10 chiến lược tuyển dụng nhân sự hiệu quả giúp thu hút nhân tài

Lên kế hoạch và xây dựng chiến lược tuyển dụng đòi hỏi sự nghiên cứu và đầu tư lâu dài từ các doanh nghiệp. Vì vậy, một chiến lược tuyển dụng hiệu quả và tối ưu mới có khả năng thu hút được nhiều nhân tài. Trong bài viết này, Viindoo sẽ bật mí 10 chiến lược tuyển dụng hiệu quả, được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

>>>> Xem Thêm: 11 tiêu chí Phần mềm quản trị nhân sự

1. Chiến lược tuyển dụng là gì? (định nghĩa, lý do, tầm quan trọng)

Chiến lược tuyển dụng là gì? Chiến lược tuyển dụng là kế hoạch bao gồm các hành động giúp doanh nghiệp xác định đối tượng tuyển dụng, từ đó thu hút và tìm được những nhân tài cho các vị trí công việc tại công ty.

chiến lược tuyển dụng

Chiến lược tuyển dụng tốt giúp công ty chiêu mộ thêm nhân viên mới.

Sự thật có thể cho thấy rằng, một quy trình tuyển dụng tốt sẽ mang đến cho doanh nghiệp đội ngũ nhân lực chất lượng và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân viên còn mang lại rất nhiều lợi ích:

  • Giảm tỷ lệ nhân viên nhảy việc: Một nghiên cứu cho thấy có thể giảm 28% số lượng nhân viên nghỉ việc nếu công ty đó đầu tư vào vấn đề tuyển dụng. Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ giúp những nhân viên thực sự chất lượng sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Bên cạnh đó, một chiến lược tuyển dụng hiệu quả cũng phản ánh được chất lượng công việc và doanh tiếng của công ty.
  • Tiết kiệm chi phí và nguồn lực: Kế hoạch tuyển dụng nhân sự được đầu tư, nghiên cứu chiến lược ngay từ đầu sẽ đem đến cho công ty một lượng lớn nhân sự có năng lực, một nền tảng vững chắc để hỗ trợ công ty nhưng không tốn quá nhiều chi phí.

2. Quy trình xây dựng chiến lược tuyển dụng

Đừng bỏ qua phần này nếu bạn không muốn bỏ lỡ những thông tin quan trọng nhất. 5 bước dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng được chiến lược tuyển dụng hiệu quả.

  • Xác định nhu cầu tuyển dụng: Xác định khả năng phát triển của công ty trong tương lai, dự tính được tỷ lệ nhân viên nghỉ việc, chính sách chung của doanh nghiệp và số lượng nhân viên còn thiếu ở mỗi phòng ban,... Sau khi xác định được các vấn đề trên, hãy xây dựng lộ trình kế hoạch bồi dưỡng và phát triển lượng nhân viên đã tuyển.
  • Dựng khung năng lực nhân sự bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
    • Bạn muốn nhân viên của mình có những phẩm chất và kỹ năng nào?​
    • Họ cần làm gì mỗi ngày để đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn? 
      Ở quy trình này, bạn nên tham khảo ý kiến từ trưởng bộ phận vị trí đó để có được những nhân tài mong muốn.
  • Tạo dựng một bản tuyển dụng thu hút: Thay vì chèn hàng loạt các yêu cầu tuyển dụng, doanh nghiệp hãy nhấn mạnh những lợi ích và quyền lợi mà nhân viên được hưởng khi gia nhập công ty của bạn. Doanh nghiệp cũng nên tạo dựng một bản mô tả công việc hấp dẫn nêu những sứ mệnh và tầm nhìn của công ty để thu hút nhu cầu nhân viên.
  • Áp dụng bài kiểm tra năng lực khi xây dựng quy trình tuyển dụng: Đây sẽ là một bước quan trọng để bạn có thể phân loại lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất. Đặt những câu hỏi để thử thách ứng viên bộc lộ được kinh nghiệm của bản thân. Một vài bài test bạn có thể áp dụng là test IQ, EQ, đặc biệt là năng lực nghề nghiệp.
  • Đúc kết kinh nghiệm cho những lần tuyển dụng sau: Sử dụng một vài công cụ để giúp quá trình phục vụ và rút kinh nghiệm diễn ra tốt hơn. Doanh nghiệp nhận được gì qua đợt tuyển dụng vừa qua? Nhà tuyển dụng nên nghĩ điều gì nên cần cải thiện sau quá trình tuyển dụng đã diễn ra?
xây dựng chiến lược tuyển dụng

Quy trình xây dựng chiến lược chiêu mộ nhân sự.

3. 10 chiến lược tuyển dụng nhân sự phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay

Dưới đây, Viindoo xin giới thiệu đến bạn 10 cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả để giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nhân tài phù hợp. Cùng theo dõi nhé!

3.1 Tập trung xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Thương hiệu và hình ảnh nhà tuyển dụng có thể xem là yếu tố kiên quyết nhất trong chiến lược tuyển dụng những ứng viên tài năng. Đây là bước khó khăn nhất, đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư lượng lớn thời gian và tiền bạc.

Theo cuộc khảo sát của Glassdoor, mỗi công ty phải chi ít nhất $129000 cho việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng. Mặc dù mức đầu tư lớn, nhưng doanh nghiệp sẽ bù đắp được chi phí bỏ ra khi chiến lược thành công.

chiến lược tuyển dụng

Thương hiệu tuyển dụng uy tín sẽ giúp bạn có thêm nhiều tài năng trẻ.

>>>> Xem Thêm: 11 tiêu chí đánh giá hiệu quả tuyển dụng

3.2 Cải thiện chất lượng buổi phỏng vấn

Phỏng vấn gần như là bước quan trọng nhất trong chiến lược tuyển dụng nhân sự. Thành công hay thất bại một phần lớn nhờ vào bước này. Theo Linkedln, 83% ứng viên cảm thấy tiêu cực trong cuộc phỏng vấn với các nhà tuyển dụng.

xây dựng chiến lược tuyển dụng

Chất lượng buổi phỏng vấn là một yếu tố quan trọng.

Thay vì lặp lại những câu hỏi khô khan, hãy đặt cho ứng viên những câu hỏi thú vị đánh giá được năng lực chuyên môn kèm theo những thông tin hữu ích về kinh nghiệm của họ. Ngoài ra, hãy giữ buổi phỏng vấn có không khí nhẹ nhàng, thân thiện. Với cách này, ngay cả khi không được tuyển dụng, hình ảnh công ty trong mắt họ vẫn tốt đẹp.

>>>> Tham Khảo Thêm: Tuyển dụng nội bộ là gì? Quy trình tuyển dụng nội bộ trong công ty

3.3 Sử dụng dữ liệu để cải thiện quy trình tuyển dụng


Chiến lược tuyển dụng cần được xây dựng chặt chẽ dựa trên những chỉ số quan trọng. Bằng những chỉ số thực này, doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được những công việc nằm trong kế hoạch đang diễn ra thuận lợi và những phần cần được cải thiện.

chiến lược tuyển dụng

Áp dụng dữ liệu để quản lý và cải thiện được chất lượng chiến lược.

Một vài vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm là:

  • Số lượng ứng viên phù hợp đối với mỗi vị trí tuyển dụng.
  • Thời gian tuyển dụng.
  • Tỷ lệ đồng ý lời mời làm việc.
  • Nguồn tuyển dụng.
  • Chi phí phải đầu tư cho mỗi lần tuyển dụng.
  • Tỷ lệ doanh thu,...

3.4 Đảm bảo bản mô tả công việc chính xác

Mô tả công việc cho chiến lược tuyển dụng nhân sự nên được soạn thảo bởi những chuyên viên có kinh nghiệm và có hiểu biết về vị trí tuyển dụng. Nhiều công ty gặp sai lầm khi giao công việc xây dựng bảng mô tả công việc cho bộ phận tuyển dụng.

Vô hình trung, những công ty đó đã bị giảm mức độ danh tiếng của thương hiệu và không tìm kiếm được những ứng viên sáng giá, bởi không một nhân viên nào muốn đi làm ở một công ty thiếu năng lực và bất cẩn ngay từ những khâu nhỏ nhất.

xây dựng chiến lược tuyển dụng

Mô tả công việc là thước đo đánh giá sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp

3.5 Tìm kiếm nguồn ứng viên bị động

Ứng viên bị động chỉ những người không chủ động đi tìm việc làm dù họ có năng lực. Đây sẽ là một nguồn nhân lực tuyệt vời cho các công ty biết tận dụng đúng.

Để tiếp cận nguồn lực này, công ty của bạn cần quảng bá rộng rãi thông tin tuyển dụng trên website, mạng xã hội, Google, truyền miệng, v.v. Trong quá trình tìm kiếm, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo những lợi ích đưa ra đủ để hấp dẫn những ứng viên khác.

chiến lược tuyển dụng

Nguồn lực tiềm năng - Ứng viên bị động 

3.6 Xây dựng chương trình giới thiệu nhân viên

Khác với các chiến lược tuyển dụng nhân sự phổ thông, một chương trình giới thiệu nhân viên hiệu quả không tốn quá nhiều chi phí. Đổi lại, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu về kết quả. Chẳng hạn như:

  • Giảm tỷ lệ nghỉ việc.
  • Cải thiện chất lượng cho những lần tuyển dụng sau.
  • Rút ngắn thời gian tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
  • Chi phí tuyển dụng giảm.
Chương trình giới thiệu nhân viên là một chiến lược nên được áp dụng nhiều hơn

Chương trình giới thiệu nhân viên là một chiến lược nên được áp dụng nhiều hơn.

3.7 Lựa chọn đúng kênh tuyển dụng

Tùy vào vị trí mà công ty của bạn đang tuyển dụng, doanh nghiệp có thể xác định được các nguồn để đăng thông báo tuyển dụng. Ví dụ như Linkedln, tuy là kênh tuyển dụng hàng đầu nhưng không phù hợp để bạn tìm kiếm một lập trình viên. Một vài hội nhóm trên Facebook có thể là nơi phù hợp để bạn tìm kiếm các vị trí cộng tác viên, part-time nhưng không phù hợp để bạn tìm kiếm một người quản lý dự án.

chiến lược tuyển dụng

Những kênh tuyển dụng uy tín sẽ giúp bạn tìm được những ứng viên tài năng.

3.8 Liên hệ nhân viên cũ

Tuyển dụng nhân viên cũ có thể là một chiến lược đáng mong chờ mà các công ty nên cân nhắc. Nếu nhân viên cũ của bạn rời đi không phải vì những lý do tiêu cực, doanh nghiệp có thể chiêu mộ lại họ và cân nhắc cho một vị trí cao hơn.

xây dựng chiến lược tuyển dụng

Nhân viên cũ là một trong những nguồn lực tiềm năng.

Một vài lợi ích công ty có thể được hưởng như:

  • Không cần mất thời gian training quá dài. Một nhân viên mới cần từ 3-6 tháng để làm tốt công việc của mình. Trong khi đó, thời gian này ở những nhân viên cũ thường khá ngắn khi họ có thể bắt đầu công việc ngay.
  • Nhân viên cũ đã quen với môi trường và phong cách làm việc của công ty
  • Kỹ năng làm việc cao. Nhân viên cũ của bạn thường mang theo một vài kinh nghiệm vốn có ở các công ty mới. Điều này sẽ rất phù hợp nếu đó chính là doanh nghiệp đối thủ của bạn.

3.9 Tiếp cận ứng viên tài năng trong quá khứ

Có đến hàng trăm đơn ứng tuyển công việc mà bạn phải sàng lọc qua. Tuy nhiên với tỷ lệ công việc cạnh tranh ngày nay, một số lượng lớn ứng viên không phù hợp hoặc thiếu một số kỹ năng nhất định sẽ không được nhận. Tuy nhiên, trong tương lai họ có thể là một nguồn nhân lực đầy tiềm năng. Vì vậy, doanh nghiệp nên lưu thông tin của những ứng viên trong đợt tuyển dụng để có thể liên hệ khi cần thiết sau này.

chiến lược tuyển dụng

Tiếp cận các ứng viên trong quá khứ là một chiến lược tuyển dụng mới lạ.

3.10 Tổ chức hội thảo

Tổ chức hội thảo là một chiến lược tuyển dụng nhân sự tốt để tăng sự tương tác của nhân viên và tìm kiếm được những gương mặt mới. Khi có những sự kiện ngành, hãy thử liên hệ và cử một vài đại diện tham gia để quảng bá về công ty.

chiến lược tuyển dụng

Tổ chức hội thảo thường xuyên giúp nâng cao kiến thức và tìm được tài năng mới.

Ví dụ như doanh nghiệp bạn tổ chức hội thảo về vấn đề tiếp thị nội dung. Bạn có thể chuẩn bị một vài phần quà miễn phí và quảng bá, mời mọi người đến tham dự. Đây vừa là cơ hội tốt để mọi người học được kiến thức từ những chuyên gia đầu ngành, vừa là cơ hội để thu hút những ứng viên tiềm năng.

Một chiến lược tuyển dụng hoàn hảo sẽ mang lại nhiều lợi thế cho mục tiêu tuyển dụng của bạn. Viindoo hi vọng 10 chiến lược tuyển dụng trên sẽ giúp doanh nghiệp tuyển được những nhân viên tốt nhất. Tất nhiên, không có bất kỳ chiến lược nào hoạt động trong mọi tình huống. Doanh nghiệp cần linh hoạt vận dụng, thay đổi và cập nhật những xu hướng mới nhất. 

Liên hệ với chúng tôi nếu doanh nghiệp đang cần tìm kiếm giải pháp tuyển dụng hiệu quả, dễ dàng hơn.

10 chiến lược tuyển dụng nhân sự hiệu quả giúp thu hút nhân tài
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Vân Anh 3 tháng 12, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY