Mô hình ASK thường được dùng để đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực của nhân viên gồm thái độ, kỹ năng và kiến thức. Vậy áp dụng mô hình này như thế nào cho hiệu quả? Làm sao để có thể đánh giá được năng lực nhân viên? Các doanh nghiệp hãy cùng tham khảo trong bài viết này cùng Viindoo nhé!
Mô hình ASK là gì? Ví dụ về mô hình ASK
Mô hình ASK được một nhà tâm lý học tên Benjamin Bloom tạo ra vào năm 1956 để tiêu chuẩn hóa quy trình đánh giá năng lực trong công việc. Mô hình đánh giá năng lực ASK là mô hình dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn có thể cấu thành năng lực của nhân viên trong doanh nghiệp gồm: Thái độ, kỹ năng và kiến thức.
- Thái độ - Attitude: Yếu tố này thể hiện thái độ và đạo đức của nhân viên trong công việc cũng như cách nhân viên phản ứng lại các sự việc xảy ra trong quá trình làm việc ở doanh nghiệp. Ví dụ: tính trung thực, tính hòa đồng,...
- Kỹ năng - Skill: Đây là yếu tố thể hiện năng lực của nhân viên trong việc chuyển hóa các kiến thức của bản thân thành các kỹ năng giúp ích trong công việc. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể đoán được nhân viên của mình có những kỹ năng mềm nào thông qua các hoạt động ngoại khóa mà nhân viên đã tham gia. Ví dụ: kỹ năng dẫn dắt, kỹ năng giao tiếp,...
- Kiến thức - Knowledge: Đây là yếu tố tạo nên năng lực tư duy của một cá nhân dựa trên sự hiểu biết của bản thân. Chúng ta có thể đạt được kiến thức thông qua các chương trình giáo dục và đào tạo hoặc thông qua các hoạt động trong đời thường và công việc. Ví dụ: kiến thức cơ bản của 12 năm học, kiến thức chuyên ngành, ngoại ngữ,...

Mô hình ASK gồm ba tiêu chí thái độ, kỹ năng, kiến thức.
Thông thường, trong các buổi tuyển dụng hoặc trong các buổi đánh giá cuối năm, các doanh nghiệp sẽ tạo nên một danh sách đánh dựa trên 3 yếu tố của mô hình ASK. Mục đích là để xác định được nhân viên có đáp ứng được các tiêu chuẩn chung về khung năng lực , văn hóa và nhu cầu phát triển của công ty hay không.
Một ví dụ tiêu biểu về việc áp dụng mô hình năng lực ASK vào ngành marketing:
- Kiến thức: Kiến thức chuyên ngành marketing, trình độ ngoại ngữ,...
- Kỹ năng: Kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, chỉn chu hoặc những kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và các kỹ năng phụ khác như thiết kế, viết bài,...
- Thái độ: Có thái độ cầu toàn, bình tĩnh và ham học hỏi cái mới.
>>>> Xem Thêm: 9+ mẫu bảng đánh giá nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp
Tầm quan trọng của việc áp dụng mô hình ASK trong doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, mô hình năng lực ASK có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ tìm kiếm và quản trị nguồn nhân lực. Các lợi ích này bao gồm:
Sàng lọc ứng viên tuyển dụng
Việc đánh giá năng lực ứng viên theo mô hình ASK sẽ giúp bộ phận HR sàng lọc ra được những nhân viên tiềm năng cho sự phát triển của công ty. Bộ phận nhân sự có thể sử dụng mô hình này để lên danh sách các yêu cầu liên quan đến kiến thức, kỹ năng và phẩm chất mà nhân viên cần phải đáp ứng. Từ đó, doanh nghiệp có thể chọn ra những ứng viên phù hợp nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian thay vì phải đi phỏng vấn từng người.
Ngoài ra, việc đưa ra các yêu cầu về năng lực cho vị trí tuyển dụng cũng sẽ giúp các ứng viên hiểu rõ hơn về văn hóa của công ty và từ đó hạn chế được các thí sinh không phù hợp ngay từ đầu. Ví dụ khi tuyển dụng nhân viên kế toán, doanh nghiệp cần ghi rõ ứng viên phải có kỹ năng giải quyết vấn đề, hoặc có kinh nghiệm trong các hoạt động liên quan đến thuế và các khoản bảo hiểm trợ cấp.

Sử dụng mô hình tam giác năng lực ASK giúp nhà tuyển dụng sàng lọc được ứng viên thích hợp.
Đánh giá ứng viên trong quá trình phỏng vấn
Ngoài việc sử dụng mô hình năng lực ASK để xây dựng bảng năng lực chọn lọc thí sinh, các nhân viên tuyển dụng cũng có thể tận dụng những tiêu chí này trong quá trình phỏng vấn để sàng lọc các ứng viên thêm một lần nữa. Việc xây dựng mô hình đánh giá chung sẽ góp phần tăng tính công bằng cho các ứng viên trong quá trình phỏng vấn.
Các doanh nghiệp thường đánh giá ứng viên dựa theo thang điểm từ 1 đến 5, từ đó chọn ra được những người xuất sắc để tiếp nhận vào làm việc. Việc sử dụng thang điểm và đánh giá năng lực theo mô hình ASK sẽ giúp doanh nghiệp quy chuẩn hóa được quá trình tuyển dụng của mình theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cho phép công ty tiếp xúc được với nguồn nhân lực dạng về văn hóa, chủng tộc,...

Mô hình tam giác năng lực ASK giúp đánh giá ứng viên công bằng hơn
Đánh giá năng lực nhân viên
Muốn doanh nghiệp phát triển bền vững thì nguồn nhân lực tài giỏi và tận tâm là không thể thiếu. Không chỉ được dùng khi tuyển dụng, mô hình ASK cũng có thể được dùng để đánh giá năng lực của các nhân viên trong các kỳ đánh giá theo quý hoặc theo năm. Từ đó, các đánh giá này sẽ là cơ sở để phát triển các kế hoạch bồi dưỡng thăng chức hoặc chi trả lương thưởng.

Mô hình này được dùng để đánh giá năng lực của các nhân viên trong các kỳ đánh giá.
>>>> Xem Thêm: Đánh giá 360 độ là gì? Quy trình triển khai phương pháp
Xây dựng quy trình onboarding và đào tạo trong nội bộ
Việc sử dụng mô hình đánh giá năng lực ASK để xác định những yêu cầu và năng lực cần thiết trong công việc sẽ giúp bộ phận nhân sự lên kế hoạch onboarding và đào tạo sao cho nhân viên có thể đạt được những năng lực đó. Ngoài ra, nếu nhân viên hiểu rõ được công ty đang có yêu cầu gì đối với bản thân thì sẽ sẽ dễ tiếp thu chương trình đào tạo nắm bắt được công việc nhanh chóng hơn.

Mô hình giúp xây dựng quy trình onboarding và kế hoạch đào tạo nội bộ.
>>>> Tìm Hiểu Chi Tiết: Onboarding là gì? Quy trình triển khai onboarding hiệu quả
Hỗ trợ đánh giá quá trình đào tạo
Thông thường các doanh nghiệp khi đưa ra các chương trình đào tạo sẽ chỉ tập chung chủ yếu vào kiến thức và kỹ năng, còn về thái độ của nhân viên trong công việc thì lại rất ít khi để ý. Mô hình năng lực ASK sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được chương trình đào tạo còn thiếu những tiêu chuẩn nào dựa theo 3 tiêu chí cốt lõi.

Mô hình giúp doanh nghiệp đánh giá sự hiệu quả của chương trình đào tạo.
Cách đánh giá năng lực nhân viên bằng mô hình ASK
Đánh giá thái độ
Đối với tiêu chí thái độ, các doanh nghiệp có thể đánh giá nhân viên của mình dựa theo thang đánh giá từ 1 đến 5 với các tiêu chuẩn như sau:
- Điểm 5: Nhân viên có tinh thần cầu tiến và ham học hỏi. Luôn quan tâm và luôn sẵn sàng các khóa đào tạo của công ty.
- Điểm 4: Nhân viên luôn cố gắng học hỏi và quyết tâm phát triển.
- Điểm 3: Nhân viên để ý đến chương trình đào tạo và nỗ lực tiếp thu thêm kiến thức cũng như cải thiện kỹ năng.
- Điểm 2: Nhân viên không quá để tâm đến chương trình đào tạo.
- Điểm 1: Nhân viên không có ý định tham gia đào tạo, không có định hướng phát triển.
Đánh giá kỹ năng
Đối với tiêu chí kỹ năng, các doanh nghiệp có thể đánh giá các nhân viên dựa theo thang điểm từ 1 đến 5 với các tiêu chuẩn như sau:
- Điểm 5: Nhân viên sở hữu các kỹ năng xuất sắc cho công việc, luôn mang lại kết quả tốt trong quá trình làm việc.
- Điểm 4: Nhân viên thành thạo các kỹ năng ở mức đủ tốt để hoàn thành công việc được giao.
- Điểm 3: Nhân viên có khả năng thực hành các kỹ năng đã học vào công việc.
- Điểm 2: Nhân viên có kỹ năng không quá tốt nhưng nỗ lực để học hỏi và phát triển.
- Điểm 1: Nhân viên mới bắt đầu học các kỹ năng.
Đánh giá kiến thức
Đối với tiêu chí kiến thức, doanh nghiệp có thể đánh giá nhân viên theo 5 mức độ sau đây:
- Điểm 5: Nhân viên có thể hiểu thấu đáo được toàn bộ nội dung của chương trình đào tạo.
- Điểm 4: Nhân viên có đủ kiến thức để trả lời các câu hỏi một cách đầy đủ và hợp lý.
- Điểm 3: Nhân viên có vừa đủ kiến thức để trả lời các câu hỏi nhưng không quá rõ ràng.
- Điểm 2: Nhân viên có kiến thức nhưng lại không trả lời được các câu hỏi trong quá trình đào tạo.
- Điểm 1: Nhân viên hầu như không sở hữu kiến thức chuyên ngành.
Nội dung bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về mô hình ASK cũng như cách áp dụng mô hình này vào các kỳ đánh giá năng lực của công ty. Viindoo hy vọng các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một thang đánh giá năng lực nhân viên đạt tiêu chuẩn và hiệu quả cao dựa theo mô hình năng lực ASK.