Doanh nghiệp đang muốn áp dụng nguyên tắc 4M trong sản xuất? Các doanh nghiệp không biết quy tắc 4M gồm những yếu tố nào và cách áp dụng, cải thiện ra sao? Bài viết dưới đây của Viindoo sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp hết tất cả các thắc mắc trên. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. 4M trong sản xuất là gì?
4M trong sản xuất là một quy tắc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh sản xuất với 4 yếu tố chính Materials, Man, Machine, Methods. Nguyên tắc này được Kaoru Ishikawa (triết lý gia người Nhật Bản) tạo ra. Việc áp dụng quy tắc 4M giúp doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân và giải pháp để nâng cao chất lượng, năng suất làm việc.
>>>> Xem thêm: Sản xuất hàng loạt: Định nghĩa, Chiến lược và cách thực hiện
>>>> Đọc Thêm Về: 7 nguyên tắc quản lý chất lượng trong ISO 9001:2015
Materials
Materials được hiểu là những nguyên vật liệu được dùng cho quá trình sản xuất. Để không gây gián đoạn quá trình sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu phải được đảm bảo cung cấp vừa đủ, không xảy ra tình trạng thiếu hoặc thừa, gây gián đoạn cho quá trình sản xuất. Ngoài ra, việc cung cấp đủ nguyên vật liệu còn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cần trả cho đầu vào, nâng cao doanh thu.
Cách áp dụng
Vì nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và chiếm khoảng 50% chi phí của việc sản xuất nên doanh nghiệp cần kiểm tra nghiêm ngặt về số lượng và chất lượng. Để áp dụng yếu tố này, doanh nghiệp cần phải giải quyết các vấn đề như:
- Xác định những nguyên vật liệu cần dùng cho quá trình sản xuất
- Số lượng nguyên vật liệu cần dùng
- Cách xử lý nguyên vật liệu sao cho hợp lý
- Cách xử lý sản phẩm tồn kho
- Sắp xếp nguyên vật liệu trong kho khoa học
>>>> Xem Thêm: 7 công cụ quản lý chất lượng là gì? Nội dung, mục đích sử dụng
>>> Tìm hiểu thêm:
- Quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất giúp hoạt động Chuỗi cung ứng
- Tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất: Tối ưu hóa bằng ứng dụng công nghệ
- Hao hụt nguyên vật liệu: Hướng dẫn quản lý hiệu quả cho Doanh nghiệp Sản xuất
Mệt mỏi vì quản lý nguyên vật liệu thủ công? Tự động hóa ngay bây giờ
- Tự động tính toán nguyên vật liệu cần thiết: chủng loại nào, khi nào cần, số lượng bao nhiêu v.v
- Giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm chi phí
- Cập nhật theo thời gian thực về việc sử dụng nguyên vật liệu và mức tồn kho
Cách cải thiện
Để cải thiện yếu tố Materials theo quy tắc 4M trong sản xuất, doanh nghiệp có thể thực hiện theo các cách sau:
- Xây dựng các điều kiện để kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu ở đầu vào
- Nhằm tránh rơi vào tình trạng cạn kiệt nguyên liệu, doanh nghiệp cần tìm kiếm, sáng tạo ra những nguyên vật liệu mới, có thể thay thế những nguyên vật liệu cũ. Ngoài ra, việc này còn có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường… tăng tính chuyên nghiệp và độ cạnh tranh của sản phẩm.
- Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về lịch sử và danh tiếng của nhà cung cấp trước khi lựa chọn hợp tác. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên lựa chọn hợp tác với các nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng để có thể tạo ra sản phẩm tốt nhất.
3. Man (Nguồn nhân lực)
Nguồn nhân lực được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quy tắc 4M trong sản xuất, có tác động trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm. Yếu tố này bao gồm tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, từ quản lý đến nhân viên. Nhìn chung, dù công nghệ có hiện đại, tiên tiến đến đâu thì con người vẫn là yếu tố điều khiển chúng, đóng vai trò thiết yếu.
Muốn có được nguồn nhân lực chất lượng thì doanh nghiệp cần chú trọng đến khâu tuyển dụng và đào tạo nội bộ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xây dựng quy trình chuyên nghiệp để thuận lợi cho việc quản lý.
Cách áp dụng
Man là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, muốn áp dụng yếu tố Man trong nguyên tắc 4M, doanh nghiệp cần phải giải quyết những vấn đề như:
- Xác định mục tiêu của công việc
- Tuyển dụng nhân sự có khả năng và tinh thần trách nhiệm cao, đem lại năng suất hiệu quả
- Xây dựng chính sách khen thưởng, xử lý nhân viên vi phạm
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần trả lời các câu hỏi như:
- Tiêu chí tuyển dụng cho các vị trí còn thiếu là gì?
- Thước đo hiệu quả công việc của nhân sự?
- Chính sách để giữ chân và thu hút nhân sự gắn bó với doanh nghiệp?
- Nên đào tạo, hướng dẫn công việc cho nhân sự mới như thế nào?
Mệt mỏi vì quản lý công nhân thủ công? Tự động hóa ngay bây giờ
- Theo dõi hiệu quả nhân công trong mỗi tổ, chuyền
- Lên lịch ca, theo dõi ca trống để xếp lịch hiệu quả
- Tối ưu giao tiếp, cộng tác giữa các tổ, phòng ban v.v
>>>> Xem Thêm: Poka Yoke là gì? Cách áp dụng Chống lỗi sai trong sản xuất
Cách cải thiện
Doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp sau đây để nâng cao yếu tố Man, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường như:
- Tổ chức các buổi đào tạo nội bộ để nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhân viên
- Phân bổ vị trí làm việc phù hợp: Nhà quản lý cần nắm bắt được năng lực của từng nhân viên, xác định điểm mạnh, yếu của họ để phân bổ vị trí làm việc phù hợp.
4. Machines (Thiết bị)
Machines được hiểu là khả năng mà doanh nghiệp đầu tư vào các trang bị, máy móc có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả làm việc. Doanh nghiệp luôn phải ngày càng nâng cao chất lượng của máy móc, đặc biệt là đối với các đơn vị sử dụng dây chuyền sản xuất tự động hóa.
Nếu không cập nhật các công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, doanh nghiệp sẽ không thể tạo ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến công tác bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị để tránh xảy ra vấn đề hư hỏng, gián đoạn quá trình sản xuất.
Cách áp dụng
Nếu trong quá trình sản xuất xảy ra các sự cố về máy móc thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ làm việc, doanh thu của doanh nghiệp. Do đó, khâu kiểm tra, bảo dưỡng máy móc là một công việc rất quan trọng trong nguyên tắc 4M trong quản trị sản xuất.
Để hạn chế các sự cố hư hỏng máy móc diễn ra, doanh nghiệp cần phải giải quyết các vấn đề như:
- Cách thức kiểm tra máy móc
- Bố trí và sử dụng máy móc phát huy tối đa năng suất làm việc
- Cách thức và thời gian bảo trì các loại máy móc
- Giao cho nhân viên đối với từng loại máy móc nhất định
- Sắp xếp, bố trí không gian đặt các loại máy móc để thuận tiện cho quá trình sử dụng
>>> Tìm hiểu thêm:
- Chỉ số OEE là gì? Hướng dẫn ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa hiệu suất
- Ứng dụng IoT trong sản xuất
Mệt mỏi vì quản lý máy móc thủ công? Tự động hóa ngay bây giờ!
- Theo dõi hiệu suất máy móc qua OEE, giảm thiểu downtime
- Lên lịch bảo trì, cảnh báo bảo trì dự đoán
- Tối ưu hóa việc sử dụng và hiệu quả của từng máy móc
Cách cải thiện
Các cách để cải thiện yếu tố Machines:
- Xây dựng kế hoạch bảo trì phù hợp: Thời gian gián đoạn công việc do máy móc hư hỏng sẽ làm giảm doanh thu, tăng chi phí vận hành… Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch bảo trì phù hợp không chỉ giúp tăng tuổi thọ của máy móc mà còn hạn chế tình trạng gián đoạn sản xuất diễn ra.
- Sử dụng các phần mềm quản lý sản xuất: Hiện nay, có rất nhiều phần mềm quản lý hiện đại, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác giám sát, bảo trì, dự báo hư hỏng của máy móc…
- Sử dụng các máy móc hiện đại: Sử dụng các máy móc hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài ra, đầu tư máy móc hiện đại còn góp phần tạo ra sản phẩm chất lượng với giá thành rẻ, phù hợp hơn.
5. Methods (Công nghệ - Phương thức)
Methods chính là việc sử dụng các phương pháp công nghệ, quản trị, sức lực trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp để tận dụng triệt để các lợi ích và nguồn lực, góp phần tăng năng suất, doanh thu của đơn vị.
Cách áp dụng
Để áp dụng yếu tố Methods, các nhân viên cần phối hợp nhịp nhàng với nhau để tạo ra sự đồng bộ trong khâu sản xuất. Ngoài ra, các nhà quản lý còn phải làm cho nhân viên nhận thức được rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm chính là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân sự.
Khi áp dụng Methods, doanh nghiệp cần giải quyết tốt các khía cạnh như:
- % xảy ra lỗi khi áp dụng các phương pháp
- Tính an toàn
- Hiệu quả của phương pháp
- Cách thức xây dựng biểu đồ để theo dõi quá trình thực hiện
- Tài liệu hướng dẫn để vận hành máy móc
Cách cải thiện
Cách thức để cải thiện yếu tố Methods:
- Xây dựng chiến lược chi tiết, rõ ràng, khoa học, xác định được các hoạt động cần làm để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Phân chia nhiệm vụ phù hợp cho từng nhân viên và bộ phận.
- Phân quyền cho từng nhân viên cụ thể
- Sử dụng các phần mềm quản trị: Công nghệ chính là cách tay đắc lực, hỗ trợ con người trong công tác quản trị. Việc sử dụng các phần mềm ERP còn giúp doanh nghiệp hoạch định quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. Những dữ liệu được sắp xếp khoa học cùng báo cáo chi tiết, trực quan thể hiện qua Dashboard sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra bức tranh kinh doanh tổng thể. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và nhanh chóng nhất.
Mệt mỏi vì quản lý sản xuất thủ công? Tự động hóa ngay bây giờ
- Giảm lãng phí nguyên vật liệu, đảm bảo đủ hàng kịp thời cho sản xuất đúng hạn
- Theo dõi hiệu suất, quản lý lịch làm việc để đảm bảo năng suất.
- Lên lịch bảo trì để duy trì máy móc hoạt động hiệu quả, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và nâng cao chất lượng sản xuất
Áp dụng nguyên tắc 4M trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí và đem lại doanh thu cao. Tuy nhiên, nhằm để có hiệu quả sản xuất cao nhất, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm Viindoo MRP - Giải pháp quản trị sản xuất toàn diện trong thời đại 4.0. Hãy liên hệ ngay đến hotline 0225 730 9838 để được Viindoo tư vấn chi tiết hơn về phần mềm này.
>>>> Tiếp Tục Với: