10+ File mẫu bảng lương nhân viên đơn giản bằng excel, file word


Mẫu bảng lương nhân viên là file thống kê giúp bộ phận nhân sự quản lý đúng lương thưởng của nhân viên. Làm cách nào để doanh nghiệp tạo được file bảng lương nhân viên chuẩn xác nhất? Hãy cùng Viindoo tham khảo một số mẫu bảng lương ngay dưới đây.

>>>> Tham Khảo Ngay:​ Hệ thống quản lý nhân sự tiền lương trong doanh nghiệp

1. Các thông tin cần có trong mẫu bảng lương nhân viên

Thông thường, mẫu bảng lương nhân viên bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Thông tin nhân viên: Tên của nhân viên phải được đưa vào file quản lý lương. Đính kèm theo đó là các thông tin về chức vụ, cách thức liên lạc (số điện thoại, email,…).
  • Lương cơ bản: Đây là phần lương chính mà người lao động được nhận theo như cam kết với bên sử dụng lao động. Phần lương này chưa bao gồm lương thưởng, phụ cấp và các khoản khác.

Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP năm 2020, mức lương tối thiểu vùng có tăng so với Nghị định 157 năm trước. Thay đổi cụ thể như sau:

- Vùng 4: mức lương tối thiểu 3.070.000 đồng/tháng, tăng 150.000 đồng/tháng 

- Vùng 3: mức lương tối thiểu 3.430.000 đồng/tháng, tăng 180.000 đồng/tháng

- Vùng 2: mức lương tối thiểu 3.920.000 đồng/tháng, tăng 210.000 đồng/tháng

- Vùng 1: mức lương tối thiểu 4.420.000 đồng/tháng, tăng 240.000 đồng/tháng

  • Ngày công thực tế: Chỉ số này là để xác định tổng thời gian thực mà mỗi nhân viên đã làm việc. Nhân viên sẽ được hưởng lương dựa theo số ngày công thực tế này.
  • Phụ cấp: Phụ cấp có 2 loại chính gồm phụ cấp cần đóng bảo hiểm và phụ cấp không cần đóng bảo hiểm. Trong đó, các phụ cấp không yêu cầu đóng bảo hiểm là tiền nhà ở, tiền ăn, tiền xăng, tiền điện thoại. Các phụ cấp cần đóng bảo hiểm là phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại/nguy hiểm, phụ cấp nặng nhọc.
  • Thu nhập danh nghĩa: Đây là tổng số tiền trên lý thuyết mà người lao động sẽ được hưởng, bao gồm tất cả lương cơ bản và phụ cấp.
  • Tổng lương thực tế: Đây là phần lương thực chưa tính tới các phát sinh khác mà nhân viên được nhận. Phần lương này đã trích các khoản tạm ứng và bảo hiểm. Tính lương thực tế bằng 2 cách như dưới đây:

- Cách 1: Lương tính dựa theo ngày công của tháng

Lương thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/Số ngày công) X Số ngày công thực tế

- Cách 2: Lương tính dựa theo số ngày công trong quy chế doanh nghiệp. Giả sử, doanh nghiệp có quy định số ngày công hằng tháng là 28 thì tính như sau:

Lương thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/28) X Số ngày công thực tế​

  • Thuế TNCN: Nếu người lao động ký hợp đồng với công ty thì cần đóng phần thuế này với thời hạn từ 3 tháng trở lên.
  • Lương đóng bảo hiểm: Doanh nghiệp khấu trừ vào lương nhân viên theo từng loại bảo hiểm.
  • Thực lĩnh: Đây chính là phần lương chính thức mà nhân viên sẽ thực nhận vào cuối tháng. Lương thực lĩnh bao gồm tổng tất cả phần lương nêu trên trừ đi các khoản tạm ứng, bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.
Mẫu bảng lương nhân viênMẫu bảng lương phải bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết

>>>> Đừng Bỏ Qua: 3 cách quản lý lương nhân viên hiệu quả, hạn chế sai sót

2. Mẫu bảng lương nhân viên đơn giản

Sau đây là tổng hợp 8 mẫu bảng lương nhân viên đúng chuẩn nhất mà nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng.

Tải ngay 6 mẫu bảng lương cho nhân viên đơn giản nhất ngay tại đây

Mẫu 1: Mẫu phiếu lương cho từng nhân viên file word

Mẫu bảng lương nhân viênMẫu phiếu lương nhân viên file word

Mẫu 2: Mẫu bảng lương cho nhân viên đơn giản

mẫu bảng lương nhân viên nhà hàngMẫu bảng lương đơn giản

Mẫu 3: Mẫu bảng lương nhân viên file word

Mẫu bảng lương nhân viênFile word lương nhân viên

Mẫu 4: Bảng lương nhân viên văn phòng

Mẫu bảng lương nhân viênMẫu bảng lương nhân viên văn phòng

Mẫu 5: Mẫu bảng lương cho nhân viên bằng excel

Mẫu bảng lương nhân viênMẫu phiếu lương cho từng nhân viên excel

>>>> Đừng Bỏ Qua: Cách quy đổi lương Net sang Gross, Gross sang Net online 2023

3. Tải về mẫu bảng lương 3P Excel

Tính lương theo quy tắc 3P nhằm xác định thu nhập của nhân viên phòng kinh doanh. Quy tắc này dựa vào 3 yếu tố cơ bản gồm: Chức vụ, thành tích kinh doanh và năng lực cá nhân. Việc thiết kế mẫu bảng lương 3P Excel cũng dựa vào 3 yếu tố cốt lõi này.

Tải ngay: Tại đây

Mẫu bảng lương nhân viênMẫu bảng lương nhân viên Excel cơ bản

>>>> Tham Khảo Ngay: Mẫu quyết định tăng lương cho người lao động mới nhất [2023]

4. Mẫu thanh toán lương theo Thông tư 133

Mẫu thanh toán lương theo Thông tư 133 dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mẫu bảng lương này có nội dung chuẩn xác, giúp doanh nghiệp tối ưu nhất quy trình quản lý và kiểm soát lương thưởng.

Mời quý doanh nghiệp tải ngay: Tại đây

mẫu bảng lương 3p excelMẫu lương nhân viên theo Thông tư 133

5. File Excel thanh toán lương theo thông tư 200

Mẫu excel thanh toán lương theo thông tư 200 là mẫu số 02-LĐTL tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Mẫu này có nội dung dễ hiểu, chuẩn xác, giúp doanh nghiệp hiện nay thực hiện tốt công tác quản lý lương cho nhân viên.

Tải ngay: Tại đây

Mẫu bảng lương nhân viênMẫu lương nhân viên theo thông tư 200

6. Mẫu bảng lương công nhân

Mẫu bảng lương công nhân phải chuẩn xác và chi tiết nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt các khoản chi tiêu cũng như ổn định tình hình tài chính chung. Mời quý doanh nghiệp cùng tham khảo một số mẫu miễn phí ngay dưới đây.

Tải ngay: Tại đây

mẫu bảng lương nhân viên đơn giảnMẫu bảng lương công nhân cơ bản

7. Mẫu bảng lương nhân viên kinh doanh

Mẫu thanh toán lương cho nhân viên kinh doanh có nội dung đầy đủ, chi tiết về lương cơ bản, lương thưởng, thuế TNCN, bảo hiểm,...

Mời quý doanh nghiệp tải ngay file mẫu bảng lương cho nhân viên kinh doanh tại đây.

Mẫu bảng lương nhân viênMẫu bảng lương cho nhân viên kinh doanh

8. Mẫu bảng lương nhân viên file word

File word bảng lương nhân viên được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Mẫu bảng lương này chi tiết, dễ hiểu và dễ thao tác.

Truy cập để tải ngay file bảng lương nhân viên bằng word tại đây

mẫu bảng lương nhân viên đơn giảnMẫu lương nhân viên file word chi tiết

9. Thiết lập bảng lương tự động với Viindoo Payroll

Quản lý lương thưởng là một trong những nhiệm vụ cốt lõi tại bộ phận nhân sự. Nghiệp vụ này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc chung. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng các mẫu bảng lương nhân viên miễn phí đã cho thấy khá nhiều điểm bất cập như tốn thời gian, tính lương chưa chuẩn xác, thiếu minh bạch và dễ sai sót,...

Hiểu được khó khăn này, Viindoo cung cấp cho quý doanh nghiệp Phần mềm Quản lý Lương tự động - Viindoo Payroll. Đây sẽ là cánh tay phải đắc lực, giúp nhân sự HR và kế toán nâng cao hiệu suất làm việc cũng như giảm thiểu rủi ro khi quản lý tiền lương hàng tháng.

Viindoo Payroll là phần mềm quản lý lương nằm trong hệ sinh thái quản lý nhân sự của Viindoo HRM. Viindoo Payroll cung cấp các giải pháp toàn diện về quản lý nhân sự, chấm công và tính lương dành cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Tính năng nổi bật của Phần mềm Viindoo Payroll:

  • Tính lương tự động cho từng nhân viên và phòng ban tại doanh nghiệp
  • Tích hợp với ứng dụng kế toán, hỗ trợ ghi nhận bút toán công nợ, bút toán chi phí lương
  • Tích hợp với các ứng dụng Viindoo khác gồm Quản lý Chấm công, phần mềm quản lý chi tiêu, phần mềm Quản lý Tăng ca,...
Mẫu bảng lương nhân viênViindoo Payroll là phần mềm quản lý lương dành cho mọi doanh nghiệp

Với bài viết trên, Viindoo đã tổng hợp đầy đủ những mẫu bảng lương nhân viên được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nếu quý doanh nghiệp còn thắc mắc gì về phương thức quản lý lương nhân viên, đừng ngại liên hệ ngay cho Viindoo để được giải đáp.  

>>>> Tiếp Tục Với:

SEODO 21 tháng 4, 2023

SHARE THIS POST
Đăng nhập để viết bình luận


3 Mẫu thống kê nhu cầu tuyển dụng cho doanh nghiệp [2023]