Mô hình Agile là gì? Ưu, Nhược điểm và Cách triển khai hiệu quả

Mô hình Agile là gì? Hiện nay, rất nhiều công ty trên thế giới đã sử dụng mô hình Agile giúp quản lý công việc tiện lợi, hiệu quả. Ở Việt Nam mô hình này cũng đang dần trở nên phổ biến. Vậy những ưu điểm của mô hình này là gì và triển khai như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Hãy cùng Viindoo tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây.

1. Mô hình Agile là gì?

Trước tiên, hãy cùng Viindoo tìm hiểu về mô hình Agile là gì. Về cơ bản, Agile là mô hình theo vòng lặp: doanh nghiệp sẽ chia một dự án lớn thành các nhiệm vụ nhỏ được thực hiện trong khoảng thời gian cố định (sprint). Nhờ đó, quá trình quản lý dự án trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, doanh nghiệp có thể chuẩn bị tốt hơn cho dự án.

Đặc biệt trong trường hợp khách hàng thay đổi mục tiêu, mô hình Agile sẽ cho phép doanh nghiệp đánh giá nhiệm vụ đang làm và từng bước điều chỉnh dễ dàng hơn. y.

Những ưu điểm và tiềm năng của quản lý dự án Agile là vô cùng lớn. Mô hình giúp làm giảm được thời gian giữa các công việc, đẩy nhanh tốc độ dự án. Trong thời gian gần đây, hơn một nửa trong 19 quốc gia được khảo sát đã áp dụng mô hình Agile. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang lựa chọn phương thức Agile để có thể theo kịp tiến độ công việc trong tương lai.

mô hình Agile

Mô hình Agile cho phép chia nhỏ dự án thành những nhiệm vụ nhỏ hơn

1.1 Đặc điểm

Những giá trị mà mô hình Agile đem lại cho việc vận hành và quản lý dự án là vô cùng lớn. Dưới đây là 7 đặc điểm tiêu biểu của mô hình quý độc giả có thể tham khảo:

  • Sự phát triển: Với mô hình Agile, các nhiệm vụ riêng biệt có thể được hoàn thành trong mỗi lần chạy nước rút được sắp xếp trong sprint backlog bởi các nhóm riêng biệt và độc lập. Theo thời gian, phần mềm sẽ phát triển dần dần cho đến khi nó đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
  • Tính lặp: Mô hình Agile sẽ chia nhỏ công việc lớn thành những phần công việc nhỏ hơn và thực hiện lặp lại trong một khoảng thời gian cụ thể. Trong mỗi phần nhỏ đó, mỗi cá nhân hay nhóm sẽ được giao nhiệm vụ lên kế hoạch, nghiên cứu yêu cầu khách hàng, xây dựng và triển khai dự án, cuối cùng là đánh giá kết quả.
  • Nhóm tự tổ chức: Tính độc lập, tự lập, không bị phụ thuộc là đặc trưng tiêu biểu của một nhóm nhân sự trong mô hình Agile. Đứng trước một khối lượng công việc đề ra, mỗi thành viên trong tổ chức đều chủ động lên kế hoạch thực hiện công việc của riêng mình và đảm bảo kết quả chung luôn tốt nhất.
  • Tính thích ứng: Mỗi phần công việc nhỏ sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian cố định khá ngắn, vì vậy các thành viên đều phải có khả năng thích nghi cao.
  • Tính minh bạch: Trong mô hình Agile thì giao tiếp đóng vai trò cốt lõi rất quan trọng. Việc giao tiếp minh bạch giúp kết nối các thành viên trong dự án, kể cả khách hàng. Thông qua đó, quy trình thực hiện sẽ trở nên rõ ràng, trơn tru hơn, hạn chế các “điểm nghẽn” do không phát hiện vấn đề kịp thời. Kết quả công việc cũng được tối ưu hơn, giảm được tình trạng phải sửa chữa nhiều.
  • Phát triển dựa trên những giá trị: Phát triển dựa trên các giá trị được xây dựng dựa theo sự tương tác giữa nhóm phát triển và người ra yêu cầu cho sản phẩm/ công việc. Với đặc điểm này, nhóm thực thi sẽ ưu tiên những công việc quan trọng và loại bỏ những việc không cần thiết.
mô hình agile là gì

Phương pháp Agile có thể dễ dàng thay đổi và điều chỉnh theo yêu cầu khách hàng​

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Agile project management là gì? Quy trình Agile project management

1.2 Nguyên tắc

Khi sử dụng mô hình Agile, độc giả cần chú ý những nguyên tắc chính dưới đây:

  • Sẵn sàng chấp nhận thay đổi ngay cả khi dự án đang triển khai ở giai đoạn cuối.
  • Ưu tiên triển khai công việc theo các mốc thời gian không quá dài.
  • Luôn giữ tương tác và kết nối giữa các thành viên trong nhóm cũng như người ra yêu cầu cho sản phẩm/ công việc.
  • Ưu tiên giao tiếp trực tiếp để truyền tải thông tin hữu hiệu nhất.
  • Luôn hỗ trợ các cá nhân khác, hướng tới kết quả chung tốt nhất.
  • Luôn phân công công việc để đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ.
  • Mô hình Agile thường có tính ổn định lâu dài và liên tục.
  • Đơn giản hóa khối lượng công việc bằng cách tìm ra giải pháp để loại bỏ hoặc thay thế những công việc không cần thiết trong dự án.
  • Sáng tạo, chủ động và độc lập trong công việc.
  • Các nhóm sẽ đưa ra những đánh giá định kỳ để tìm ra phương pháp hiệu quả cũng như điều chỉnh những công việc chưa phù hợp.

>>>> Xem thêm: 12 nguyên tắc Agile khi quản lý dự án theo Agile

mô hình Agile

Thời gian cho mỗi công việc nhỏ nên từ vài tuần đến một tháng

2. Lợi ích của mô hình Agile trong các dự án

2.1 Cung cấp dữ liệu đầy đủ

Mô hình Agile cho phép thông tin của dự án được cập nhật minh bạch, đầy đủ về khách hàng, thị trường, nội bộ công ty. Từ đó, ban lãnh đạo và nhân viên có một cái nhìn khái quát về dự án.

2.2 Khách hàng hài lòng

Mô hình Agile lấy khách hàng làm trung tâm nên tất cả những phản hồi, nhu cầu của khách về sẽ được lắng nghe và tiến hành cải tiến, thay đổi trong quá trình thực hiện phần mềm, qua đó đem lại sự hữu ích, tiện dụng cho người dùng. Đôi khi khách hàng chỉ có hình dung khái quát về sản phẩm nhưng trong quá trình trao đổi và làm việc, Agile sẽ kết nối nhóm và khách hàng giúp sản phẩm tốt hơn mong đợi.

2.3 Làm việc nhóm hiệu quả

Agile khuyến khích nhân sự tập trung vào dự án để đem đến sản phẩm tốt nhất. Ví dụ, trong phương pháp Scrum sẽ có một Scrum Master đóng vai trò đảm bảo đội nhóm làm việc gắn kết hiệu quả, loại bỏ các vấn đề gây mất tập trung cho nhân sự.

2.4 Thực hiện thay đổi nhanh chóng

Mô hình Agile chia dự án thành nhiều giai đoạn nhỏ độc lập và thực hiện song song nhau. Thành viên các nhóm đều nắm rõ dữ liệu, thông tin mỗi giai đoạn. Vì thế, các đội nhóm của từng sprint đều có thể linh hoạt đáp ứng theo mọi thay đổi.

3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Agile

Dưới đây hãy cùng Viindoo tìm hiểu kỹ hơn về ưu điểm của mô hình Agile cũng như những nhược điểm mà mô hình này còn tồn tại.

Ưu điểm
Nhược điểm
  • Mô hình Agile giúp doanh nghiệp thích nghi hiệu quả hơn với những yêu cầu của khách hàng.
  • Gia tăng độ tin tưởng của khách hàng.
  • Khách hàng được tham gia đóng góp, cho ý kiến trong quá trình thực hiện nên sản phẩm đưa ra dễ được tiếp nhận hơn.
  • Có thể linh hoạt thay đổi các yêu cầu, định hướng phát triển của dự án.
  • Khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả, chất lượng công việc ở các giai đoạn đầu.
  • Phát triển phương thức Agile phải phụ thuộc vào yếu tố đầu vào của khách hàng. Điều này có thể làm dự án triển khai bị chệch hướng.
  • Khó khăn trong việc giao tiếp mặt đối mặt, nhất là với các tổ chức quy mô lớn.
  • Chỉ có đội ngũ các lập trình viên cao cấp mới có thể đưa ra những quyết định quan trọng và cấp bách trong quá trình triển khai. Điều này sẽ thực sự gây khó khăn cho những người mới bắt đầu.


ưu điểm của mô hình agile

Mô hình Agile có những ưu điểm giúp đem lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp

>>>> Đọc Thêm Về: Sơ đồ PERT là gì? Cách vẽ sơ đồ mạng lưới PERT chi tiết

4. Các phương pháp quản lý dự án Agile được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay

4.1 Phương pháp Scrum

Scrum là gì? Scrum giúp quản lý, kiểm soát tất cả các dự án có tính vòng lặp. Đây là phương pháp chia nhỏ dự án thành những phần nhỏ hơn và được quản lý bởi một Scrum Team trong một thời gian xác định trước. Để lập được Scrum Team, ta cần xác định được scrum master, product owner, product goal.

4.2 Phương pháp XP

XP hay còn gọi là eXtreme Programming, là phương pháp lập trình cực hạn. XP giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm hướng tới việc nâng cao chất lượng và đảm bảo sản phẩm có thể đáp được nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng. Người ta thường áp dụng XP vào kỹ thuật lập trình, làm việc nhóm, giao tiếp rõ ràng để tạo ra sản phẩm tốt nhất.

4.3 Phương pháp Kanban

Kanban là gì? Kanban là công cụ giúp trực quan hóa nhiệm vụ mà các bộ phận cần làm qua các giai đoạn cụ thể để nâng cao hiệu quả chung, nhất là khi có nhiều việc trong cùng một thời điểm. Trong sản xuất, Kaban lại trở thành công cụ kiểm soát dây chuyền, chỉ định các công đoạn khác nhau và nguyên liệu sản xuất thông qua màu sắc thể hiện.

4.4 Phương pháp DSDM

DSDM hay còn gọi là phương pháp phát triển hệ thống động. Đặc trưng nổi bật nhất của DSDM là cho phép người dùng cùng các bên liên quan tích cực tham gia vào trong quá trình phát triển phần mềm, và nhóm phát triển được trao quyền cho việc ra quyết định trong dự án. Phương pháp DSDM tuân thủ đúng theo 8 nguyên tắc: sự hợp tác; giao đúng hạn; tập trung vào nhu cầu kinh doanh; kiểm soát được chứng minh; giao tiếp rõ ràng, liên tục; không giảm chất lượng; phát triển lặp đi, lặp lại; sáng tạo theo các bước nền tảng.

4.5 Phương pháp FDD

FDD là phương pháp phát triển theo hướng tính năng tạo ra một quy trình lặp rất ngắn được gắn kết với nhau. Sau khi xác định mô hình dạng tổng thể, nhóm thực hiện dự án FDD sẽ gạch ra một danh sách tính năng và chia chúng thành các quy trình công việc cụ thể. Ưu điểm của phương pháp này là nó có thể mở rộng, sử dụng hiệu quả với nhóm lớn và giúp rút ngắn thời gian thực hiện.

5. Các bước triển khai mô hình Agile

Vậy quy trình triển khai mô hình Agile bao gồm những bước nào? Quý độc giả có thể tham khảo 6 bước dưới đây trong việc ứng dụng trong phương thức Agile.

  • Xây dựng kế hoạch dự án

Tương tự như những dự án khác, đầu tiên, nhóm phát triển phải xác định mục tiêu cuối cùng, giá trị mà dự án đem lại cho khách hàng là gì. Sau đó, đội ngũ phải vạch ra những công việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra. Cần lưu ý, trong quá trình áp dụng mô hình Agile, các công việc thực hiện này hoàn toàn có thể được điều chỉnh để phù hợp hơn với sự thay đổi trong nhu cầu.

  • Thiết lập lộ trình sản phẩm

Product roadmaps được hiểu là các giai đoạn quan trọng tương tự Project milestones trên hành trình tạo ra sản phẩm cuối cùng. Ở giai đoạn này, đội ngũ thực hiện cần xây dựng lộ trình cụ thể và đầy đủ nhất để có thể cho ra sản phẩm cuối cùng hoàn hảo nhất.

  • Xây dựng kế hoạch phát hành

Một trong những khác biệt của mô hình Agile và Waterfall truyền thống là mô hình Agile cho phép người thực hiện hoàn thành một tính năng/ công việc cụ thể sau mỗi giai đoạn ngắn. Thay vì phải chờ đợi hàng tháng hay cả năm trời để nhìn được sản phẩm cuối cùng, đội nhóm thực hiện và các bên liên quan có thể mường tượng được thông qua các tính năng được hoàn tất trong từng chu kỳ ngắn.

Vì thế, trước khi bắt đầu triển khai dự án, hãy xây dựng một kế hoạch cho các bản phát hành tính năng. Từ đó, các bên liên quan có thể dễ dàng truy cập và đánh giá lại kế hoạch phát hành cho mỗi tính năng ấy.

ví dụ mô hình agile

Các bước triển khai mô hình Agile

  • Xây dựng kế hoạch từng sprint

Trước khi mỗi Sprint bắt đầu, những bộ phận có liên quan phải lên kế hoạch Sprint và xác định những công việc gì cần phải hoàn thành. Lưu ý, cần phân chia nhiệm vụ đồng đều giữa những cá nhân trong nhóm để đảm bảo nhiệm vụ được hoàn thành đúng hạn trước thời gian chạy nước rút.

  • Đánh giá hiệu quả dự án hàng ngày

Vận hành dự án theo mô hình Agile đòi hỏi nhóm thực hiện phải tổ chức những cuộc họp, trao đổi ngắn hàng ngày để đánh giá và cân nhắc công việc. Trong cuộc trao đổi đó, mỗi người sẽ thông tin ngắn gọn về những công việc đang đảm nhận, có gặp khó khăn hay vấn đề gì không.

  • Đánh giá Sprint

Sau khi kết thúc mỗi Sprint, nhóm thực hiện sẽ tổ chức hai cuộc họp. Đó là cuộc họp với những bộ phận liên quan để nghiệm thu sản phẩm đã hoàn thành, và một cuộc họp trực tiếp để các bên thảo luận về những phát sinh về sản phẩm (nếu có).

mô hình Agile

Đánh giá Sprint và thảo luận những vấn đề về sản phẩm

Trên đây là toàn bộ thông tin về mô hình Agile cũng như những ưu nhược điểm của mô hình trong việc quản lý các dự án mà Viindoo muốn cung cấp đến doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin sẽ giúp quản lý, chủ doanh nghiệp có thể tham khảo và ứng dụng vào mô hình kinh doanh của mình phù hợp nhất.

>>>> Bài Viết Hữu Ích Cùng Chủ Đề:


Mô hình Agile là gì? Ưu, Nhược điểm và Cách triển khai hiệu quả
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Vân Anh 10 tháng 5, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả cho nhà quản lý mới