Project Manager là gì? Hiện nay, vị trí này đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những bạn đang làm trong lĩnh vực IT. Để có thể hiểu rõ hơn về vai trò cũng như công việc của một Project Manager, hãy đọc bài viết dưới đây của Viindoo để có thêm những thông tin bổ ích nhé!
1. Project Manager là gì?
Có thể nói Project Manager (PM) được hiểu là người “phụ trách” dự án hoặc công việc của dự án. Công việc của người quản lý dự án bao gồm thiết lập và tổ chức các kế hoạch dự án, theo dõi , ngân sách, thiết bị hoặc tài liệu, nhân sự, v.v. từ đầu đến cuối dự án.
Ngoài ra, Project Manager cũng là người chịu trách nhiệm và quản lý tiến độ dự án. PM cần đảm bảo nhân sự đang hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được giao, theo dõi cũng như báo cáo và cập nhật tiến trình làm việc với các trưởng dự án (leader project).
Project Manager đảm bảo nhân sự có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong dự án
Khác với leader project và scrum master, project manager không phải là người chịu trách nhiệm truyền động lực, theo dõi, động viên và giúp đỡ các thành viên trong team. Tuy nhiên, project manager phải là người có khả năng cân bằng mọi yếu tố, nhiệm vụ trong dự án.
Ngoài ra, nhiều bạn đọc cũng thắc mắc thuật ngữ Project Management là gì? Đây là việc áp dụng các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của Project Manager vào dự án để đạt được hiệu quả cao cho dự án đó.
2. Mô tả công việc của Project Manager
Vậy công việc mà một Project Manager sẽ phải thực hiện trong doanh nghiệp bao gồm những gì? Hãy cùng Viindoo tìm hiểu về mô tả công việc Project Manager qua những nội dung sau nhé!
2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai dự án
Bước đầu tiên trong công việc của Project Manager là lên kế hoạch về lộ trình của dự án cũng như số nhân sự sẽ tham gia. Ngoài ra, PM cũng cần phải đề ra thời gian hoàn thành dự án, kinh phí và dự đoán, quản lý rủi ro dự án. Có thể nói, công việc này của PM có thể được ví như xây dựng nền móng ban đầu cho dự án.
Project Manager sẽ phải thực hiện việc xây dựng kế hoạch triển khai dự án
2.2 Theo dõi tiến độ công việc và quản lý nhân sự
Sau khi đã lên được kế hoạch về lộ trình và timeline để triển khai dự án, Project Manager cần phải theo dõi tiến độ của dự án sát sao. Họ sẽ phải đảm bảo các giai đoạn đã đặt ra trong dự án đó phải được hoàn thành theo đúng mốc thời gian đã được nêu ra.
Project Manager cần phải theo dõi tiến độ của dự án và quản lý đội ngũ nhân sự
Ngoài ra, Project Manager cũng sẽ là người thực hiện công việc quản lý đội ngũ nhân sự thực hiện dự án. Họ cần phân công nhiệm vụ cho từng người và đốc thúc mỗi cá nhân đó hoàn thành nhiệm vụ đã được giao theo đúng thời hạn để tránh làm chậm trễ tiến độ chung.
2.3 Quản lý ngân sách và đảm bảo chất lượng dự án
Không chỉ riêng về vấn đề con người, quản lý ngân sách và chi phí dự án cũng là vấn đề thuộc trách nhiệm của PM. PM sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý chi tiêu ngân sách, đảm bảo ngân sách được phê duyệt để thực hiện dự án. Ngân sách và chi phí có thể bao gồm cả chi phí công cụ cũng như chi phí nhân sự,…
Một Project Manager cần biết quản lý ngân sách và đảm bảo chất lượng của dự án
Ngoài ra, PM còn phải chịu trách nhiệm về tất cả việc Phân bổ nguồn lực của dự án. Nếu vấn đề này được đảm bảo, nhóm có thể hoàn thành dự án trong thời gian ngắn nhất và song hành với chất lượng tốt nhất để mang đến một sản phẩm hiệu quả cho khách hàng.
2.4 Định hướng mục tiêu cho nhân sự
Hiện nay, có thể thấy, đối với những nhân sự ít kinh nghiệm, họ thường quan tâm đến định hướng và con đường phát triển cho công việc đó. Tuy nhiên, mỗi cá nhân đều sở hữu những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau.
Một Project Manager tốt sẽ hiểu rõ nhân sự của mình để có thể hướng họ tới con đường, lộ trình thăng tiến và sự nghiệp tốt nhất. Chúng ta có thể lấy ví dụ như từ một Developer nhưng có thể phát triển thành Tech lead, BrSE hay PM,...
Project Manager cần định hướng rõ mục tiêu cho từng nhân sự trong nhóm
3. Làm sao để trở thành Project Manager?
Vậy hiện nay, để trở thành một Project Manager, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết nào? Hãy theo dõi nội dung dưới đây của Viindoo để biết thêm chi tiết nhé!
3.1 Về trình độ
Để trở thành một Project Manager, bạn sẽ cần có 3 – 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm việc của mình. Song song với kinh nghiệm, mỗi người cũng cần nắm vững các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đó, PM có thể tham khảo để thi lấy Chứng chỉ PMP - một minh chứng cho năng lực về trình độ của PM.
Một Project Manager cần có ít nhất 3 - 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này
Ngoài ra, trong lĩnh vực IT, một Project Manager sẽ cần trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn, kiến thức cần sâu rộng và bao quát ngành.
3.2 Kỹ năng quản lý công việc
Hiện nay, quản lý công việc là một trong những kỹ năng cần thiết đối với một Project Manager. Hơn nữa, trong kỹ năng quản lý công việc chia nhỏ thành các kỹ năng khác như:
- Kỹ năng quản lý tiến độ dự án
- Kỹ năng quản lý ngân sách, chi phí
- Kỹ năng quản lý nhân sự, đội ngũ cho dự án
- Kỹ năng phát hiện, đánh giá và phòng ngừa rủi ro
Kỹ năng quản lý công việc là một trong những kỹ năng cần thiết của một PM
3.3 Kỹ năng quản lý con người
Ngoài kỹ năng tối thiểu trên, một PM cũng cần trang bị cho mình kỹ năng quản lý con người. Kỹ năng này lại bao gồm những kỹ năng nhỏ khác như:
- Kỹ năng lãnh đạo và đào tạo: Một PM cần biết dẫn dắt, định hướng và đào tạo cho nhân sự phát triển vì một mục tiêu chung
- Kỹ năng xây dựng lòng tin
- Kỹ năng thỏa thuận, giao tiếp với nhân sự, đối tác
Project Manager là gì - Mỗi PM cần có kỹ năng quản trị nhân lực
4. Cơ hội thăng tiến của Project Manager
Hiện nay, tuy có mức độ cạnh tranh cao và khắc nghiệt nhưng có thể thấy, Project Manager vẫn là một vị trí được nhiều nhân sự khao khát, đặc biệt với lĩnh vực quản lý dự án công nghệ thông tin. Sự cạnh tranh cao cũng sẽ đi cùng với độ khó và thách thức của vị trí. Tuy nhiên, nếu theo đuổi tới cùng, chắc chắn, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công với vị trí này.
Hơn nữa, đảm nhiệm vai trò của một Project Manager cũng là bệ phóng thăng tiến tới những vị trí khác, có thể kể đến như:
- Manager/Director: Cấp quản lý cấp trung hoặc vị trí giám đốc.
- CTO (Chief Technical Officer): Người phụ trách các bộ phận kỹ thuật của công ty, doanh nghiệp.
Project Manager có thể nhiều cơ hội để thăng tiến thành CTO
Trên đây là tất cả thông tin về Project Manager là gì mà Viindoo đã chia sẻ. Hy vọng rằng, bài viết này, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan nhất về vai trò và công việc của PM. Ngoài ra, đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Công cụ đắc lực hỗ trợ Project Manager
ĐĂNG KÝ NGAY hoặc Nhận tư vấn