7 cách quản lý nhân viên cứng đầu, không hợp tác

Quản lý nhân viên là một trong những công việc quan trọng của một nhà quản lý. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những nhân viên cứng đầu, khó tính, gây khó khăn trong quá trình làm việc. Trong bài viết sau đây, Viindoo sẽ tổng hợp đến doanh nghiệp các thông tin về cách nhận biết và cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!

1. Dấu hiệu của những nhân viên cứng đầu

Một nhân viên cứng đầu thường được coi là người không cư xử chuyên nghiệp tại nơi làm việc của họ. Những người không chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh mà còn có thể gây tổn hại đến đến doanh nghiệp. Ngoài những sự tổn hại đến lợi ích, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, những nhân viên cứng đầu còn có thể khiến công ty đối mặt với các rắc rối về pháp lý.

cách quản lý nhân viên cứng đầuDấu hiệu của những nhân viên cứng đầu

Ba kiểu nhân viên cứng đầu cơ bản là những người:

  • Hiệu suất kém: Có thể có nhiều lý do cho điều này, chẳng hạn như thiếu động lực, giao tiếp kém hoặc không đủ nguồn lực dẫn đến làm việc thiếu hiệu quả.
  • Có thái độ không tốt: Một thái độ tiêu cực, thụ động, sẽ tạo ra một môi trường độc hại trong nội bộ và ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp. Tệ hơn nữa, thái độ không tốt của nhân viên có thể ảnh hưởng đến tương tác của họ với khách hàng hoặc nhà cung cấp, khiến danh tiếng của công ty bị ảnh hưởng.
  • Làm suy yếu thẩm quyền của người quản lý: Điều này xảy ra làm ảnh hưởng đến năng suất và tinh thần làm việc của nhân viên. Nếu một nhân viên làm suy yếu quyền hạn của quản lý, các thành viên khác trong nhóm cũng có thể bắt đầu hoài nghi về năng lực cấp trên của mình.

>>>> Tìm Hiểu Thêm: 7 cách thiết lập tính kỷ luật trong công việc, doanh nghiệp tối ưu

2. Cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả

2.1 Tập trung vào hành vi thay vì tính cách của nhân sự

Khi đối phó với một nhân viên cứng đầu, thay vì phán xét tính cách cá nhân, người quản lý hãy tập trung vào các hành động và hành vi cụ thể của họ. Nhà quản lý phải cố gắng giúp những nhân viên này điều chỉnh những yếu tố khiến họ gặp khó khăn trong quá trình làm việc.

Nhà quản lý cũng không nên tạo ra cuộc nói chuyện mang tính chất đối đầu vì điều này có thể khiến những nhân viên này trở nên thù địch và không giải quyết được vấn đề. Nhiệm vụ của nhà quản lý là đưa ra các dẫn chứng cụ thể về hành vi sai trái và giúp nhân viên của mình nhận ra vấn đề mà họ đang gặp phải.

Làm gì khi cấp dưới không nghe lờiChú trọng vào hành vi thói quen hơn là tính cách nhân viên

>>>> Tham Khảo: 4 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên

2.2 Tìm ra vấn đề cốt lõi

Người quản lý sẽ không thể có biện pháp đối phó hiệu quả với các nhân viên cứng đầu khi chưa tìm ra được nguyên nhân của các hành vi mà họ làm. Những nguyên nhân này có thể là đến từ công việc, đồng nghiệp hay môi trường công ty. Tuy nhiên, nguyên nhân này cũng có thể đến từ những cá nhân không liên quan. Một nhà quản trị phải có trách nhiệm tìm ra các vấn đề cốt lõi này và cố gắng tìm biện pháp đối phó phù hợp.

2.3 Luôn dành sự tôn trọng cho nhân viên

Những nhân viên cứng đầu thường là người có cá tính. Những hành vi không đúng mực của họ có thể do cá tính mạnh mẽ gây ra. Tuy nhiên, cứng đầu không đồng nghĩa với việc không làm được việc. Vì vậy, người quản lý phải là người dành sự tôn trọng cho tính cách và tìm hiểu suy nghĩ của nhân viên của mình. Nhờ vậy, nhà quản lý có thể có cách định hướng phù hợp giúp nhân viên phát triển hơn.

Làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lýLuôn dành sự tôn trọng cho nhân viên

>>>> Đọc Về: Cách xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp,  công ty

2.4 Sẵn sàng ghi nhận phản hồi và ý kiến của nhân viên

Ghi nhận và phản hồi ý kiến là một cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả. Nhà quản lý phải có tư duy cởi mở để ghi nhận những ý kiến của nhân viên mình để tìm ra lý do cho những hành vi cứng đầu của họ. Đồng thời, nhà quản lý cũng phải giữ bản thân luôn có cái nhìn khách quan, không bị ảnh hưởng bởi những định kiến trước đó. Điều này có thể giúp nhân viên thay đổi hành vi của bản thân tích cực hơn.

2.5 Định hướng tư tưởng rõ ràng cho nhân sự

Nhà quản lý sẽ phải có tư tưởng cụ thể, nhất quán trong mọi việc. Cụ thể, nhà quản lý phải có thái độ cương quyết, cứng rắn trong cách làm việc, thưởng phạt phân minh, giao nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể. Điều này khiến những nhân viên cứng đầu phải tuân theo quy tắc làm việc, chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân.

cách quản lý nhân viên cứng đầuĐịnh hướng rõ ràng về tư tưởng làm việc

2.6 Áp dụng các cơ chế thưởng, phạt

Áp dụng quy chế thưởng phạt trong công ty phù hợp là cách hiệu quả để đối phó với những nhân viên cứng đầu. Những hình phạt gây ảnh hưởng về mặt vật chất như lương, thưởng,... có thể khiến nhân viên dù cứng đầu nhất cũng phải tuân theo quy tắc làm việc.

cách quản lý nhân viên cứng đầuÁp dụng các cơ chế thưởng, phạt rõ ràng

2.7 Áp dụng biện pháp sa thải cuối cùng

Biện pháp sa thải chính là phương án cuối cùng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để đối phó với những nhân viên cứng đầu. Biện pháp này chỉ nên được thực hiện khi thái độ, hành vi của nhân viên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người xung quanh, môi trường làm việc và lợi ích của doanh nghiệp, không chịu thay đổi dù đã làm nhiều cách.

Trong bài viết trên,Viindoo đã tổng hợp đến quý doanh nghiệp các cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp quý doanh nghiệp quản lý nhân viên tốt hơn. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo trên website của chúng tôi để biết thêm những cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả nhé!

>>>> Tiếp Tục Với:

SEODO 29 tháng 4, 2023

SHARE THIS POST
Đăng nhập để viết bình luận


10+ Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 133, 200 Excel mới nhất