Quản trị rủi ro là gì? 9 thành phần và quy trình quản trị rủi ro DN

Quản trị rủi ro là vấn đề quan trọng và cấp thiết mà mọi doanh nghiệp cần lưu tâm, đặc biệt là thị trường kinh doanh đầy biến động hiện nay. Vậy quản lý rủi ro mang lại lợi ích gì? Làm thế nào để quản trị rủi ro hiệu quả? Câu trả lời sẽ được tìm thấy trong bài viết dưới đây của

1. Quản trị rủi ro là gì?

Rủi ro là những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai khiến doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu của mình. Như vậy, quản trị rủi ro (ERM) là một quy trình nghiêm ngặt bao gồm nhận diện, đánh giá, giám sát và giảm thiểu các sự kiện có thể mang đến cho doanh nghiệp những rủi ro và khó khăn.

quy trình quản trị rủi roQuản trị rủi ro

>>>> Đọc Thêm Về: Quản trị sự thay đổi là gì? Quy trình và mô hình quản trị hiệu quả

2. 8 thành phần của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

2.1 Môi trường bên trong

Môi trường bên trong của một công ty là bầu không khí và văn hóa doanh nghiệp. Môi trường nội bộ có thể được thiết lập bởi quản lý cấp trên hoặc hội đồng quản trị và được truyền đạt trong toàn tổ chức. Văn hóa tổ chức thường được phản ánh thông qua hành động của tất cả nhân viên.

Yếu tố môi trường bên trong rất quan trọng trong quản trị rủi ro, vì yếu tố này có thể định hình cách thức quản lý, đánh giá và phát hiện các rủi ro. Một môi trường bên trong tốt, tập trung vào năng lực quản trị, các chính sách và quy trình và văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt hơn và giảm thiểu tổn thất.

Môi trường bên trong doanh nghiệp liên quan đến việc quản trị rủi ro thường bao gồm các yếu tố như:​

  • Năng lực quản trị: Khả năng và kinh nghiệm của lãnh đạo và nhân viên khi quản lý rủi ro.
  • Các chính sách và quy trình: Các chính sách và quy trình được thiết kế để phát hiện, đánh giá và quản lý rủi ro.
  • Các thông tin quản trị: Các dữ liệu, thông tin và báo cáo được sử dụng để quản lý và đánh giá rủi ro.
  • Văn hóa doanh nghiệp: Những giá trị, tín ngưỡng và hành động của doanh nghiệp và nhân viên đối với việc quản lý rủi ro.

Có thể nói, các yếu tố môi trường bên trong xây dựng và hình thành nên triết lý quản trị rủi ro của cả doanh nghiệp.

quy trình quản trị rủi roMôi trường bên trong

>>>> Đọc Thêm Về: Quy trình kinh doanh là gì? Cách vẽ sơ đồ quy trình kinh doanh

2.2 Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài là những nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố phổ biến có ảnh hưởng mạnh mẽ như:

  • Thị trường: Sự biến động của thị trường, sự thay đổi về nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể làm tăng nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp.
  • Luật pháp: Sự thay đổi về các quy định pháp luật có thể ảnh hưởng đến hoạt động và năng lực của doanh nghiệp trong phát hiện và quản lý rủi ro.
  • Kinh tế: Tình trạng kinh tế toàn cầu và trongg nước có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Xã hội và môi trường: Những thay đổi trong xã hội và môi trường tự nhiên có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Những yếu tố này doanh nghiệp không kiểm soát được nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của chính tổ chức. Vì vậy, kiểm soát được sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài cũng chính là quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

2.3 Mục tiêu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp luôn luôn phải có ý thức thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp. Mục tiêu này nên được thiết lập để hỗ trợ hoàn thành sứ mệnh kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Những mục tiêu được thiết lập này phải phù hợp với định hướng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp thiết lập một kế hoạch kinh doanh tham vọng phải nhận thức rằng công ty phải đối mặt với những rủi ro cả bên trong và bên ngoài lớn hơn so với những mục tiêu nhỏ.

quy trình quản trị rủi roMục tiêu doanh nghiệp

2.4 Sự kiện

Các sự kiện tích cực có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động một công ty. Ngược lại, một sự kiện tiêu cực có thể dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong quy trình quản trị rủi ro, doanh nghiệp cần xác định những lĩnh vực kinh doanh quan trọng và các sự kiện có liên quan mà có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Những sự kiện có rủi ro này có thể tạo nên những thách thức không nhỏ cho các nhà quản trị doanh nghiệp như thiên tai khiến các văn phòng kinh doanh đóng cửa hay thay đổi trong quy định của chính phủ khiến sản phẩm của doanh nghiệp bị cấm lưu hành.

2.5 Đánh giá rủi ro

Ngoài việc nhận thức được những gì có thể xảy ra, khuôn khổ quản trị rủi ro còn bao gồm chi tiết bước đánh giá rủi ro bằng cách hiểu được xác suất xảy ra và những ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có thể đánh giá rủi ro một cách đầy đủ và chính xác, họ có thể chuẩn bị các kế hoạch và giải pháp trước khi các rủi ro xảy ra, giúp giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo sự phát triển cho doanh nghiệp. 

quy trình quản trị rủi roĐánh giá rủi ro

>>>> Xem Thêm: Chi phí ẩn là gì? Ví dụ, cách tính và cắt giảm chi phí ẩn

2.6 Ứng phó rủi ro

Một công ty có thể ứng phó với rủi ro theo bốn cách sau:

  • Né tránh rủi ro: Điều này dẫn đến việc công ty từ bỏ hoạt động gây ra rủi ro vì công ty thà từ bỏ lợi ích của hoạt động đó hơn là gánh chịu hậu quả xấu có thể xảy ra. Một ví dụ về tránh rủi ro là một công ty đóng cửa một dòng sản phẩm và ngừng bán một loại hàng hóa cụ thể.
  • Giảm thiểu rủi ro: Cách này là việc công ty tiếp tục tham gia vào hoạt động nhưng nỗ lực giảm thiểu khả năng xảy ra hoặc mức độ rủi ro. Một ví dụ về giảm thiểu rủi ro là một công ty giữ cho dòng sản phẩm lưu hành nhưng đầu tư nhiều hơn vào kiểm soát chất lượng hoặc hướng dẫn người tiêu dùng về cách sử dụng.
  • Chia sẻ rủi ro: Công ty tiếp tục tham gia vào hoạt động nhưng sử dụng một bên thứ ba độc lập để chia sẻ khoản rủi ro. Một ví dụ về chia sẻ rủi ro là mua một chính sách bảo hiểm .
  • Chấp nhận rủi ro: Điều này dẫn đến việc công ty sẽ phân tích các hậu quả tiềm ẩn có thể xảy ra với rủi ro đó và xác định xem có thể chấp nhận các kết quả đó không.

2.7 Các hành động kiểm soát

Các hoạt động kiểm soát trong việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm các hoạt động nhằm giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại của các rủi ro. Việc này bao gồm các hành động như: Thiết lập các chính sách, quy trình và thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá và giám sát để phát hiện và xử lý các rủi ro một cách hiệu quả.

Nếu các hoạt động kiểm soát được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, doanh nghiệp có thể giảm thiểu những thiệt hại và chi phí không đáng có do các rủi ro gây ra, cũng như nâng cao khả năng giữ vững vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

2.8 Thông tin và giao tiếp

Yếu tố thông tin và giao tiếp trong quản trị rủi ro là quá trình truyền tải thông tin và tương tác giữa các bên để đảm bảo thông tin đến đúng thời điểm, đúng đối tượng và đúng cách thức. Điều này giúp các quyết định về rủi ro được đưa ra một cách nhanh chóng và chính xác, giảm thiểu rủi ro và góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

3. Lợi ích của quản trị rủi ro cho doanh nghiệp

Quản trị rủi ro mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, chẳng hạn:

  • Tăng sự đúng đắn cho các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Hạn chế sự lãng phí khi đầu tư.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động đối mặt và phản ứng lại những rủi ro.
  • Giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh.

4. Quy trình quản trị rủi ro

4.1 Nhận diện rủi ro

Đây là bước đầu tiên trong một quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định được những rủi ro gặp được trong quá trình hoạt động của chính mình. Rủi ro được phân thành nhiều loại, cụ thể:

  • Rủi ro môi trường.
  • Rủi ro về pháp lý.
  • Rủi ro trong môi trường kinh doanh,...

Doanh nghiệp cần xác định được nhiều rủi ro gặp phải nhất có thể. Nếu doanh nghiệp có hệ thống quản trị rủi ro hoàn chỉnh, những thông tin về điều này được trực tiếp nhập vào hệ thống. Phương pháp này có ưu điểm là những bên có liên quan có quyền truy cập vào hệ thống có thể biết được những rủi ro có thể xảy ra.

Nhờ hệ thống này, bất cứ thành viên nào có liên quan cũng có thể dễ dàng truy cập vào mà không cần phải khóa vào trong một báo cáo thông qua email.

quy trình quản trị rủi roNhận diện rủi ro

4.2 Phân tích rủi ro

Bước tiếp theo sau khi đã xác định được rủi ro là phân tích. Doanh nghiệp phải xác định được mối liên hệ giữa những rủi ro có thể xảy ra cùng với những khía cạnh khác nhau trong tổ chức.

Doanh nghiệp cần phải xác định được có bao nhiêu chức năng kinh doanh bị ảnh hưởng bởi rủi ro. Điều này giúp doanh nghiệp biết được mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động của tổ chức. Một số rủi ro có thể khiến doanh nghiệp gặp phải nhiều nguy cơ nghiêm trọng nếu xảy ra, trong khi một số khác chỉ gây nên một vài phiền toái nhỏ.

quy trình quản trị rủi ro
Phân tích rủi ro

4.3 Đánh giá và xếp hạng mức độ ưu tiên của rủi ro

Doanh nghiệp cần đánh giá và xếp hạng được mức độ ưu tiên của rủi ro để lựa chọn giải pháp quản trị phù hợp. Những rủi ro gây ra những bất tiện nhỏ được đánh giá ở mức độ thấp. Đồng thời, những rủi ro gây ảnh hưởng sâu nặng, tạo ra những hậu quả nặng nề được đánh giá ở mức độ cao nhất.

quy trình quản trị rủi ro
Đánh giá rủi ro

Mặt khác, việc đánh giá này có thể giúp nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về bức tranh tổng thể trong mức độ rủi ro của tổ chức. Một số rủi ro ở mức độ thấp có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp những không cần có sự can thiệp, giải quyết của cấp trên. Ngược lại, chỉ cần một rủi ro ở mức độ cao cũng yêu cầu phải có sự vào cuộc của ban quản lý.

Việc đánh giá rủi ro được thực hiện theo 2 cách chính là định tính và định lượng.

  • Đánh giá định tính: Hầu hết các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải đều không thể định lượng được. Ví dụ như doanh nghiệp không thể định lượng được rủi ro về thiên tai một cách tổng thể mà chỉ có thể đánh giá thông qua một số khía cạnh nhất định. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo tính khách quan, chính xác trong quá trình đánh giá định tính rủi ro toàn doanh nghiệp.
  • Đánh giá định lượng: Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá những rủi ro về mặt tài chính. Nguyên nhân là do lĩnh vực tài chính tập trung vào xử lý những con số như tiền, lãi suất, chiết khấu,... Đánh giá định lượng được đánh giá là khách quan và dễ tự động hóa hơn định tính. 

4.4 Xác định cách thức giải quyết rủi ro

Sau khi đánh giá được mức độ rủi ro, doanh nghiệp cần xác định cách thức giải quyết phù hợp. Sau đây là một số phương pháp giải quyết mà doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • Chuyển giao rủi ro.
  • Ngăn ngừa, giảm bớt thiệt hại.
  • Chấp nhận rủi ro.
  • Né tránh rủi ro.

4.5 Liên tục theo dõi và đánh giá rủi ro

Một khi các quy trình quản trị rủi được áp dụng, doanh nghiệp phải đảm bảo quy trình được tuân thủ một cách chặt chẽ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần luôn theo dõi, đánh giá rủi ro.

quy trình quản trị rủi roLiên tục theo dõi và đánh giá rủi ro

Thông qua bài viết trên, những thông tin cơ bản về quản lý rủi ro đã được tổng hợp một cách chi tiết. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin này của Viindoo sẽ giúp bạn xây dựng quy trình quản trị rủi ro hiệu quả.

>>>> Tiếp Tục Với:

Quản trị rủi ro là gì? 9 thành phần và quy trình quản trị rủi ro DN
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Anh Thư 16 tháng 3, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY