So sánh sự khác biệt giữa Agile và Waterfall trong quản lý dự án

Agile và Waterfall là hai mô hình quản lý dự án phổ biến, đặc biệt là với các doanh nghiệp phát triển phần mềm. Tuy nhiên, mỗi mô hình lại có đặc thù riêng phù hợp với từng loại hình dự án khác nhau. Cùng Viindoo so sánh Agile vs Waterfall cũng như tìm ra sự khác biệt giữa hai mô hình trong bài viết này nhé!

1. Mô hình Waterfall là gì? Ưu - Nhược điểm của mô hình Waterfall

Waterfall là mô hình quản lý dự án theo chiều dọc được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1970 bởi Winston W. Royce. Mô hình này thường chia dự án thành 5 giai đoạn khác nhau và đòi hỏi nhóm thực hiện phải hoàn thành các giai đoạn theo đúng thứ tự, xong giai đoạn này mới đến giai đoạn khác. Vì tính chất tuần tự như vậy nên mô hình này được đặt tên là Waterfall (thác nước).

Các giai đoạn của mô hình Waterfal

Các giai đoạn của mô hình Waterfal

Mô hình Waterfall có những ưu, nhược điểm rõ ràng như sau:

Ưu điểm
Nhược điểm
Kế hoạch thực hiện chắc chắn, rõ ràng từ khi bắt đầu tới kết thúc dự án

Dự án có thể kéo dài hơn dự kiến khi một giai đoạn bị chậm trễ.
Xác định rạch ròi yêu cầu ngay từ đầu, giúp hạn chế tối đa các yêu cầu phát sinh. Nhờ đó dự án không bị kéo dài thời gian thực hiện.

Khó phát hiện và xử lý vấn đề phát sinh ngay trên từng giai đoạn
Quy trình làm việc rõ ràng, rành mạch, kết thúc giai đoạn này rồi mới đến giai đoạn khác.
Đòi hỏi phải lên kế hoạch hoàn chỉnh trước khi bắt đầu dự án, dẫn tới điểm yếu là thiếu tính linh hoạt, khó thay đổi.

2. Mô hình Agile là gì? Ưu - Nhược điểm của mô hình Agile

Mô hình Agile là một trong những cụm từ “hot” nhất trong nhiều năm trở lại đây, quản lý dự án bằng Agile được ứng dụng bởi nhiều tập đoàn lớn như Amazon, IBM, Dell, Spotify, Mozilla…

Về cơ bản, quản lý dự án Agile là mô hình theo vòng lặp: doanh nghiệp sẽ chia một dự án lớn thành các dự án con (sprint) và thực hiện song song các dự án này cùng lúc. Mỗi sprint thường bao gồm các giai đoạn:

  1. Lập kế hoạch (Sprint Backlog)

  2. Thiết kế giải pháp  

  3. Lập trình/ Thực hiện

  4. Kiểm thử

  5. Kiểm tra

  6. Phát hành

Xuyên suốt quá trình đó, các sản phẩm hay vấn đề phát sinh được tạo mới và xử lý liên tục. Ở cuối mỗi sprint, người phụ trách dự án và các nhóm liên quan sẽ cùng xem xét kết quả, thực hiện điều chỉnh kịp thời. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho tới khi hoàn tất dự án lớn.

Agile method phases

Những giai đoạn của mô hình phương pháp Agile

Mô hình Agile có những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm
Nhược điểm
Thực hiện nhiều dự án sprint trong thời gian ngắn giúp thúc đẩy hiệu quả, năng suất công việc.

Nhân viên dễ bị mất tập trung, phân bổ thời gian không phù hợp khi thực hiện nhiều dự án nhỏ cùng lúc.
Linh hoạt thay đổi yêu cầu, định hướng cho sản phẩm, dự án.

Khó đảm bảo tiến độ chung của tất cả đội nhóm.
Khách hàng có thể tham gia phản hồi, đóng góp vào quá trình thực hiện dự án, giúp sản phẩm đưa ra dễ được tiếp nhận hơn.
Khó ước tính thời gian hoàn thiện dự án ngay từ đầu vì có nhiều thay đổi, phát sinh trong quá trình thực hiện. 
 

Agile vs Waterfall

Dựa vào những thông tin trên, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa Agile và Waterfall:


WaterfallAgile
Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện cố định.

Được vạch ra ngay từ trước khi bắt tay thực hiện dự án.
Thời gian linh hoạt thay đổi.

Phụ thuộc theo tiến trình và định hướng thực tế của dự án.

Mức độ can thiệp của khách hàng
Một khi các yêu cầu và Mục tiêu dự án  được xác định, khách hàng sẽ không tham gia thêm vào quá trình thực hiện.Khách hàng tham gia trực tiếp, sâu sát và đưa ý kiến phản hồi song song trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Tính linh hoạt
Mức độ linh hoạt thấp.

Nhóm thực hiện sẽ phải hoàn thành giai đoạn trước rồi mới chuyển sang giai đoạn tiếp theo dựa trên mốc thời gian đã xác định từ đầu.
Mức độ linh hoạt cao.

Việc chia dự án thành các sprint song song cho phép thay đổi hướng tiếp cận, triển khai dự án mà không quá ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chung.

Chi phí
Chi phí cố định.

Vì các dự án theo mô hình Waterfall thường được lên kế hoạch ngay từ đầu và ít có thay đổi trong quá trình thực hiện.
Chi phí linh hoạt,

Phụ thuộc vào mức độ thay đổi của dự án trong quá trình thực hiện.

>>>> Tìm hiểu thêm: 12 nguyên tắc Agile khi quản lý dự án theo Agile

4. Nên lựa chọn mô hình nào để quản lý dự án?

Trên thực tế, không có mô hình nào là tốt nhất, mà chỉ có lựa chọn phù hợp nhất. Dựa trên bảng so sánh như trên, rõ ràng, nếu muốn lựa chọn mô hình quản lý dự án phù hợp, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi:  

Doanh nghiệp nên chọn mô hình phù hợp nhất chứ không nên tìm mô hình tốt nhất. Dựa vào bảng so sánh trên, trả lời các câu hỏi sau đây là điều cần thiết để lựa chọn mô hình quản lý dự án phù hợp:

Are the goals and scope of the project fixed or not?

Mô hình Waterfall - với hình thức triển khai theo chiều dọc, sẽ phù hợp với những dự án có kết quả cụ thể, phạm vi cố định. Trong khi đó, Agile lại khuyến khích sự thay đổi, thử nghiệm, điều chỉnh để mang tới kết quả tốt nhất có thể.

4.2 Dự án có đòi hỏi tuân theo quy định, yêu cầu chặt chẽ hay không?

Nếu câu trả lời là có, vậy mô hình Waterfall sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cả. Như đã phân tích ở trên, mô hình thác nước đặc biệt thích hợp để quản lý các dự án có yêu cầu, quy định chặt chẽ.

Trong khi đó, Agile sẽ phù hợp hơn với các công ty công nghệ hay doanh nghiệp startup có tốc độ thay đổi nhanh chóng. Việc chia nhỏ công việc ra thành nhiều phần vừa giúp doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thay đổi, vừa hỗ trợ phát hiện và sửa chữa lỗi kịp thời.

4.3 Chủ nhiệm dự án, các bên liên quan có can thiệp sâu vào quá trình thực hiện hay không?

Mô hình Agile phù hợp với những dự án yêu cầu sự tham gia chặt chẽ của các bên liên quan trong quá trình thực hiện. Việc chia nhỏ dự án thành các sprint và thực hiện song song giúp nhóm thực hiện dễ dàng thay đổi, điều chỉnh theo yêu cầu phát sinh. Ngược lại, vì tính chất chặt chẽ, cố định nên mô hình Waterfall thường sẽ không đủ linh hoạt trong trường hợp này.

Hy vọng, qua bài viết so sánh Agile và Waterfall trên đây, các doanh nghiệp đã giải đáp được khúc mắc và nhận biết được sự khác biệt giữa Agile và Waterfall trong quản lý dự án. Viindoo hy vọng doanh nghiệp có thể lựa chọn được mô hình phù hợp nhất.Viindoo mong rằng doanh nghiệp có thể lựa chọn được mô hình phù hợp nhất.
So sánh sự khác biệt giữa Agile và Waterfall trong quản lý dự án
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Trần Thị Lâm Anh 21 tháng 5, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Lấy khách hàng làm trung tâm: Chiến lược kinh doanh bền vững