Agile project management là gì? Hiệu quả của phương pháp này ra sao? Với những bạn lần đầu tiếp cận đây chắc chắn vẫn còn là thuật ngữ khá xa lạ. Vậy ngay bây giờ, hãy cùng Viindoo tìm hiểu về Agile project management và quy trình ứng dụng của phương pháp quản lý dự án này.
1. Agile project management là gì?
Quản lý dự án Agile hay Agile project management là phương pháp quản lý bao gồm một lộ trình phát triển sản phẩm và các nhiệm vụ nhỏ để đạt được mục tiêu dài hạn tốt hơn. Nó tạo điều kiện cho làm việc theo nhóm và cộng tác bằng cách tăng phản hồi về sản phẩm.
Agile project management là gì?
2. Quy trình Agile project management
Về cơ bản, để xây dựng một quy trình Agile project management, chúng ta sẽ phải đi qua 5 bước chính sau:
2.1 Kế hoạch dự án
Bắt đầu bất kỳ dự án nào cũng cần lập kế hoạch đầy đủ bao gồm cả time lines, Project milestones, tất cả các phương án khả thi, rủi ro tiềm ẩn, v.v. để có cái nhìn toàn diện nhất về dự án.
2.2 Xác định lộ trình
Một quyết tâm tốt của lộ trình là chìa khóa thành công của bất kỳ dự án nào.
Bạn phải nắm chắc những gì chúng ta cần phải làm trước mắt, cũng như các bước đi tiếp theo để mang lại những thắng lợi lớn và giảm thiểu rủi ro xuống thấp nhất có thể.
Xác định lộ trình trước khi bắt tay làm việc
2.3 Tiến hành bàn giao và phân công nhiệm vụ
Sau khi đã nắm rõ mọi việc cần làm thì đã đến lúc các nhóm trưởng bàn giao công việc cho từng thành viên.
Từ xưa dân gian đã có câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, bởi vậy sự đoàn kết giữa các thành viên sẽ tạo động lực phát triển cho dự án thành công.
Giai đoạn này rất cần sự khôn khéo đến từ vị trí người chỉ huy dự án nhằm bảo đảm rằng, tất cả mọi thành viên đều nhận được nhiệm vụ một cách công bằng và đúng với chuyên môn đã được hướng dẫn, phù hợp với kỹ năng của mọi người.
>>>> Đọc Thêm Về: Project Manager là gì? Tìm hiểu về vai trò và công việc của PM
2.4 Cập nhật tiến độ
Mỗi dự án cần sẽ cần có nhiều những buổi họp nhóm thường xuyên với tiêu chí cập nhật tiến độ hoàn thành công việc liên tục.
Tham gia vào các cuộc họp hàng ngày để thông báo về những gì các thành viên trong nhóm đã đạt được và những vấn đề còn tồn đọng. Từ đó tất cả mọi người sẽ có thể tham khảo sự tư vấn từ các thành viên khác và đưa ra những phương án phù hợp để giải quyết vấn đề khó khăn gặp phải.
Tốt nhất là người quản lý sẽ giữ cho các cuộc họp này ngắn gọn để tránh làm chậm tiến độ dự án, nhưng đừng làm cho chúng ngắn đến mức các thành viên trong nhóm không gặt hái được bất kì thông tin có giá trị gì.
2.5 Tương tác với khách hàng
Hãy đảm bảo rằng bạn có thể cung cấp kết quả từng giai đoạn của dự án cho khách hàng và để họ đưa ra những ý kiến góp ý, quyết định cách thực hiện các thay đổi khi cần thiết.
Thành viên của dự án nên cùng nhau thảo luận về các điểm cần cải thiện, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng về kết quả cuối cùng ở mức cao nhất có thể.
>>> Xem thêm: So sánh mô hình Agile và mô hình Waterfall trong quản lý dự án
3. Lợi ích của Agile project management
Sau đây là một số lợi ích được rất nhiều nhà quản trị áp dụng thực tế mô hình Agile project management và phản hồi lại:
3.1 Có rất ít rủi ro
Agile project management bắt nguồn từ thị trường ngành công nghiệp phần mềm, khi các lập trình viên nhận ra nhu cầu trong việc tự động hóa quá trình quản lý dự án và dần dần tìm ra giải pháp công nghệ để khắc phục.
Việc chia nhỏ các nhiệm vụ để hoàn thành dự án của Agile cho phép nhóm phát triển kiểm soát được hoạt động của dự án cũng như lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, đưa ra những giải pháp kịp thời.
3.2 Sản phẩm tuyệt vời hơn
Agile project management làm tăng tương tác và cũng cải thiện thêm tốc độ giữa nhóm tổ chức dự án với khách hàng.
Điều này giúp hiểu rõ được kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm hơn. Đồng thời, những phản ánh của khách hàng về sản phẩm sẽ được ghi nhận nhằm cải thiện kết quả cuối cùng.
>>>> Xem Thêm Về: 12 nguyên tắc Agile khi quản lý dự án theo Agile
3.3 Hợp tác mạnh mẽ hơn
Năm bước được nêu trong quy trình quản lý Agile sẽ cải thiện sự hợp tác thường xuyên hơn giữa các công ty và khách hàng, cũng như giữa các thành viên trong nhóm.
3.4 Đẩy nhanh tiến độ dự án
Với Agile project management, việc quản lý dự án sẽ được thay thế bằng phương thức tự động hóa. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giảm bớt gánh nặng cho các nhóm trưởng.
Khi đó, thay vì dành thời gian để theo dõi từng nhiệm vụ một như phương pháp quản lý thông thường, với Agile project management, nhóm trưởng có thể đi hỗ trợ các thành viên khác trong quá trình làm việc. Từ đó khiến các nhiệm vụ được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Lợi ích của Agile project management là gì?
Một dự án thành công là sự đóng góp của nhiều yếu tố có ý nghĩa, trong đó tìm ra phương pháp quản lý phù hợp là một trong những yếu tố quyết định. Mong rằng qua bài viết trên của Viindoo, các nhà lãnh đạo đã hiểu rõ hơn về quản lý dự án Agile là gì và có thể bắt đầu áp dụng thành công vào thực tế.
Bạn đã sẵn sàng trải nghiệm?
ĐĂNG KÝ NGAY hoặc Nhận tư vấn
>>>> Bài Viết Hữu Ích Khác: