tố quan trọng để duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nếu người quản lý luôn gọi điện thoại và yêu cầu nhân viên phải làm việc trong thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến họ cảm thấy kiệt sức. Từ đó, nhân viên mong muốn tìm kiếm một nơi làm việc mới để đạt được sự cân bằng này một lần nữa.

Cân bằng công việc và cuộc sống là điều mà nhiều nhân viên tìm kiếm
Cân bằng công việc và cuộc sống là điều mà nhiều nhân viên tìm kiếm

Tìm kiếm công ty có tình hình tài chính ổn định hơn

Một công ty có tình hình tài chính không ổn định sẽ không tạo được cho người lao động cảm giác an toàn khi làm việc. Môi trường làm việc tốt, có khả năng phát triển cao, có các chế độ lương thưởng ổn định là những yếu tố để nhân viên tin rằng công ty đang có tình hình tài chính tốt.

Công ty có thể xem xét đề xuất những cam kết về tài chính cho nhân viên để họ cảm thấy an tâm cống hiến cho doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp không phù hợp

Nhân viên sẽ có xu hướng yêu thích công việc khi các giá trị và mục tiêu của họ phù hợp với giá trị và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu văn hóa công ty quá khác biệt với bản thân nhân viên, họ sẽ không thể hòa nhập và thích nghi tốt với môi trường làm việc. Vì vậy, nếu những trường hợp này xảy ra, nhân viên sẽ lựa chọn từ bỏ công việc hiện tại để tìm đến những môi trường mới phù hợp hơn.

Đây được xem là lý do khó có thể khắc phục nhất. Vì hầu hết các lý do khác đều tập trung vào phương diện cá nhân, còn văn hóa lại là vấn đề của toàn công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể bắt đầu với những thay đổi nhỏ như thúc đẩy, khuyến khích những trao đổi thoải mái, cởi mở hơn tại công ty.

Nên làm gì khi nhân viên xin thôi việc?

Sau đây là một số biện pháp ứng xử thông minh mà một nhà quản lý có thể tham khảo khi nhân viên xin nghỉ việc:

  • Xử lý tình huống thật bình tĩnh, chuyên nghiệp, không nên tỏ ra quá lo lắng về việc tìm người thay thế hoặc thể hiện sự cáu giận với nhân viên.
  • Tìm hiểu cụ thể lý do xin thôi việc của nhân viên để tránh việc này xảy ra lần nữa, đặc biệt là với các nhân viên xuất sắc trong công ty.
  • Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân viên để giúp 2 bên thoải mái và dễ dàng trao đổi với nhau.
  • Lên kế hoạch bàn giao công việc kịp thời, đúng lúc bằng cách xác định những đầu công việc mà nhân viên ấy cần hoàn thành trước khi nghỉ cũng như các đầu việc cần bàn giao.
  • Chuẩn bị phương án tuyển dụng nhân viên mới.

Trong bài viết trên, Viindoo đã tổng hợp đến doanh nghiệp 15 lý do xin nghỉ việc thường thấy của nhân viên. Các nhà quản lý có thể dựa vào những thông tin trên để nhận diện lý do nghỉ việc của nhân viên và đề ra những phương án xử lý kịp thời. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để tìm hiểu thêm về quá trình xây dựng thành công hệ thống nhân sự cho doanh nghiệp.

15 lý do xin nghỉ việc thường thấy của nhân viên mà quản lý nên biết
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Trịnh Thị Ngọc Anh 3 tháng 12, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Cách quản lý chi phí tối ưu