Cách quản lý nhân viên hiệu quả là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của một doanh nghiệp. Nhưng với một lực lượng lao động đa dạng về động lực, kỹ năng và tính cách, quản lý nhân viên không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng Viindoo khám phá 8 cách quản lý nhân viên cấp dưới chuyên nghiệp nhất.
>>>> Khám Phá Ngay: Phần mềm nhân sự online
Nhận diện đúng nhân tài phù hợp từ khâu tuyển dụng
Cách quản lý nhân viên giỏi đầu tiên chính là chiêu mô nhân tài ngay từ khâu tuyển dụng. Vậy tại sao không nên bỏ qua các đối tượng này? Hãy cùng Viindoo khám phá những đặc điểm cần thiết mà một nhân viên xuất sắc cần có:
- Trung thực: Một nhân viên trung thực là người có trách nhiệm, luôn giữ lời hứa và thực hiện công việc một cách thành thật, nghiêm túc.
- Khiêm tốn: Tính khiêm tốn được thể hiện rõ ở việc nhận thức được điểm yếu cá nhân và luôn cải thiện những điểm thiếu sót. Nhân viên không tự mãn, không tự cao và không khoác lác về thành tích hay năng lực cá nhân.
- Nhiệt tình: Sự nhiệt huyết trong công việc là điểm mạnh nhất định phải có ở một nhân viên. Những nhân viên như vậy luôn thích tìm kiếm kiến thức, khám phá điều mới, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hỗ trợ đồng nghiệp với tinh thần tích cực.
- Kiểm soát cảm xúc: Một nhân viên giỏi là người biết kiểm soát bản thân, không để cảm xúc chi phối hành động và có khả năng đồng cảm với mọi người xung quanh.
- Quyết tâm: Nhân viên xuất sắc luôn sẵn sàng và kiên trì để hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao.
- Tiếp thu: Một nhân viên giỏi biết lắng nghe, sẵn lòng chấp nhận phản hồi và góp ý từ người khác để cải thiện bản thân.
- Làm việc nhóm: Khả năng tương tác và hợp tác là một yếu tố không thể thiếu khi đánh giá một nhân viên. Nhân viên cần có khả năng đóng góp ý kiến và làm việc cùng đồng nghiệp một cách hiệu quả.
- Đáng tin cậy: Một nhân viên đáng tin cậy là người mà công ty có thể tin tưởng để giao phó những nhiệm vụ quan trọng và trách nhiệm chính trong mỗi dự án.
>>>> Tham Khảo: Mua phần mềm quản lý nhân sự
Đo lường tiến độ, hiệu suất công việc của nhân viên thường xuyên
Đo lường tiến độ và hiệu suất công việc của nhân viên thường xuyên là một cách quản lý nhân viên không dễ dàng tại môi trường làm việc. Vì nhiều nhân viên không thích việc bị kiểm tra và theo dõi liên tục bởi nhà quản lý. Khi đánh giá hiệu suất của nhân viên, cần tránh những điều sau:
- Quản lý quá chi tiết: Đòi hỏi nhân viên làm theo cách mình quy định và chú trọng vào từng chi tiết nhỏ. Điều này không chỉ gây áp lực và căng thẳng cho nhân viên mà còn gây hại cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy tin tưởng vào quyết định tuyển dụng đúng người và phát triển kỹ năng quản lý để tăng năng suất và hiệu suất của nhóm.
- Phản hồi quá tích cực hoặc tiêu cực: Quá nhiều phản hồi tích cực có thể dẫn đến tự mãn và hiệu suất giảm. Mặt khác, quá nhiều phản hồi tiêu cực có thể làm nhân viên mất động lực, giảm hiệu suất công việc. Đảm bảo sự cân bằng và đúng mức khi đánh giá hiệu suất của nhân viên sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển đáng giá.
- Thiếu sự bảo mật: Liên tục giám sát nhân viên sẽ gây sự sợ hãi và phẫn nộ. Nhân viên cần cảm thấy tin tưởng rằng họ được đánh giá dựa trên sự tin cậy và năng lực của mình.
Khi đo lường hiệu suất và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên, cách thức đánh giá và phong cách đánh giá của lãnh đạo của doanh nghiệp là rất quan trọng. Doanh nghiệp nên đặt ra mục tiêu rõ ràng và khả thi, những nhiệm vụ mà nhân viên có thể đạt được trong thời gian gần hoặc xa hơn. Nhà quản lý cũng nên nói chuyện, giao tiếp thường xuyên để đảm bảo mục tiêu và hỗ trợ nhân viên vượt qua khó khăn khi cần thiết.
>>>> Tham Khảo Thêm: Cách quản lý nhân viên từ xa: Những thách thức và 5 bí quyết thành công
Hiểu năng lực nhân sự và phân công công việc phù hợp
Đánh giá năng lực đối với từng nhân viên là cách quản lý nhân viên cấp dưới mất rất nhiều thời gian. Quản lý viên phải liên tục quan sát quá trình làm việc để có thể đánh giá năng lực làm việc của nhân viên khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Nhưng một khi nhà quản lý đã có cái nhìn chính xác về năng lực của từng nhân viên, họ sẽ biết cách lên kể hoạch và phân công công việc hợp lý.
Để làm được điều này, người quản lý cần hiểu rõ và có cái nhìn tổng quan về mọi khía cạnh của công việc của nhóm hoặc phòng ban mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên. Lãnh đạo nên dành thời gian để tìm hiểu về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của từng cá nhân.
Khuyến khích nhân viên chia sẻ suy nghĩ, ý kiến và ý tưởng
Hãy tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, nơi mà nhân viên có thể tự do chia sẻ suy nghĩ, ý kiến và ý tưởng của mình. Đôi khi những suy nghĩ rời rạc kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra một ý tưởng tuyệt vời. Các nghiên cứu cho thấy, trong một môi trường tích cực, được cung cấp điều kiện đầy đủ, sinh viên sẽ có động lực cao hơn để nâng cao hiệu suất học tập của mình.
Điều tương tự cũng áp dụng cho nhân viên tại nơi làm việc. Không ai nên bị kiềm chế việc thể hiện ý kiến của mình, ngay cả khi quan điểm không trùng hợp. Điều quan trọng trong cách quản lý nhân viên này là tạo động lực cho nhân viên khuyến khích mọi người tham gia và đóng góp ý kiến như vị trí lãnh đạo. Mọi suy nghĩ và ý kiến đều có giá trị quan trọng. Điều này còn giúp nhân viên cảm thấy được lắng nghe và quan tâm.
Thường xuyên luân chuyển các nhân viên giỏi
Thực tế cho thấy, nhiều nhà quản lý có xu hướng giữ những nhân viên giỏi nhất ở vị trí cố định. Tuy nhiên, nếu một người chỉ mãi làm việc ở cùng một vị trí trong thời gian dài, dễ dẫn đến mất đi sự nhiệt huyết trong công việc. Thậm chí, nhân viên có thể trở nên chủ quan và mất đi khả năng tư duy sáng tạo.
Đó là lý do tại sao cách quản lý nhân viên thông minh nhất là thực hiện việc luân chuyển vị trí giữa các bộ phận. Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi khi nhân viên tự nguyện muốn thay đổi và có năng lực giỏi. Việc luân chuyển vị trí công việc giữa các nhân viên giỏi mang lại nhiều lợi ích.
- Đầu tiên, việc này giúp duy trì sự hứng khởi và động lực trong công việc.
- Thay đổi môi trường và nhiệm vụ mới giúp kích thích sự sáng tạo và tư duy linh hoạt của nhân viên.
- Hơn nữa, luân chuyển nội bộ cung cấp cơ hội cho nhân viên khám phá và phát triển các kỹ năng mới, từ đó nâng cao kỹ năng chuyên môn và mở rộng khả năng cống hiến.
Bằng cách thúc đẩy sự đổi mới và khám phá, tổ chức có thể tạo ra một môi trường làm việc năng động và sáng tạo, từ đó đạt được sự thành công bền vững. Các quản trị viên hãy thúc đẩy, khuyến khích nhân viên thể hiện mong muốn và khao khát thay đổi. Đồng thời, quản lý cũng nên đánh giá năng lực và khả năng của từng cá nhân để đảm bảo luân chuyển đúng người và đúng vị trí.
Làm rõ mục tiêu công việc và các tiêu chuẩn đánh giá ngay từ đầu
Một trong những yếu tố của cách quản lý nhân viên cấp dưới là xác định rõ mục tiêu và chuẩn mực đánh giá từ đầu. Bằng cách thiết lập mục tiêu rõ ràng và đo lường được, người quản lý có thể điều chỉnh công việc một cách phù hợp với từng nhân viên. KPI (chỉ số hiệu suất chính) là công cụ hữu ích để đo lường tiến độ công việc và định rõ tiêu chí đánh giá.
Đánh giá hiệu suất không chỉ xảy ra một lần mà cần được thực hiện một cách liên tục và có vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai thành công của tổ chức. Thông qua việc thiết lập KPI, người quản lý có thể đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng nhân viên và điều chỉnh công việc để phù hợp với từng cá nhân.
Đồng thời qua đó, việc làm rõ mục tiêu và chuẩn mực đánh giá công việc từ đầu còn giúp xây dựng một môi trường làm việc minh bạch và công bằng. Việc này cũng sẽ tạo động lực và định hướng cho nhân viên, giúp họ biết rõ yêu cầu công việc và đạt được mục tiêu cụ thể.
Gắn kết mục tiêu nhân viên với mục tiêu doanh nghiệp
Cách quản lý nhân viên tiếp theo là gắn kết mục tiêu chung giữa nhân viên và doanh nghiệp. Khi nhân viên chỉ tập trung vào mục tiêu cá nhân, doanh nghiệp và nhân sự sẽ thiếu sự gắn kết và hợp tác. Bằng việc định hình mục tiêu vad tầm nhìn chung cho mỗi cá nhân,doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự hợp tác và phát triển toàn diện trong tổ chức.
Việc đặt ra mục tiêu cho công ty hoặc nhóm là quá trình không thể chỉ diễn ra trong một nốt nhạc. Để gắn kết mục tiêu nhân viên với mục tiêu doanh nghiệp, quản lý cần tạo ra một môi trường giao tiếp nhiệt tình với nhân viên, nơi họ có thể thảo luận về khả năng và mục tiêu của mình. Quá trình này đòi hỏi sự đầu tư thời gian từ phía người quản lý để tìm hiểu từng nhân viên, từ đó xây dựng một mục tiêu chung phù hợp.
Tìm hiểu nhân sự giúp người quản lý đặt ra mục tiêu chung phù hợp và xây dựng kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Đồng thời, việc quý trọng và công nhận những đóng góp của nhân viên sau khi hoàn thành mục tiêu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực và sự gắn kết của nhân viên với mục tiêu chung.
Khen thưởng, ghi nhận nhân viên thường xuyên
Khen thưởng là cách quản lý nhân viên giỏi hiệu quả, đảm bảo rằng nhân viên của bạn cảm thấy được trân trọng và công nhận vì những đóng góp của họ. Thông qua việc tổ chức các chương trình khen thưởng, tổ chức sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khích lệ sự phát triển cá nhân. Việc công nhận và đánh giá một cách công bằng và rõ ràng giúp xây dựng lòng tự tin, tạo động lực và đẩy mạnh nỗ lực làm việc của nhân viên.
Hãy nhớ rằng, quản lý hiệu quả không chỉ dựa trên việc chỉ thị và kiểm soát, mà còn dựa trên việc tạo điều kiện để nhân viên phát triển và đóng góp. Ngoài việc tạo ra chương trình khen thưởng, quản lý cũng nên thường xuyên đưa ra những phản hồi xây dựng và công nhận thành quả của nhân viên.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng Viindoo HR Skills Framework. Một trong các Viindoo HRM, hỗ trợ ghi nhận và khen thưởng, giúp nhà quản lý quản lý hiệu quả hiệu suất và nâng cao động lực làm việc của nhân viên. Với tính năng này, người quản lý có thể công nhận nhân viên vì những nỗ lực của họ trong việc nỗ lực và cống hiến của của họ cho các mục tiêu của công ty.
Trên đây là 8 cách quản lý nhân viênhiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Nhớ rằng, quản lý nhân viên không chỉ là việc chỉ đạo mà còn đòi hỏi sự tôn trọng, tạo động lực và tạo môi trường làm việc tích cực. Hy vọng với những cách trên đây của Viindoo, một đội ngũ nhân viên đáng tin cậy sẽ được xây dựng để đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp.
>>>> Tiếp tục với: