khung năng lực là yếu tố quan trọng để phát huy tối đa nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Để làm được điều này thành công, doanh nghiệp cần có một quy trình thực hiện chặt chẽ và phù hợp. Trong bài viết dưới đây, Viindoo sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản về khung năng lực và quy trình triển khai.
1. Khung năng lực là gì?
Khung năng lực là một bảng tổng hợp những kiến thức, kỹ năng mà một nhân viên trong doanh nghiệp cần có để thực hiện tốt công việc. Việc sử dụng khung đánh giá năng lực sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về khả năng của nhân viên và có kế hoạch tối ưu hiệu quả nhất nguồn lực nhân lực trong tổ chức.
Xây dựng khung năng lực là phương pháp quản trị nhân lực hiệu quả được sử dụng phổ biến trong doanh nghiệp. Đây là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định nguồn lực hợp lý, lên các chiến lược tuyển dụng mới hay đào tạo nội bộ phù hợp.
Xây dựng khung năng lực là phương pháp quản trị nhân lực hiệu quả
Sau đây là 4 nhóm cấu trúc khung đánh giá:
- Xây dựng khung cấu trúc dựa trên vai trò của nhân sự trong công ty.
- Xây dựng khung cấu trúc dựa trên kỹ năng chuyên môn.
- Xây dựng cấu trúc dựa trên các năng lực hành vi.
- Xây dựng dựa trên những năng lực cốt lõi của nhân sự như làm việc nhóm, tin học văn phòng, giao tiếp, quản lý,.....
>>>> Tham Khảo Ngay: Phần mềm đánh giá nhân viên
2. Cách xây dựng khung năng lực cho nhân viên
2.1 Bước 1: Xác định mục đích rõ ràng
Bước đầu tiên trong việc xây dựng khung năng lực là xác định rõ ràng mục đích của việc này. Việc xây dựng khung cấu trúc năng lực có thể nhằm những mục đích như tuyển dụng, đánh giá nhân viên, lên kế hoạch đào tạo, hoạch định nguồn lực nhân lực,....
Mỗi mục đích sẽ khiến khung đánh giá năng lực trở nên khác nhau. Từ đó, việc xác định đúng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng khung cấu trúc năng lực phù hợp, chuẩn xác nhất.
2.2 Bước 2: Chuẩn hóa doanh nghiệp
Vấn đề thứ hai mà doanh nghiệp cần thực hiện để xây dựng khung năng lực hiệu quả là chuẩn hóa cơ cấu của tổ chức, sơ đồ tổ chức công ty, hệ thống các nhiệm vụ, chức năng của các vị trí cụ thể trong doanh nghiệp.
Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần thiết kế nhiệm vụ của từng vị trí công việc một cách khách quan, thống nhất một tên gọi chung của các đầu việc có cùng kết quả và đề ra những yêu cầu cụ thể của từng chức danh trong công ty.
Xác định cơ cấu tổ chức, phòng ban trong doanh nghiệp
2.3 Bước 3: Lên khung năng lực cho từng vị trí
Mỗi vị trí trong doanh nghiệp đều có những yêu cầu khác nhau về kỹ năng, kiến thức. Thiết lập khung năng lực nhân sự cụ thể cho từng vị trí là bước quan trọng để quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. Khi các năng lực cần thiết đã được xác định rõ, doanh nghiệp có thể phân bố nguồn lực hiệu quả và thực hiện việc đánh giá nhân sự nhanh chóng, chuẩn xác hơn.
Doanh nghiệp có thể kết hợp việc đánh giá bằng khung năng lực với các phương pháp đánh giá nhân viên mô hình ASK để có thể đánh giá hiệu quả và toàn diện hơn.
Xây dựng khung đánh giá năng lực cho từng vị trí
2.4 Bước 4: Triển khai, theo dõi và cải tiến
Sau khi hoàn tất việc lên khung năng lực cụ thể cho từng vị trí, các nhà quản trị cần tiến hành triển khai việc đánh giá nhân sự. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp biết được năng lực hiện có của nhân viên và khoảng cách với những yêu cầu được đặt ra. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
Đồng thời, môi trường kinh doanh trong thời đại số hóa hiện nay thay đổi không ngừng. Vì vậy, những yêu cầu về năng lực của nhân viên cũng cần được cập nhật, cải tiến không ngừng. Các doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá lại khung năng lực sau một khoảng thời gian và tiến hành cải tiến cho phù hợp với tốc độ phát triển của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh xung quanh.
Liên tục theo dõi, đánh giá và tối ưu khung năng lực
3. Khó khăn thường gặp khi xây dựng khung năng lực nhân sự
Việc xây dựng một khung năng lực nhân sự hoàn chỉnh là điều quan trọng của bất cứ doanh nghiệp nào mong muốn phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, doanh nghiệp phải đối mặt với không ít thách thức. Sau đây là những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi xây dựng khung đánh giá:
- Chưa xác định được rõ trình độ của doanh nghiệp nên đưa ra những bộ năng lực không phù hợp.
- Tham khảo khung cấu trúc năng lực của các doanh nghiệp khác nhưng sử dụng rập khuôn và không thay đổi cho phù hợp với tổ chức của mình.
- Không có những định hướng, mục tiêu phát triển cụ thể cho doanh nghiệp.
- Nhà quản trị thiếu kỹ năng, kinh nghiệm để xây dựng một bộ đánh giá năng lực hoàn thiện, tối ưu.
Việc xây dựng khung đánh giá năng lực của doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn
Để khắc phục những khó khăn này, doanh nghiệp có thể tìm kiếm đến những giải pháp công nghệ hiện đại. Điển hình là Phần mềm quản lý nhân sự - Phân hệ HR Skills Framework hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng khung năng lực tối ưu.
Thông qua việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp, Viindoo HR Skills Framework giúp các nhà quản trị lên kế hoạch xây dựng một khung năng lực cụ thể cho từng vị trí trong doanh nghiệp. Điều này hỗ trợ doanh nghiệp quản trị hiệu quả nguồn nhân lực và lấy điều này làm động lực cốt lõi để phát triển nhiều hơn trong tương lai.
Phần mềm Viindoo HRM - Viindoo HR Skills Framework
Phần mềm Quản lý Khung Kỹ năng Nhân sự, Lộ Trình Thăng Tiến
Quản lý có cái nhìn đẩy đủ về chất lượng nhân lực, theo dõi điểm mạnh hay khuyết thiếu để có kế hoạch bổ sung phù hợp.
Dùng thử Viindoo HR Skills Framework - không giới hạn tính năng ngay hôm nay!
DÙNG THỬ NGAY hoặc Nhận tư vấn
Khung năng lực đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Xây dựng khung cấu trúc năng lực hoàn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp quản lý nguồn nhân lực hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mong rằng qua bài viết này, Viindoo đã giúp doanh nghiệp của bạn tìm ra giải pháp tốt nhất để xây dựng bộ khung quản lý nhân sự tốt nhất.