B2B là gì? Mô hình kinh doanh Doanh nghiệp với doanh nghiệp

B2B là gì? Ưu điểm của mô hình B2B là gì? Có sự khác biệt nào giữa B2B và B2C không? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Viindoo. Theo cùng với chúng tôi.

1. B2B là gì?

Trong mô hình B2B, một doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của công ty cho một tổ chức kinh doanh khác. Khách hàng của doanh nghiệp B2B thường là doanh nghiệp, tổ chức mà không phải là cá nhân. Và đôi khi, một nhà cung cấp ở phía người mua thực hiện giao dịch để hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của công ty.

mô hình kinh doanh b2b là gìMô hình B2B

Một vài giao dịch trong mô hình B2B sẽ liên quan đến những sản phẩm, dịch vụ mà cả công ty sử dụng. Những sản phẩm, dịch vụ này có thể là máy tính, nội thất văn phòng, các phần mềm quản lý doanh nghiệp,...

Nếu các giao dịch mua sản phẩm, dịch vụ với quy mô lớn, phức tạp thì quy trình lựa chọn sản phẩm sẽ khác. Lúc này, ủy ban mua hàng sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm đối với việc mua hàng, bao gồm:

  • Người ra quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp. Người này có thể là người chịu trách nhiệm chính về ngân sách;
  • Người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật hay người kiểm soát, đánh giá tiềm năng sản phẩm; Những cá nhân có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh như nhà cung cấp đầu vào cho các quyết định.

Nhiều giao dịch mua bán hàng hóa lớn có thể liên quan đến yêu cầu đề xuất. Lúc này, người mua sẽ gửi đến các người bán lời đề nghị cung cấp thông tin về chi tiết mặt hàng, giá cả và điều khoản.

Sau đây là một số loại công ty B2B thường gặp:

  • Nhà sản xuất thiết kế, sáng tạo và chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm của chính bản thân họ. Các sản phẩm này có thể được bán trực tiếp cho doanh nghiệp hay gián tiếp thông qua các đại lý và nhà bán sỉ.
  • Các nhà bán lẻ và đại lý là người trung gian bán hàng của một công ty cho doanh nghiệp, tổ chức khác. Việc bán hàng này có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức như bán trực tuyến, trực tiếp qua các cửa hàng vật lý hay kết hợp cả hai.
  • Các cơ quan và chuyên gia tư vấn cung cấp lời khuyên, giám sát và ký hợp đồng phụ cho các doanh nghiệp. Ví dụ: một công ty quảng cáo chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các quảng cáo có ngân sách lên đến hàng triệu USD cho một thương hiệu tiêu dùng. Một đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện việc xây dựng, thiết kế website, ứng dụng di động cho doanh nghiệp.

Ví dụ:

Trong lĩnh vực sản xuất, việc giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau thường được thực hiện phổ biến. Ví dụ, Samsung là một trong những nhà cung cấp linh kiện lớn nhất để sản xuất Iphone của thương hiệu Apple. Một số thương hiệu khác cũng có mối quan hệ B2B với Apple là Intel, Panasonic và Micron Technology.

Giao dịch B2B cũng là một bộ phận quan trọng hàng đầu của ngành ô tô. Những bộ phận riêng biệt của xe được sản xuất ở nhiều nhà máy khác nhau. Và các công ty sản xuất ô tô sẽ mua lại các bộ phận đó từ các doanh nghiệp khác để lắp ráp được chiếc xe hoàn chỉnh. Ví dụ, một số bộ phận, linh kiện khác nhau như thiết bị điện tử, vỏ xe, bánh xe, ốc vít, vô lăng,... sẽ được công ty ô tô mua từ tay những nhà cung cấp khác nhau.

Các giao dịch B2B cũng được thực hiện khá phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ. Ví dụ, những dịch vụ về quản lý tài sản, nhà cửa, dọn dẹp công nghiệp thường sẽ được cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp mà không phải là người dùng cá nhân.

2. Đặc điểm mô hình B2B

Về sản phẩm

- Giá trị sản xuất cao.
- Số lượng sản xuất lớn.
- Yêu cầu kỹ thuật phức tạp.

Về giá trị giao dịch

- Các giao dịch B2B thường có giá trị cao.
- Các thỏa thuận mua bán thường thông qua hợp đồng hay biên bản.

Về khách hàng

- Có nhu cầu cụ thể và chi phí đặt ra rõ ràng.
- Quy trình mua sắm B2B được thiết lập cụ thể.
- Trong quá trình mua hàng có sự tham gia của nhiều cá nhân thuộc bên mua.
- Ít người mua và mức độ trung thành cao.

Về hành vi mua

- Quyết định mua hàng B2B cần phải trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá và xét duyệt kỹ càng, nghiêm ngặt.
- Yếu tố cảm xúc ít gây ảnh hưởng đến quyết định mua.
- Cách thức mua hàng chuyên nghiệp, tuân theo quy tắc nhất định.
- Các sản phẩm được giao dịch thường được yêu cầu cao về mặt chất lượng.
- Giá cả hàng hóa thường sẽ là yếu tố gây tác động đến quyết định cuối cùng của giao dịch B2B.

Về thời gian giao dịch

- Thường dài và có nhiều biến động.

mô hình kinh doanh b2b là gìMô hình kinh doanh B2B sở hữu nhiều đặc điểm riêng biệt

>>>> Tìm Hiểu Thêm: B2B và B2C là gì? Sự khác nhau giữa mô hình B2C và B2B

3. Các mô hình kinh doanh B2B phổ biến nhất hiện nay

Sau khi tìm hiểu đặc điểm của kinh doanh B2B là gì, chúng tôi giới thiệu 5 mô hình B2B phổ biến hàng đầu hiện nay:

  • Mô hình B2B lấy khách hàng làm trọng tâm: Mô hình này tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng. Khách hàng chính là đối tượng có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp cùng với các công ty liên quan.
  • Mô hình B2B trung gian: Mô hình này cung cấp một nền tảng giao dịch chung cho cả người mua và người bán. Nền tảng giao dịch này thường sẽ được thực hiện bởi các bên trung gian. 

    Mô hình môi giới giao dịch: Mô hình này tập trung vào đơn vị kinh doanh và nhập các nguồn hàng từ bên thứ 3.
  • Mô hình nhà cung cấp dịch vụ: Ở mô hình nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp thường sẽ thiết lập một website phục vụ cho việc kinh doanh. Website này cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho người mua tổ chức hoặc cá nhân.

    Mô hình sàn thương mại điện tử: Mô hình này tạo ra không gian giao dịch cho những nhà kinh doanh thương mại điện tử và nhà cung ứng.
mô hình kinh doanh b2b là gìChuyển dịch từ B2B sang B2B2C

>>>> Đọc Thêm Về: Mô hình Canvas là gì? 9 yếu tố chính và ví dụ mẫu

4. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình B2B

Ưu điểm
Nhược điểm
- Thuận tiện cho việc mua bán.
- Lợi nhuận cao do bán số lượng lớn.
- Mô hình B2B có nhiều cơ hội để phát triển trên thị trường.
- Tính bảo mật cao.
- Yêu cầu thiết lập quy trình phức tạp.
- Bỏ qua cơ hội bán hàng cho khách hàng cá nhân.
- Yêu cầu người bán hàng B2B phải có kỹ năng giỏi. người có kỹ năng bán hàng B2B giỏi.
- Cần đầu tư nhiều vào nguồn lực công nghệ

5. Sự chuyển dịch từ B2B sang B2B2C

B2B2C là mô hình kinh doanh có sự hợp tác giữa 2 doanh nghiệp (B2B) để bán sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Mô hình này là một biến thể của B2B, tận dụng được tất cả ưu thế mà B2B và B2C mang lại. B2B2C đang dần trở thành xu thế trên thị trường hiện nay.

mô hình b2b Chuyển dịch từ B2B sang B2B2C

Ví dụ cho mô hình B2B2C là các sàn TMĐT trung gian như Sendo, Shopee, Lazada,...

Trong bài viết trên, Viindoo đã giúp doanh nghiệp của bạn giải đáp được câu hỏi mô hình B2B là gì? Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hình thức kinh doanh này và xu hướng dịch chuyển trong tương lai. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm những mô hình kinh doanh hiệu quả.

>>>> Tiếp Tục Với:

B2B là gì? Mô hình kinh doanh Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Nguyễn Phương Dung 16 tháng 3, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY