5 cấp độ lãnh đạo John Maxwell và cách trở thành leader vĩ đại

​Theo John Maxwell, 5 cấp độ lãnh đạo được xem là thước đo đánh giá sự thành công của một người lãnh đạo. Trong bài viết hôm nay, Viindoo sẽ cung cấp cho độc giả nội dung về 5 cấp độ này để hướng đến mục tiêu trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại trong tương lai.

1. Cấp độ 1 – Chức vị

Chức vị là cấp độ thấp nhất trong 5 cấp độ lãnh đạo. Ở cấp độ này, người lãnh đạo thường kiểm soát cấp dưới bằng các quy tắc, quyền hành. Điều này đồng nghĩa với việc cấp dưới hành động theo vì họ bắt buộc phải làm như thế, thay vì xuất phát từ ý thức tự giác.

Đây là cấp độ thường gặp ở các lãnh đạo mới. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở mức độ này quá lâu, lãnh đạo sẽ không thể xây dựng được đội ngũ nhân viên tận tụy, trung thành. Do đó, để vượt qua cấp độ này, các leader nên nỗ lực thể hiện, thấu hiểu, lắng nghe và không nên đưa ra những quy định cứng nhắc để “ra lệnh” cho nhân viên của mình.

​​5 cấp độ lãnh đạo

Cấp độ 1 – Chức vị

>>>> Đừng bỏ Qua: Cách xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp  và công ty

2. Cấp độ 2 – Quyền

Cấp độ lãnh đạo này là bước chuyển tiếp theo của Cấp độ 1 - Chức vị, thể hiện nhà lãnh đạo đã thực sự có thẩm quyền riêng. Tại cấp độ này, nhà lãnh đạo đã có được niềm tin từ cấp dưới. Nếu cấp dưới cảm nhận được sự tôn trọng, họ sẽ bắt đầu nghe và làm việc theo bạn một cách tự nguyện.

Một nhà lãnh đạo ở cấp độ này sẽ làm tốt việc thể hiện sự quan tâm đến đồng nghiệp, nhân viên và hiểu rõ tính cách, phong cách làm việc của mỗi cá nhân. Mối quan hệ tốt sẽ củng cố sự hợp tác, tăng lòng trung thành và sự tin cậy.

Tuy nhiên, Maxwell cho rằng, các nhà lãnh đạo không nên hài lòng với cấp độ này vì lâu dần sẽ khiến họ mất động lực phát triển. Để có thể tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, các leader không chỉ duy trì mối quan hệ tốt với nhân viên, mà còn phải đóng góp vào sự phát triển của tổ chức.

lãnh đạo cấp độ 5

Cấp độ 2 – Quyền

3. Cấp độ 3 – Sản xuất

Kết quả là yếu tố cốt lõi để đánh giá tố chất của người lãnh đạo, giúp cấp dưới luôn tin tưởng, sẵn sàng nghe theo và đồng hành. Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo lại không thể chuyển từ Cấp lãnh đạo 2 lên Cấp lãnh đạo 3. Điều này là vì trong suốt thời gian đương nhiệm, họ đã không tạo ra kết quả khả quan nào cho tổ chức. 

Lý giải cho kết cục này, nguyên nhân có thể là do nhà lãnh đạo thiếu đi các kỹ năng quan trọng như kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, đạo đức làm việc, hoặc kỹ năng phát triển con người... để đào tạo nội bộ.

Để đạt được cấp độ này, các leader nên tập trung vào hai mục tiêu là tạo ra kết quả và đào tạo con người. Bởi vì, con người là yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công. Các nhân sự cấp dưới có năng lực tốt và ủng hộ sẽ là bệ phóng vững chắc cho các lãnh đạo.

​5 cấp độ lãnh đạo

Cấp độ 3 – Sản xuất

>>>> Đọc Thêm: Các hình thức đào tạo nhân viên phổ biến trong doanh nghiệp

4. Cấp độ 4 – Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực và thu hút nhân tài là điều mọi nhà lãnh đạo cần đạt được nếu muốn doanh nghiệp, tổ chức phát triển lớn mạnh. Để làm được điều này, nhà lãnh đạo đầu tư các yếu tố như tài chính, thời gian, tư duy vào các nhân viên tiềm năng. 

Về lâu dài, một tổ chức cần nhiều hơn một lãnh đạo giỏi để điều hành, duy trì và gia tăng sự thịnh vượng. Do đó, Maxwell cũng quan tâm đến giá trị tích cực của việc đào tạo những nhà lãnh đạo kế nhiệm. Mọi nhân viên sẽ đề bạc bạn lên mức 5 trong cấp độ lãnh đạo sau khi gặt hái nhiều thành tựu và lợi ích to lớn, tạo ra một thế hệ trẻ thành công cho tổ chức.

5 cấp độ lãnh đạo john maxwell

Cấp độ 4 – Phát triển nguồn nhân lực

>>>> Xem Ngay: Chế độ đãi ngộ cho nhân viên giữ chân nhân tài

5. Cấp độ 5 – Đỉnh cao

Thực tế, có rất ít nhà lãnh đạo có thể đạt được đến mức cấp độ này. Với cấp độ này, nhà lãnh đạo có kỹ năng chuyên sâu và khả năng lãnh đạo trời phú. Họ sẽ tạo ra thành tựu, góp phần nâng cao vị thế tổ chức, thông qua đó mang lại lợi ích cho các thành viên. 

Các nhà lãnh đạo cấp độ 5 thường có tầm ảnh hưởng lớn, có thể vượt qua tổ chức và lĩnh vực mà họ đang làm việc. Nếu đã đạt tới cấp độ lãnh đạo này, bạn nên tiếp tục đào tạo, phát triển những nhà lãnh đạo tiềm năng, mở rộng tầm ảnh hưởng và góp phần tạo ra sự khác biệt tích cực. Đỉnh cao của lãnh đạo cấp độ 5 là tạo ra một thế hệ lãnh đạo kế nhiệm giỏi hơn mình.

​5 cấp độ lãnh đạo

Cấp độ 5 – Đỉnh cao

6. Bí quyết trở thành nhà lãnh đạo 5 cấp độ

Dựa theo nghiên cứu “5 cấp độ lãnh đạo” của John Maxwell, làm thế nào để các nhà lãnh đạo có thể trở thành nhà chỉ huy 5 cấp độ thành công? Đọc tiếp nội dung tiếp theo của Viindoo nhé!

6.1 Biết chịu trách nhiệm

Trách nhiệm là đức tính hàng đầu giúp nhà lãnh đạo vượt qua 5 cấp độ này. Lúc này, nhà lãnh đạo cần phải sẵn sàng chịu trách nhiệm với thất bại, lỗi lầm của tập thể. Đây được xem là lòng dũng cảm, thước đo giá trị và sức mạnh bản thân leader. 

Việc đổ lỗi chỉ khiến cho mọi tình huống trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, đổ lỗi cũng làm mất đi sự ngưỡng mộ, tin tưởng từ cấp dưới.

5 cấp độ lãnh đạo của john maxwell

Nhà lãnh đạo vĩ đại phải luôn ý thức được trách nhiệm cao cả của mình

6.2 Sự khiêm tốn

Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều trường hợp sự kiêu ngạo và tự mãn của các lãnh đạo đã phá hủy tổ chức, doanh nghiệp của mình. Đối ngược với điều đó, đức tính khiêm tốn sẽ giúp nhà lãnh đạo luôn đủ tỉnh táo để nhận ra mọi tình huống và chủ động đối diện với nó.

Bên cạnh đó, nếu người lãnh đạo thể hiện sự khiêm tốn thì nhân viên cấp dưới sẽ nể phục, tự nguyện đồng hành trên mọi chặng đường tiến tới thành công. Lý do là vì họ không cảm thấy khoảng cách quá lớn giữa nhà lãnh đạo với cấp dưới.

​5 cấp độ lãnh đạo

Tính cách khiêm tốn giúp nhà quản trị hiểu người, biết ta

6.3 Yêu cầu giúp đỡ

Thực chất, việc yêu cầu giúp đỡ không phải là biểu hiện của sự yếu kém. Đây thực sự là sức mạnh, động lực giúp bạn tiến bước tới mức độ cao nhất trong 5 cấp độ lãnh đạo.

Quan điểm của ông Guy Kawasaki, “người hạng A tuyển các đối tượng A+” được xem là rất đúng nếu xét trong tình huống này. Người hạng B lại thích thu phục được hạng C dưới trướng mình. Ngược lại, người hạng A sẽ tuyển và hợp tác với những người giỏi hơn mình, chứ không thuê người bằng mình. Nhờ có sự hỗ trợ của nhân tố xuất chúng, nhà lãnh đạo và tổ chức đều sẽ đi lên.

lãnh đạo 5 cấp độ

Yêu cầu sự giúp đỡ là cần thiết đối với mọi nhà lãnh đạo

6.4 Phát triển kỷ luật

Rèn luyện thói quen kỷ luật chính là yếu tố nhà lãnh đạo 5 cấp độ phải có. Sự kỷ luật không đồng nghĩa với việc mất đi tự do. Thực tế đã chứng minh, nhà lãnh đạo và nhân viên sẽ thoải mái hơn khi có thể tự do làm việc, chỉ cần tuân thủ theo định hướng và nguyên tắc rõ ràng.

Ngược lại, nếu nhà lãnh đạo không thiết lập các nguyên tắc thì họ sẽ dễ trở thành nô lệ của cảm xúc, tâm trạng, ham muốn viển vông. Do đó, họ phải tự tạo ra kỷ luật nghiêm khắc cho chính mình và truyền cảm hứng đó cho toàn bộ nhân viên cấp dưới.

​5 cấp độ lãnh đạo

Tính kỷ luật là yếu tố then chốt để trở thành nhà lãnh đạo được cấp dưới tin yêu

6.5 Dẫn dắt với đam mê

Đam mê là nhân tố quan trọng giúp mọi nhà lãnh đạo đạt đỉnh cao của 5 cấp độ lãnh đạo. Đam mê tạo ra động lực lớn cho nhà lãnh đạo, từ đó truyền cảm hứng cho nhân viên, gia tăng năng lượng dồi dào để làm việc hiệu quả hơn. 

Thông thường, nếu nhà lãnh đạo có đam mê mạnh mẽ thì cấp dưới cũng sẽ cảm nhận được, xem đây là tấm gương lớn và có những hành động tương tự. Do đó, nhà lãnh đạo nên có động lực từ nội lực bản thân và truyền cảm hứng cho nhân sự.

​5 cấp độ lãnh đạo

Đam mê giúp nhà lãnh đạo đi đến thành công

Trên đây là bài viết về 5 cấp độ lãnh đạo John Maxwell mà nhà quản trị doanh nghiệp có thể tham khảo. Viindoo chúc doanh nghiệp kinh doanh thành công và đạo tạo ra thế hệ lãnh đạo xuất sắc

>>>> Xem Thêm:


5 cấp độ lãnh đạo John Maxwell và cách trở thành leader vĩ đại
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Vân Anh 9 tháng 12, 2022

SHARE THIS POST
Đăng nhập để viết bình luận


Cách xây dựng bản mô tả công việc chuyên nghiệp, ấn tượng