Servant leadership là gì và đem đến những lợi ích nào trong quản trị doanh nghiệp? Đọc ngay bài viết của Viinddoo hôm nay để có cái nhìn tổng quan và bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo phục vụ đúng chuẩn!
1. Servant leadership là gì?
Servant Leadership có nghĩa là lãnh đạo phục vụ. Triết lý lãnh đạo này được thể hiện khi cá nhân tương tác với những cá nhân khác với mục tiêu đạt được uy tín hơn là quyền lực. Khi áp dụng triết lý này, người lãnh đạo của tổ chức sẽ phải giúp đỡ cấp dưới phát triển bản thân và thực hiện tốt công việc.
Dựa theo định nghĩa trên, một nhà lãnh đạo phục vụ sẽ là người luôn tìm cách để giúp nhân viên cấp dưới của mình nhìn nhận đúng năng lực bản thân để có kế hoạch thăng tiến hiệu quả.
Thực chất, Servant leadership là một tổ hợp bao gồm các cách ứng xử, hành xử mà nhà lãnh đạo sử dụng để điều hành tổ chức. Servant leadership được hình thành dựa trên 04 tiêu chí như sau:
Tạo dựng và duy trì niềm tin đối với cấp dưới: Cách tốt nhất giúp một nhà lãnh đạo gây dựng niềm tin với cấp dưới là luôn thể hiện lòng trung thực và sự đúng đắn trong lời nói. Trong mắt nhân viên, họ không bao giờ che giấu bất cứ điều gì, họ luôn sẵn sàng gác bỏ quyền hành, kiểm soát, tiền thưởng hay sự ghi nhận.
Giúp nhân viên cấp dưới khai phá và phát triển tiềm năng: Nhà lãnh đạo luôn tận dụng sự đồng cảm và thấu hiểu của bản thân đối với nhân viên cấp dưới. Từ đó, họ sẽ sẵn sàng hỗ trợ nhân viên cấp dưới tìm ra điểm mạnh tiềm ẩn, giúp ích cho công việc.
Ưu tiên mong ước của nhân viên hơn bản thân mình: Một tổ chức tốt là một tổ chức giống như một gia đình lớn, nơi mà có những cá nhân được thực hiện đam mê và phát triển bản thân từng ngày. Để làm được điều này, nhà lãnh đạo của tổ chức phải luôn bày tỏ thiện chí giúp đỡ, không kiểm soát và làm những điều tốt cho nhân viên hơn là cho bản thân mình.
Nhà lãnh đạo học cách lắng nghe thay vì tập trung ra lệnh: Một nhà lãnh đạo tốt sẽ luôn chọn cách lắng nghe những vấn đề mà cấp dưới đang gặp phải để cùng tìm ra giải pháp tốt nhất. Song song với đó, họ sẽ không bao giờ áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.
Khái niệm Servant leadership là gì?
>>>> Thông tin hữu ích: 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell và làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời
2. Phân biệt giữa lãnh đạo phục vụ với lãnh đạo truyền thống
Traditional Leaders (Lãnh đạo truyền thống) | Servant Leaders (Lãnh đạo phục vụ) |
Xem xét việc lãnh đạo là một cấp bậc và mục tiêu cần đạt được | Xem xét việc lãnh đạo là cơ hội để phục vụ, hỗ trợ người khác |
Thúc đẩy hiệu suất bằng quyền hành | Trao quyền hành cho cấp dưới để thúc đẩy tương tác |
Thành công được đo lường theo kết quả | Thành công được đo lường theo phát triển |
Ra lệnh, diễn thuyết là chính | Lắng nghe là chủ yếu |
Bản thân chính là lý do dẫn đến thành công. | Sự phối hợp, hỗ trợ giữa mọi người là lý do dẫn đến thành công. |
>>>> Tìm Hiểu: HRBP là gì? Vai trò và trách nhiệm chính của HRBP là gì?
3. Vai trò của Servant leadership trong doanh nghiệp
3.1 Xác định tầm nhìn dự án
Xác định rõ ràng tầm nhìn của dự án thông qua các trao đổi qua lại với khách hàng, và những bên liên quan là một trong những giá trị cốt lõi của servant leadership. Một giá trị khác mà “Servant Leadership” chú trọng là việc đảm bảo rằng công việc hàng ngày của nhân viên không đi chệch ra khỏi định hướng của dự án.
Từ đó, các thành viên sẽ vừa tập trung hoàn thành công việc theo định hướng dự án. Đồng thời, các bên liên quan sẽ hiểu rõ về tầm nhìn và loại bỏ những công việc gây trở ngại cho việc hoàn thành mục tiêu chung của dự án.
Xác định tương lai dự án sẽ như thế nào
3.2 Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên
“Servant Leadership” đưa ra các tiêu chí nhằm can thiệp, hạn chế những vấn đề có thể gây ảnh hưởng, làm gián đoạn công việc.
Chẳng hạn như:
- Những buổi họp không thuộc phạm vi của dự án;
- Những hoạt động của công ty, đoàn thể không cần thiết;
- Những vấn đề làm ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của nhân viên.
Chú trọng việc thúc đẩy bền vững hiệu suất làm việc của nhân viên
3.3 Xóa bỏ trở ngại
“Servant Leadership” đề cập đến việc loại bỏ hết các trở ngại - những thứ khiến cho công việc bị trì trệ, tránh ảnh hưởng đến việc cống hiến giá trị chung cho công ty.
Chẳng hạn như:
Loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết
Xóa bỏ những trở ngại giúp cho nhân viên cấp dưới tập trung làm việc hơn, mang đến các giá trị cao hơn cho dự án và cho toàn thể doanh nghiệp
Tích cực tham gia tháo gỡ vướng mắc trong công việc
>>>> Xem Thêm: 10+ cách giải quyết xung đột hiệu quả trong công việc, đời sống
3.4 Phát triển đội nhóm
Với Servant Leadership, lãnh đạo không chỉ đơn thuần là ra lệnh. Lãnh đạo thực sự là hành động mà một nhà quản trị thực hiện đào tạo, huấn luyện và trao quyền cho nhân viên cấp dưới để họ sử dụng quyền lực sao cho đúng đắn. Cùng với đó, nhân viên sẽ được nhận cơ hội để tự học cách chịu trách nhiệm cho mọi quyết định của mình.
Lãnh đạo phục vụ giúp xây dựng đội nhóm vững chắc
3.5 Xây dựng lòng trung thành
Dựa theo triết lý Servant Leadership, mong muốn của nhân viên là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Do vậy, nhà quản trị sẽ khuyến khích nhân viên ra quyết định, xây dựng và đóng góp giá trị cho một mục tiêu chung. Từ đó, nhân viên sẽ tự nhận thức được tầm quan trọng của bản thân trong tổ chức và lâu dài sẽ gây dựng ý thức trung thành mạnh mẽ hơn.
Lãnh đạo phục vụ xây dựng lòng trung thành của nhân viên
3.6 Động viên nhân sự tham gia vào hoạt động của DN
Luôn luôn tạo mọi điều kiện cho nhân viên cấp dưới được tự do làm việc là cách mà một nhà quản trị Servant leadership thường áp dụng. Nhờ cách thức này, nhân viên sẽ có sự thoải mái, tích cực nhất định trong trường hợp được cấp trên giao phó những nhiệm vụ ngoài phạm vi công việc.
Phục vụ Lãnh đạo khuyến khích nhân viên tham gia mọi hoạt động tại tổ chức
3.7 Hạn chế vấn đề lạm dụng quyền lực xảy ra
Một khi đã lựa chọn phong cách Servant Leadership, nhà lãnh đạo sẽ luôn sẵn sàng từ bỏ quyền lực của mình vì mục tiêu chung. Các vấn đề lạm dụng, chuyên quyền sẽ ít xảy ra hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh.
Lãnh đạo Phục vụ không cho phép bất kỳ sự lạm dụng quyền lực nào
3.8 Giúp thích ứng nhanh hơn với sự thay đổi của môi trường
Phong cách lãnh đạo Servant Leadership của nhà quản trị sẽ giúp tăng cường vai trò của nhân viên trong môi trường làm việc thoải mái. Nhờ vậy, nhân viên sẽ hình thành khả năng tự thích ứng với môi trường làm việc, gắn kết chặt chẽ hơn với đồng nghiệp.
Servant Leadership giúp nhân viên thích ứng kịp thời với môi trường làm việc
4. Bí quyết trở thành một nhà lãnh đạo chuẩn Servant leadership
Với vị trí là một nhà lãnh đạo 4.0, chắc hẳn bạn rất quan tâm và mong muốn biết nhiều hơn về bí quyết để trở thành một nhà lãnh đạo chuẩn Servant leadership? Dưới đây, Viindoo sẽ tổng hợp 10 kỹ năng dựa theo Larry Spears. Nội dung chi tiết như sau:
Lắng nghe (Listening): Nhà quản trị biết lắng nghe cả lời nói và những tâm sự không được nói ra để hiểu tinh thần của cả nhóm.
Đồng cảm (Empathy): Đồng cảm chính là việc chấp nhận các cá tính đặc biệt của mỗi nhân viên và luôn nghĩ mọi vấn đề theo khía cạnh tích cực.
Chữa lành (Healing): Chữa lành những vết thương lòng giúp tăng sự kết nối giữa nhà lãnh đạo và nhân viên để cùng nhau đi tìm một “sự lành lặn hoàn toàn”.
Nhận thức (Awareness): Nếu một nhà quản trị nhận thức đúng về chính mình và môi trường xung quanh thì sẽ dễ dàng tạo gắn kết mạnh mẽ với đội ngũ nhân viên của họ.
Thuyết phục (Persuasion): Thay vì dùng quyền lực để ép buộc, Servant Leadership thuyết phục nhân viên của mình.
Tầm nhìn hóa (Conceptualization): Đặt tất cả những công việc hàng ngày thành hành động nhỏ trong hành trình tiếp cận gần hơn với giấc mơ lớn của tổ chức.
Tiên đoán trước (Foresight): Nhà quản trị dựa vào quá khứ và hiện tại để dự đoán chính xác về kết quả trong tương lai.
Cương vị quản gia (Stewardship): Tất cả thành viên trong tổ chức đều có vai trò quan trọng trong việc nắm giữ tổ chức nhằm thực hiện quyền lợi xã hội chung.
Cam kết cho sự phát triển của con người (Commitment to the Growth of People): Nhà lãnh đạo cống hiến sâu sắc cho sự phát triển cá nhân, nghề nghiệp, và tâm lý của mỗi cá nhân trong tập thể của mình.
Xây dựng cộng đồng (Community Building): Servant Leadership giúp xây dựng cộng đồng làm việc hiệu quả, văn minh, công bằng tại tổ chức hoặc ở một địa phương.
Danh sách 10 yếu tố để trở thành một nhà lãnh đạo Servant leadership
5. Doanh nghiệp lớn áp dụng Servant leadership
Hiện nay, một số tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng thành công triết lý Servant leader như FedEx, Google, Starbucks,… Sự thành công này đã cho thấy được lợi ích thực của Servant Leadership đối với sự phát triển của tổ chức.
5.1 FedEx
Năm 1971, ông Fred Smith thành lập hãng vận chuyển quốc tế FedEx và lãnh đạo công ty cho đến nay với tư cách Giám đốc điều hành. Với quan niệm rằng đặt sự phát triển nhân viên là ưu tiên thì họ sẽ cung cấp dịch vụ cao nhất và tạo lợi nhuận cho tổ chức.
Công ty vận chuyển quốc tế FedEx áp dụng Servant leadership
5.2 Google
Tại Google, tất cả nhân viên sẽ được ban lãnh đạo truyền cảm hứng để được tự do sáng tạo và phát triển. Toàn thể nhân viên của Google cũng được tận hưởng những dịch vụ miễn phí như dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, cắt tóc,…
Lãnh đạo phục vụ tại Google
5.3 Starbucks
Giám đốc điều hành Starbucks - Ông Howard Schultz lựa chọn mô hình lãnh đạo Servant leadership. Với ông, bằng cách cách liên kết giá trị của cổ đông và nhân viên sẽ giúp công ty trở nên vĩ đại, phồn thịnh hơn.
Các lợi ích tuyệt vời mà một nhân viên Starbucks được trải nghiệm như chăm sóc sức khỏe, hoàn trả phí đại học, chăm sóc sức khỏe, mua cổ phiếu, tham gia các diễn đàn nêu ý kiến,...
Starbucks là đơn vị F&B đi đầu áp dụng lãnh đạo phục vụ
Thông qua bài viết, Viindoo đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Đầy tớ lãnh đạo là gì vai trò, lợi ích của phương thức lãnh đạo này. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về các giải pháp quản trị doanh nghiệp và nhân sự, vui lòng liên hệ ngay Viindoo qua số hotline 0225 730 9838 để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ miễn phí!
>>>> Xem Thêm:
câu hỏi thường gặp
Các đặc điểm chính của một nhà lãnh đạo phục vụ là gì?
Một nhà lãnh đạo phục vụ sở hữu những đặc điểm chính như sự đồng cảm, khiêm tốn, kỹ năng lắng nghe, tập trung vào nhu cầu của người khác, cam kết phát triển cá nhân và mong muốn phục vụ và hỗ trợ nhóm của họ.
Lãnh đạo phục vụ có thể được áp dụng trong các ngành và tổ chức khác nhau không?
Có, lãnh đạo phục vụ có thể được áp dụng trong các ngành và tổ chức khác nhau. Đó là một triết lý lãnh đạo linh hoạt có thể thích ứng với các bối cảnh và tình huống khác nhau.
Một số chiến lược thực tế để phát triển kỹ năng lãnh đạo phục vụ là gì?
Các chiến lược thiết thực để phát triển các kỹ năng lãnh đạo phục vụ bao gồm lắng nghe tích cực, thực hành sự đồng cảm, thúc đẩy giao tiếp cởi mở, ủy quyền và trách nhiệm, thúc đẩy hợp tác và làm việc theo nhóm, tạo cơ hội phát triển và trưởng thành cho nhân viên và dẫn đầu bằng tấm gương.
Những thách thức hoặc hạn chế tiềm năng của việc thực hiện lãnh đạo phục vụ là gì?
Một số thách thức trong việc thực hiện lãnh đạo phục vụ có thể bao gồm khả năng chống lại sự thay đổi từ phong cách lãnh đạo truyền thống, nhu cầu về kỹ năng giao tiếp và ra quyết định mạnh mẽ để cân bằng giữa nhu cầu của nhân viên với các mục tiêu của tổ chức và khả năng khai thác hoặc sử dụng sai cách tiếp cận của nhà lãnh đạo phục vụ.
Bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo đầy tớ, hay những đặc điểm tính cách nhất định cần có?
Mặc dù một số đặc điểm tính cách có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phong cách lãnh đạo phục vụ, nhưng bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo phục vụ với tư duy đúng đắn và cam kết phát triển các kỹ năng cần thiết. Nó đòi hỏi sự sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ và trao quyền cho người khác, cũng như sự tự suy nghĩ và phát triển liên tục với tư cách là một nhà lãnh đạo.