Mô hình 5M là gì? Tầm quan trọng của mô hình quản trị 5M

Mô hình 5M là cách quản trị được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Cách quản lý này đem lại hiệu quả vượt trội và giúp hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra trơn tru hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình quản trị 5M, hãy cùng Viindoo đến ngay với bài viết dưới đây!

1. Mô hình 5M là gì?

Mô hình 5M là phương pháp quản lý doanh nghiệp theo 5 yếu tố Material - Machine - Man - Method - Measurement. Mô hình 5M được áp dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và đem lại hiệu quả vượt trội.

Cụ thể, mô hình 5M được thể hiện thông qua 5 yếu tố:

  • Material: Những vật liệu, linh kiện được sử dụng trong quá trình chế tạo sản phẩm
  • Machine: Các loại máy móc, thiết bị hỗ trợ quá trình sản xuất sản phẩm
  • Man: Vai trò của con người trong việc vận hành thiết bị và sử dụng vật liệu để sản xuất sản phẩm
  • Method: Phương pháp được áp dụng để tạo ra sản phẩm
  • Measurement: Kiểm tra lại chất lượng của sản phẩm sau khi đã hoàn thiện
Mô hình 5MMô hình 5M

>>>> Xem Thêm: Mô hình Canvas là gì? 9 yếu tố chính và ví dụ mẫu

2. Ý nghĩa của các yếu tố trong mô hình quản trị 5M

2.1 Nguồn lực (Manpower)

Nhân lực được coi là yếu tố quan trọng tạo nên thành công trong quá trình quản trị. Nếu một doanh nghiệp sở hữu sản phẩm và nguồn nguyên liệu tốt, nhưng lại không có nhân lực chất lượng thì cũng vô dụng. Để làm cho những nguyên liệu đó trở thành sản phẩm hoàn hảo, đòi hỏi doanh nghiệp phải sở hữu đội ngũ nhân lực ưu tú.

Sở hữu nguồn lao động có trình độ, chuyên môn cao sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, người quản lý cũng cần kịp thời giải quyết các xung đột, xây dựng các chế độ đãi ngộ công bằng, tạo ra một môi trường làm việc tốt nhất để nhân viên có thể gắn bó lâu dài.

Yếu tố Manpower được xem là chữ M quan trọng nhất trong mô hình quản lý 5M. Đây là yếu tố không thể thay về được và có vai trò kết nối 4 yếu tố còn lại với nhau.

Mô hình 5M là gìNguồn lực là yếu tố quan trọng trong mô hình 5M

2.2 Đo lường (Measurement)

Trong mô hình 5M, yếu tố Measurement (đo lường) đóng vai trò quan trọng để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Yếu tố này đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ đều được đo lường và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đạt tiêu chuẩn quy định.

Measurement cũng cho phép các doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bảo đảm sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất, từ đó đem lại lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng.

Mô hình 5MYếu tố Measurement giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện sản phẩm và dịch vụ

2.3 Máy móc, thiết bị (Machines)

Máy móc, thiết bị quyết định đến chất lượng, thời gian và số lượng sản phẩm được tạo ra. Do đó, các nhà quản lý cần phải liên tục cải tiến thiết bị, máy móc để đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để đảm bảo máy móc, thiết bị luôn ở trong tình trạng tốt nhất, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng, độ chính xác của các máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất sản phẩm
  • Xây dựng các tiêu chuẩn để kiểm tra máy móc, thiết bị
  • Giám sát, kiểm tra quá trình bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa được diễn ra liên tục, hiệu quả.
Mô hình 5M là gìThiết bị, máy móc ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm

>>>> Tìm Hiểu Về: Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Cách quản lý chi phí tối ưu

2.4 Nguyên vật liệu (Material)

Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng, bắt buộc phải có trong bất kỳ quá trình sản xuất nào. Nếu quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu xảy ra bất kỳ sai sót, chất lượng và các tính năng của sản phẩm sẽ bị thay đổi.

Ngoài ra, nguyên vật liệu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc lắp ráp thiết bị và gia công hàng hóa. Nếu sử dụng sai nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất sẽ bị ảnh hưởng và gây ra những sai sót nghiêm trọng cho sản phẩm. Điều này cũng có thể làm gia tăng thêm chi phí do thành phẩm không đạt yêu cầu.

Một số yêu cầu cụ thể đối với nguyên vật liệu như:

  • Doanh nghiệp cần phải kiểm tra, giám sát cẩn thận về số lượng, chủng loại và chất lượng của nguyên vật liệu. Để thực hiện được việc này, doanh nghiệp nên xây dựng các quy tắc và tiêu chuẩn riêng phù hợp với lĩnh vực mà mình đang kinh doanh.
  • Khi sản phẩm có sai sót do nguyên vật liệu gây ra, doanh nghiệp nên tiến hành thử nghiệm để tìm ra nguyên nhân của lỗi. Nếu lỗi đến từ nhà cung cấp, doanh nghiệp cần phải làm việc lại và nhanh chóng cải thiện chất lượng của nguyên vật liệu.
  • Nếu xảy ra sai sót nghiêm trọng, nhà cung cấp phải thu hồi lại nguyên vật liệu không đạt chất lượng và bồi thường.
Nguyên vật liệu là yếu tố bắt buộc phải có trong quá trình sản xuất

2.5 Phương pháp thực hiện (Method)

Phương pháp thực hiện tốt sẽ giúp cho quá trình sản xuất hàng hóa được diễn ra hiệu quả và tối ưu nhất. Bên cạnh đó, với phương pháp thực hiện tốt, nhà sản xuất sẽ không vượt quá tiêu chuẩn và quy trình sản xuất được đặt ra. Từ đó, năng suất cũng như số lượng, chất lượng hàng hóa được cải thiện đáng kể.

Hiện nay, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có một bảng tiêu chuẩn riêng xây dựng phương pháp thực hiện. Bảng tiêu chuẩn này sẽ như là thước đo, giúp quá trình sản xuất giảm thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả tốt nhất.


Phương pháp thực hiện tốt sẽ giúp quá trình sản xuất hiệu quả hơn

3. Vai trò của mô hình 5M

Một số lợi ích nổi bật mà mô hình 5M mang lại cho doanh nghiệp như:

  • Giúp quá trình quản lý của doanh nghiệp diễn ra trơn tru, quản trị rủi ro về tài chính. Tất cả công việc đều được thể hiện rõ ràng và kiểm soát bởi các tiêu chuẩn nhất định. Do đó, doanh nghiệp có thể kịp thời phát hiện ra sai sót và sửa chữa.
  • Tăng năng suất làm việc: Nhờ mô hình quản lý 5M, công việc sẽ được phối hợp nhịp nhàng và vận hành tốt hơn. Từ đó, các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành sẽ được phát hiện và kịp thời giải quyết.
  • Mô hình quản lý 5M giúp thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa các nhân viên với nhau, giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh.
  • Khi áp dụng mô hình 5M, quá trình vận hành sẽ diễn ra suôn sẻ hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí để giải quyết vấn đề.
Mô hình 5MMô hình 5M giúp quá trình sản xuất diễn ra trơn tru

4. Yếu tố tác động đến mô hình lãnh đạo 5M

Nhìn chung, có 2 yếu tố tác động đến mô hình lãnh đạo. Cụ thể:

  • Môi trường: Những yếu tố môi trường như nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm… sẽ ảnh hưởng đến nguyên vật liệu và tác động gián tiếp đến quá trình sản xuất hàng hóa. Dưới tác động của môi trường, nguyên vật liệu có thể trở nên kém chất lượng nếu không được bảo quản tốt.
  • Người lãnh đạo: Các quyết định của người lãnh đạo sẽ tác động đến hiệu quả của việc áp dụng mô hình 5M. Có thể nói, nhà lãnh đạo là yếu tố có thể chi phối đến hiệu quả của sản phẩm và các yếu tố còn lại trong mô hình này.
Mô hình 5MMôi trường và nhà lãnh đạo có tác động đến mô hình 5M

​Áp dụng mô hình 5M trong quản trị sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều thành công đáng kể trong quá trình kinh doanh. Hy vọng những thông tin mà Viindoo cung cấp trong bài viết sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mô hình quản trị 5M.

Mô hình 5M là gì? Tầm quan trọng của mô hình quản trị 5M
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Anh Thư 16 tháng 3, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Quy trình kinh doanh là gì? Cách vẽ sơ đồ quy trình kinh doanh