Biểu đồ Pareto là gì? Hiện nay Pareto là một dạng biểu đồ có thể đem lại những lợi thế phân tích lớn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng dạng biểu đồ này để phân tích chính xác các dữ liệu được thu thập. Hãy cùng Viindoo khám phá thêm về cách áp dụng biểu đồ Pareto thông qua nội dung bài viết sau đây.
1. Biểu đồ Pareto là gì?
Biểu đồ Pareto (Pareto Chart) là một dạng đồ thị hình cột với các cột số liệu được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Các số liệu trong đồ thị sẽ phản ánh lại các dữ liệu được thu thập một cách chân thực nhất, nhờ đó người dùng có thể xác định được vấn đề cần được giải quyết đang nằm ở đâu. Biểu đồ Pareto là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng hiệu quả.
2. Ý nghĩa của biểu đồ Pareto
Vậy thì, biểu đồ Pareto thường được dùng để làm gì? Biểu đồ Pareto có công dụng rất lớn trong việc quản trị doanh nghiệp, đầu tư nói chung cũng như phân tích thị trường nói riêng, bao gồm:
- Hỗ trợ phân loại các yếu tố và vấn đề quan trọng cần được ưu tiên giải quyết trước, giúp người dùng đánh giá và nâng cao hiệu suất công việc.
- Tối ưu hóa quá trình gia tăng năng suất.
- Quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp, đảm bảo dự đoán để có những giải pháp đúng đắn.
- Xác định hướng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.
Ý nghĩa của biểu đồ Pareto là gì?
>>>> Tìm Hiểu Thêm: Biểu đồ Phân tán là gì? Cách vẽ biểu đồ Scatter Diagram
3. Lợi ích của biểu đồ Pareto
Biểu đồ Pareto không chỉ mang lại lợi ích cho mỗi doanh nghiệp mà còn cho các cá thể trong một tổ chức từ lãnh đạo cho đến các nhân viên.
- Lợi ích đối với doanh nghiệp: Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phân bố tài chính và nguồn nhân lực, giúp định hướng công ty phát triển vững chắc. Ngoài ra, việc khoanh vùng các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết cũng giúp cho công ty giảm bớt được chi phí và thời gian trong khi vẫn nâng cao được hiệu suất công việc.
- Lợi ích đối với lãnh đạo: Biểu đồ Pareto giúp các nhà lãnh đạo nắm chắc được tình hình phát triển và hoạt động của doanh nghiệp.
- Lợi ích đối với nhân viên: Giúp xác định được các công việc cần phải giải quyết và xây dựng kế hoạch phân công rõ ràng, từ đó nâng cao hiệu suất trong quá trình hoạt động.
Biểu đồ Pareto mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cả các cá thể trong doanh nghiệp.
>>>> Tham Khảo Thêm: Biểu đồ nhân quả là gì? Cách xây dựng sơ đồ nhân quả
4. Hướng dẫn xây dựng và phân tích biểu đồ Pareto
Sau khi đã hiểu rõ tường tận "Biểu đồ Pareto là gì?" và lợi ích, ý nghĩa của biểu đồ này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cách vẽ biểu đồ Pareto.
Để biểu đồ Pareto có thể phản ánh các dữ liệu một cách chân thực nhất thì quá trình vẽ biểu đồ cần phải được thực hiện cẩn thận. Sau đây là ví dụ vẽ biểu đồ Pareto với các hình ảnh minh họa chi tiết:
4.1 Cách vẽ biểu đồ Pareto
Để biểu đồ Pareto có thể phản ánh các dữ liệu một cách chân thực nhất thì quá trình vẽ biểu đồ cần phải được thực hiện cẩn thận. Sau đây là các bước vẽ một biểu đồ Pareto với các hình ảnh ví dụ minh họa.
Bước 1: Tạo một bảng số liệu gồm các vấn đề hiện có với số lần xuất hiện tương ứng:
Bảng số liệu gồm các vấn đề với số lần xuất hiện tương ứng
Bước 2: Sắp xếp các vấn đề theo thứ tự giảm dần dựa vào số lần vấn đề xuất hiện
Sắp xếp các vấn đề theo thứ tự giảm dần.
Bước 3: Tính giá trị tỷ lệ tích lũy cho mỗi vấn đề
Công thức tính giá trị tích lũy là:
Tích lũy vấn đề x = Tích lũy vấn đề x-1 + Vấn đề x
Khi áp dụng vào bảng số liệu ta sẽ có:
- Tích lũy vấn đề 2 = Vấn đề 2 = 2607
- Tích lũy vấn đề 1 = Tích lũy vấn đề 2 + Vấn đề 1 = 2607 + 1003 = 3610
Lần lượt kết quả cuối cùng sẽ là:
Tính giá trị tích lũy của từng vấn đề
Bước 4: Tính phần trăm tích lũy cho mỗi vấn đề
Vì biểu đồ Pareto sử dụng số liệu phần trăm để phản ánh dữ liệu thu thập được nên bạn cần phải tính phần trăm tích lũy cho mỗi vấn đề theo công thức sau:
% Vấn đề 1 = (Tích lũy 1/Tổng số tích lũy) x 100%
Ví dụ:
% Vấn đề 1 = (3610/4802) x 100% = 75%
Sau khi tính số liệu phần trăm ta sẽ có kết quả như sau:
Tính phần trăm tích lũy của từng vấn đề
Bước 5: Tiến hành vẽ biểu đồ Pareto
Cách để tạo biểu đồ Pareto sẽ được tiến hành theo các bước sau
- Chọn phần dữ liệu để vẽ đồ thị là các cột Vấn đề, Số lần và %Tích lũy
- Chọn Insert (chèn) → Charts (đồ thị) → Stacked column (Dạng đồ thị cột xếp chồng 2D)
Trước tiên phải tạo biểu đồ cột với dạng đồ thị cột xếp chồng.
Sau khi chọn sẽ hiển thị biểu đồ như sau
Biểu đồ Pareto dạng cột chồng.
Tiếp theo thực hiện chuyển cột tích lũy thành dạng đồ thị tuyến tính bằng cách bấm click chọn biểu đồ và bấm chuột phải, sau đó chọn Change Chart Type, chọn mục combo và đổi cột tích lũy thành dạng đồ thị Line (đồ thị tuyến tính).
Thực hiện thay đổi cột %Tích lũy thành dạng đồ thị tuyến tính (Line).
Sau khi đổi, biểu đồ của chúng ta sẽ có dạng như sau
Biểu đồ gồm đồ thị dạng cột (Column) và đồ thị tuyến tính (Line)
Tiếp theo tách thang tỉ lệ của mục %Tích lũy sang trục bên phải bằng cách Click chọn đồ thị Line → Bấm chuột phải → chọn Format Data Series → Secondary Axis
Tách thang tỉ lệ cho đồ thị %Tích lũy
Sau khi thực hiện thao tác biểu đồ của chúng ta sẽ có dạng như sau.
Kết quả sau khi thực hiện thao tác.
Bước tiếp theo sẽ là tiến hàng điều chỉnh giá trị max và min của hai cột đồ thị. Trong đó trục phía bên trái sẽ có giá trị Max là tổng số lần xuất hiện các vấn đề và giá trị Min là 0, còn trục phía bên phải sẽ có giá trị Max là 100% và giá trị Min là 0%. Điều chỉnh giá trị bằng cách chọn các trục trái phải → bấm chuột phải → chọn Format Axis.
Bước tiếp theo là điều chỉnh giá trị cho cả hai trục tung.
Bước tiếp theo chúng ta sẽ kéo một đầu đồ thị tuyến tính về 0 bằng cách chèn thêm một hàng có giá trị 0% vào bảng dữ liệu. Sau đó chọn đồ thị → click chuột phải → Select Data → chọn mục %Tích lũy → Edit → Chọn lại dải dữ liệu.
Các vấn đề nằm bên trái của đường thẳng sẽ gây ra đến 80% hậu quả.
Tiếp theo bạn có thể điều chỉnh lại cách trình bày của đồ thị sao cho sinh động và trực quan hơn với các phương pháp sau:
- Chọn vào từng biểu đồ và click chuột phải → Add data label để hiển thị các số liệu.
- Tăng độ rộng của cột bằng cách click chuột phải vào cột → Chọn Format Data Series → Gap Width = 0.
- Căn chỉnh đồ thị cột và đường sao cho cả hai đồ thị tương quan với nhau bằng cách bấm chọn đồ thị → Layout → Axes → Secondary Horizontal. Bấm chuột phải vào dòng tên cột bên trên, chọn Format Axis → Axis Position → On tick marks. Sau đó chọn Labels → Labels Position → None.
Sau khi thực hiện các bước vẽ biểu đồ trên, chúng ta sẽ có các kết quả như sau:
Các vấn đề nằm bên trái của đường thẳng sẽ gây ra đến 80% hậu quả.
>>>> Tìm Hiểu Về: Mô hình Servqual là gì? 10 thành phần cơ bản của Servqual
4.2 Phân tích Pareto Chart
Khi phân tích biểu đồ Pareto chúng ta sẽ sử dụng quy tắc biểu đồ Pareto 80/20 nghĩa là 20% vấn đề dẫn đến 80% hậu quả. Cách để phân tích biểu đồ sẽ được thực hiện như sau:
- Từ trục tung phần trăm bên phải chúng ta kẻ một đường thẳng bắt đầu từ vị trí 80% đến khi chạm đồ thị Line.
- Từ vị trí hai đường chạm nhau chúng ta tiếp tục vẽ một đường thẳng vuông góc với trục hoành.
Khi hoàn thành chúng ta sẽ có được biểu đồ như sau.
Các vấn đề nằm bên trái của đường thẳng sẽ gây ra đến 80% hậu quả.
Từ đây ta có thể suy ra rằng những vấn đề nào nằm phía bên trái của đường thẳng vuông góc với trục hoành sẽ gây ra đến 80% hậu quả và cần phải được ưu tiên giải quyết trước.
5. Ứng dụng của Pareto Chart
Biểu đồ Pareto thường được dùng trong việc phân tích các sự kiện đa yếu tố và xác định mức ảnh hưởng của yếu tố đó. Việc sử dụng biểu đồ Pareto giúp chọn ra được các vấn đề nào cần được ưu tiên tiến hành giải quyết và hỗ trợ người dùng quản lý công ty một cách hiệu quả nhất.
Rất nhiều doanh nghiệp lâm vào trường hợp đã tìm ra được các vấn đề lớn nhất và các nguyên nhân gây ra vấn đề nhưng lại không biết bắt đầu giải quyết từ đâu. Việc lập một biểu đồ Pareto sẽ giúp các doanh nghiệp cắt giảm được các yếu tố thừa thãi và khoanh vùng được các vấn đề quan trọng. Từ đó, việc này sẽ tối ưu hóa kế hoạch phân bố nguồn lực, giúp giảm chi phí và thời gian.
Sử dụng biểu đồ Pareto giúp chọn ra được các vấn đề nào cần được ưu tiên tiến hành giải quyết.
Ngoài ra đồ thị này cũng có thể sử dụng như một công cụ truyền đạt thông tin hiệu quả đến cấp trên hoặc các nhà đầu tư. Với cách hiển thị số liệu trực quan theo biểu đồ, các lãnh đạo sẽ hiểu rõ hơn về lý do cho các phương hướng phát triển doanh nghiệp của bạn.
Nội dung bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin cho câu hỏi biểu đồ Pareto là gì, ý nghĩa biểu đồ Pareto cũng như cách vẽ biểu đồ Pareto một cách chính xác. Viindoo hy vọng những thông tin được chia sẻ này sẽ hữu ích trong quá trình phát triển doanh nghiệp.