ENGLISH WEBINAR | Inventory Optimization in Retail Omnichannel

Mô hình Canvas là gì? Ví dụ và cách vẽ mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình canvas hoạch định chiến lược cho toàn bộ hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thực hiện các kế hoạch kinh doanh nhằm mục tiêu phát triển và ổn định tài chính. Hãy cùng Viindoo tìm hiểu kỹ hơn về mô hình ngay trong bài viết này.

1. Mô hình Canvas là gì?

Mô hình Canvas là một công cụ xây dựng mô hình kinh doanh trực quan hiện đại thường được các nhà quản lý chiến lược sử dụng. Canvas cung cấp một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp qua 9 yếu tố chính và cực kì hữu dụng khi doanh nghiệp cần phân tích so sánh về tác động của gia tăng đầu tư lên bất kì nhân tố nào.

Ngoài ra, mô hình kinh doanh Canvas còn cung cấp cho các nhà quản trị một ngôn ngữ chung để qua đó họ có thể đánh giá lại quy trình hiện tại và áp dụng những thay đổi mới vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mình.

>>>> Tìm Hiểu Về: Quản trị doanh nghiệp là gì? 14 nguyên tắc trong quản trị DN

2. Vì sao cần sử dụng Business Model Canvas?

Rất nhiều công ty khởi nghiệp thất bại vì các doanh nhân đặt trọn niềm tin vào khái niệm sản phẩm mà doanh nghiệp họ tạo ra. Khi họ dồn sức tạo ra sản phẩm này, họ không xem xét sâu về mô hình kinh doanh mà công ty họ sẽ đi theo.

Không chỉ vậy, có nhiều trường hợp công ty khởi nghiệp phát triển quá nhiều các sản phẩm/dịch vụ mũi nhọn mà không thực sự cân nhắc đến tính liên quan, nguồn lực và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự phí phạm trong nguồn lực và thời gian.

Các công ty khởi nghiệp thường thành công nếu không lao vào thị trường với ý tưởng ban đầu, thay vào đó các sản phẩm và dịch vụ trải qua nhiều lần phát triển lặp lại cho tới phiên bản cuối. Các tổ chức sẽ bền vững hơn nếu họ xem xét các mô hình kinh doanh trước khi quyết định chọn một mô hình cụ thể.

  • BMC giúp các công ty hình dung và định vị các mô hình hình kinh doanh của họ để tăng trưởng và đổi mới tổ chức.
  • BMC giúp quá trình đổi mới từ lý thuyết sang lập kế hoạch.
  • BMC giúp định nghĩa ý tưởng và gắn kết với tất cả các bên liên quan.
  • BMC giúp tạo ra một ý tưởng phù hợp.
  • BMC giúp đổi mới doanh nghiệp.

3. 9 yếu tố chính trong mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình kinh doanh Canvas giúp doanh nghiệp phân tích tình hình tài chính và tìm ra phương thức tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình kinh doanh Canvas mẫu gồm:

3.1 Phân khúc khách hàng (Customer Segment)

Phân khúc khách hàng là phạm vi khách hàng hay thị trường mà doanh nghiệp hướng đến để cung cấp dịch vụ và sản phẩm. Nhóm khách hàng này được phân khúc theo những tiêu chí như thói quen, sở thích, thị hiếu,... Phân khúc khách hàng được chia ra làm 5 thị trường nhỏ gồm có:

  • Thị trường hỗn hợp.
  • Thị trường phổ quát.
  • Thị trường đa dạng phân khúc. Nghĩa là thị trường kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau.
  • Thị trường đa dạng tệp khách hàng.
  • Thị trường ngách.  

Sau khi doanh nghiệp đã xác định thị trường mục tiêu hướng đến phân khúc khách hàng tiềm năng. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc đến các yếu tố hành vi, nhân khẩu học, sở thích…của khách hàng tiềm năng. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể hiểu rõ được khách hàng và đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm hợp lý nhất.

Businesses target suitable segments

Doanh nghiệp xác định khách hàng mục tiêu bằng việc phân khúc khách hàng

>>>> Xem Thêm: Phân loại khách hàng là gì? Nguyên tắc và cách phân nhóm

3.2 Đề xuất giá trị (Value Propositions)

Đề xuất giá trị mô tả những mục tiêu mà sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng. Đây cũng chính là lý do để doanh nghiệp có thể thu hút và thuyết phục khách các đối tượng khách hàng chi trả để trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đây là 11 giá trị được đề xuất mà mỗi sản phẩm của doanh nghiệp có thể hướng đến:

  • Thiết kế độc đáo và đẹp.
  • Những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được sản xuất mới hoàn toàn.
  • Có hiệu quả cao khi sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Cá nhân hóa theo nhu cầu của mỗi người.
  • Thương hiệu của sản phẩm
  • Tối ưu chi phí trong quá trình tạo ra sản phẩm.
  • Giá bán hợp lý.
  • Hạn chế tối đa những rủi ro.
  • Đáp ứng được các yêu cầu cần thiết, và hỗ trợ tốt công việc của khách hàng.
  • Dễ dàng mua bán và tiếp xúc với sản phẩm.
  • Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng nhanh chóng.
Value proposition refers to the goals of the products provided

Đề xuất giá trị đề cập những mục tiêu của sản phẩm cung cấp cho khách hàng

3.3 Kênh phân phối (Channels)

Kênh phân phối là các kênh mà doanh nghiệp dùng để tiếp xúc và tương tác với khách hàng. Thông qua kênh phân phối, doanh nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng mong muốn. Kênh phân phối còn là hình thức phổ biến để đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.  

Có 2 hình thức kênh phân phối phổ biến đó là kênh phân phối trực tiếp (đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp, điểm bán hàng trực tiếp, các trang bán hàng trên mạng,...) và kênh phân phối gián tiếp (các đại lý, cửa hàng của đối tác).

Distribution channels bring goods and services to customers

Kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ đến tay khách hàng

3.4 Mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationships)

Mối quan hệ với khách hàng chính là kết quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đã xây dựng với phân khúc khách hàng của mình. Doanh nghiệp nên làm thế nào để thu hút những khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ. Sau đây là một số phương thức để doanh nghiệp xây dựng quan hệ với người tiêu dùng của mình:

  • Cùng tham gia đóng góp sáng tạo với tổ chức doanh nghiệp.
  • Tự phục vụ.
  • Các khách hàng quen thuộc.
  • Các khách hàng VIP, được hưởng những quyền lợi và hỗ trợ riêng.
Businesses must build relationships with customers

Doanh nghiệp phải thường xuyên tạo dựng mối quan hệ với khách hàng

3.5 Dòng Doanh thu (Revenue Streams)

Dòng doanh thu là dòng tiền trong doanh nghiệp, thể hiện nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ khách hàng mục tiêu của mình. Dòng doanh thu chính là yếu tố mà các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư quan tâm nhất. Gồm có 6 phương pháp giúp tạo nên luồng doanh thu:

  • Nhượng quyền.
  • Phí sử dụng trong 1 lần.
  • Bán các tài sản của doanh nghiệp.
  • Thuê bao theo thời gian.
  • Cho thuê các chương trình quảng cáo.
  • Chiết khấu.
Revenue streams represent the company's source of profits

Dòng doanh thu thể hiện nguồn lợi nhuận của công ty

3.6 Các hoạt động chính (Key Activities) 

Đây là những hoạt động quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải thực hiện để có thể duy trì hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo sự thành công cho mô hình Canvas. Các hoạt động chính bao gồm 3 yếu tố chính:

  • Các hoạt động sản xuất.​
  • Triển khai các chính sách.
  • Xây dựng nền tảng kinh doanh.
Key activities are the most important factors to maintain smooth operations.

Các hoạt động chính là yếu tố quan trọng nhất để duy trì hoạt động của công ty

3.7 Nguồn lực chính (Key Resources)

Mô tả những nguồn lực chính để doanh nghiệp có thể đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh. Gồm có 4 yếu tố được xem là nguồn lực chính của công ty:

  • Con người.
  • Tiền bạc (Tài chính).
  • Tri thức.
  • Cơ sở vật chất, máy móc.
The main resource is the driving force for the business to implement its business plans

Nguồn lực chính là động lực để doanh nghiệp triển khai các kế hoạch kinh doanh

3.8 Quan hệ đối tác chính (Key Partners)

Mô tả mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác chính để giúp cho việc thực hiện kinh doanh được phát triển tốt nhất. Quan hệ đối tác bao gồm 4 cách thức dưới đây:

  • Hợp tác cả hai bên cùng phát triển.
  • Liên minh.
  • Liên doanh.
  • Quan hệ sản xuất và nhà cung cấp nguyên vật liệu.
Relationship with key partners

Mối quan hệ giữa công ty với các đối tác chính

3.9 Cấu trúc Chi phí (Cost Structure)

Cấu trúc chi phí mô tả toàn bộ những chi phí cần thiết để có thể duy trì các hoạt động kinh doanh. Đây cũng là số tiền mà mỗi tổ chức phải chi trả để vận hành doanh nghiệp. Cấu trúc chi phí sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá trị sản phẩm và dịch vụ. Có hai phương pháp định giá bao gồm:

  • Định giá theo giá trị sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Định giá theo chi phí sản xuất.

Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí:

  • Chi phí cố định: Chi phí không biến đổi trong mỗi giai đoạn sản xuất.
  • Chi phí dao động: Tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất.
  • Tính kinh tế của quy mô sản xuất: Khi sản lượng được nâng cao thì sẽ giảm giá bán.
  • Phạm vi hoạt động: Một sản phẩm, dịch vụ mới sẽ được hỗ trợ bởi một hệ thống có sẵn.
The cost structure represents the total cost of maintaining the business

Cơ cấu chi phí thể hiện tổng chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh​

>>>> Xem Thêm:  Chi phí ẩn là gì? Ví dụ, cách tính và cắt giảm chi phí ẩn

4. Ưu và nhược điểm của mô hình Canvas

Canvas phổ biến với các doanh nhân để đổi mới mô hình kinh doanh. Về cơ bản, mô hình kinh doanh Canvas mang lại:

  • Sự tập trung: Loại bỏ hơn nội dung phức tạp trong kế hoạch kinh doanh truyền thống, cải thiện khả năng làm rõ và tập trung vào điều gì đang thúc đẩy doanh nghiệp (và vấn đề không phải cốt lõi và đang cản trở).
  • Tính linh hoạt: Việc điều chỉnh mô hình và cân nhắc các yếu tố (từ góc độ lập kế hoạch) dễ dàng hình dung hơn rất nhiều với những nội dung được trình bày trên nhiều trang giấy..
  • Tính minh bạch: Bạn sẽ có thời gian hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh của bạn và có thể nhìn tổng quát hơn khi nó được trình bày trên một trang.

Ngoài lợi thế mà Canvas mang lại, Doanh nghiệp cũng cần lưu ý về 3 nhược điểm sau:

  • Canvas liệt kê khá đầy đủ các yếu tố bên trong doanh nghiệp nhưng lại không đề cập đến các yếu tố bên ngoài. Trong khi đó, các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài thường có tác động to lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến cạnh tranh.  
  • Mô hình này chưa đề cập đến tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của một công ty, lấy giá trị cung cấp cho khách hàng làm trung tâm, tập trung vào doanh thu, cơ cấu chi phí và lợi nhuận. Do đó, mô hình này có hạn chế trong việc áp dụng cho các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức chính quyền.
  • Mô hình chưa đề cập đến yếu tố con người và sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Đây là một trong những yếu tố chính sáng tạo ra giá trị cho khách hàng. Hạn chế này có thể dẫn đến việc xác định chưa đầy đủ và chính xác các yếu tố tạo ra giá trị cho cho khách hàng.

Vậy nên đừng sử dụng Canvas như là công cụ để phục vụ hoạt động quản lý kinh doanh hàng ngày vì còn thiếu 2 khía cạnh lớn là môi trường bên ngoài và nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp. BMC cũng không phải là công việc một sớm một chiều, điền đầy đủ vào 9 ô trống là xong. BMC cần sự điều chỉnh liên tục để phù hợp với sự phát triển của Doanh nghiệp.

5. Ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas của các doanh nghiệp lớn

Sau đây, Viindoo sẽ giới thiệu đến độc giả một số ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas của các doanh nghiệp lớn hiện nay.

​Ví dụ 1: Mô hình Canvas của Starbucks

Mô hình kinh doanh Canvas của Starbucks

Mô hình kinh doanh Canvas của Starbucks

Ví dụ 2: Mô hình Canvas của Grab

Mô hình Canvas mẫu của Grab

Mô hình Canvas mẫu của Grab

6. Công cụ, phần mềm hỗ trợ tạo mô hình Canvas

Sau đây sẽ là 3 công cụ, phần mềm hỗ trợ tạo mô hình Canvas phổ biến mà các độc giả có thể tham khảo.

Strategyzer 

Phần mềm tạo mô hình Canvas Strategyzer được sáng lập bởi Alex Osterwalder và Yves Pigneur. Strategyzer cung cấp cho người dùng một loạt các mẫu Canvas khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn xây dựng mô hình kinh doanh thích hợp. 

Người dùng sẽ được dùng thử miễn phí trong thời gian 30 ngày, hết thời gian này sẽ phải trả phí thêm. Nếu lựa chọn mô hình trả phí, Strategyzer sẽ cung cấp nhiều lớp học khác nhau để đào tạo và hướng dẫn người dùng xây dựng cũng như trải nghiệm những giá trị của các mô hình kinh doanh khác nhau.  

Phần mềm sẽ ước tính khoản chi phí thích hợp cũng như khả năng tài chính từ những ý tưởng kinh doanh mà người dùng xây dựng. Nhìn chung, đây sẽ là một công cụ hỗ trợ tạo mô hình Canvas tuyệt vời mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên xem xét.

Selecting a business model canvas template with Strategyzer

Lựa chọn mẫu mô hình Canvas với công cụ Strategyzer

Canvanizer

Canvanizer là công cụ hỗ trợ tạo mô hình Canvas miễn phí, cho phép người dùng chia sẻ liên kết để các thành viên cùng lên ý tưởng và xây dựng mô hình kinh doanh như hình thức làm việc từ xa.  

Tương tự như phần mềm Strategyzer, Canvanizer cũng cung cấp một số mô hình kinh doanh để người dùng có thể phân tích. Điểm mạnh của công cụ này đó chính là khả năng truy cập. Giống như Google docs, nhiều người cũng có thể tiến hành thực hiện trên cùng một khung và mọi thay đổi đều được đồng bộ hóa.

Canvanizer is a free tool for making a business model canvas

Canvanizer là công cụ hỗ trợ xây dựng mô hình Canvas miễn phí

Công cụ Canvas mô hình kinh doanh

Phần mềm miễn phí này được tạo ra bởi một cựu sinh viên ThePowerMBA. Người dùng sẽ được trải nghiệm với những thao tác cực kỳ đơn giản và dễ dàng. Để tạo mẫu, người dùng chỉ cần nhấp vào dấu “+” trong mỗi khối xây dựng. Mỗi một mô hình Canvas được tạo ra đều có thể tải xuống và chia sẻ dưới dạng pdf.

Design a business model canvas with the business model canvas tool

Thiết kế mô hình Canvas mẫu với công cụ Canvas mô hình kinh doanh

Bài viết trên đây Viindoo đã cung cấp đến độc giả những thông tin về mô hình Canvas cũng như những lợi ích mà mô hình này đem lại. Kết hợp với những phương pháp quản trị hiện đại được ứng dụng trong Giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể Viindoo, doanh nghiệp sẽ có định hướng đúng đắn trong công cuộc chinh phục các kiến thức về Công nghệ, quản trị và chuyển đổi số.

>>>> Tiếp tục với:


Mô hình Canvas là gì? Ví dụ và cách vẽ mô hình kinh doanh Canvas
Nguyễn Thị Hồng Huế 23 tháng 3, 2021

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Kiểm kê hàng tồn kho: Phương pháp, quy trình và mẫu file excel