Hiệu suất làm việc là gì? Phương pháp và mẫu bảng đánh giá

Với mỗi doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh. Nhân sự hiệu suất cao sẽ giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận. Đồng thời doanh nghiệp cũng đo lường được kết quả và xây dựng chiến lược đào tạo hợp lý. Tìm hiểu thêm về hiệu quả công việc trong bài viết dưới đây cùng Viindoo.

>>>> Xem Thêm: 10 Phần mềm nhân sự giúp quản lý nguồn nhân lực tốt nhất

1. Hiệu suất làm việc là gì?

Hiệu suất công việc là gì? Đây là chỉ số đo lường năng suất và mức độ làm việc của nhân sự trong doanh nghiệp. Cụ thể, nếu một nhân viên phải bỏ quá nhiều thời gian và công sức mới hoàn thành công việc thì hiệu suất nằm ở mức thấp. 

Ngược lại, chỉ số này sẽ cao nếu nhân lực nhanh chóng đạt mục tiêu mà không phải tốn quá nhiều chi phí, thời gian và sức lực. Hiện tại, nhiều nhân viên vẫn đang nhầm lẫn giữa hiệu quả và hiệu suất công việc. Điểm khác nhau giữa hai khái niệm này là:

Hiệu suất công việcHiệu quả công việc
Khái niệmNhân viên sử dụng ít chi phí nhất để đạt được mục tiêu 100%.Người lao động thực hiện tốt công việc và đóng góp được nhiều lợi ích cho công ty.
Vai tròDoanh nghiệp tập trung đo lường nguồn nhân sự và các nguồn lực khác để đạt mục tiêu.Doanh nghiệp đo lường khả năng thực hiện mục tiêu của nhân viên.
Yếu tố quyết định“Do thing right” - Nhân viên cần thực hiện công việc đúng cách.“Do the right thing”- Nhân viên hoàn thành đúng việc.
Công thức tínhHiệu suất công việc = Kết quả đạt được/Chi phí.Hiệu quả công việc = Kết quả đạt được/Mục tiêu đặt ra.
What is work performance? Methods and templates of the assessment table

Hiệu suất làm việc đo lường năng suất của nhân viên

>>>> Xem thêm: 8 chiến lược hiệu quả để tăng năng suất của nhân viên

2. Công thức tính hiệu suất làm việc của nhân viên

Để theo dõi được hiệu suất của mỗi người lao động, doanh nghiệp cần áp dụng công thức tính hiệu suất. Kết quả cuối cùng sẽ đo lường được độ hiệu quả khi làm việc của nguồn nhân lực hiện có. Công thức tính hiệu suất làm việc là:

Hiệu suất công việc = Kết quả mà nhân viên đạt được/ Chi phí công ty sử dụng.

Qua công thức trên, doanh nghiệp có thể suy ra các yếu tố sau:

  • Để đo lường hiệu suất công việc, kết quả đạt được và chi phí mà doanh nghiệp sử dụng là 2 yếu tố quan trọng.
  • Kết quả sẽ tỷ lệ thuận với hiệu suất công việc. Kết quả đạt được cuối cùng càng cao thì chỉ số hiệu suất sẽ càng lớn. Ngược lại, kết quả ít nhưng chi phí cao sẽ cho ra hiệu suất thấp.
  • Để có được hiệu suất cuối cùng cao, doanh nghiệp phải cắt giảm các chi phí và nâng cao kết quả.

>>>> Tìm hiểu thêm: Giao việc cho nhân viên: Cách đơn giản hóa quy trình làm việc của bạn với Viindoo

3. Các phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Việc đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp biết được lỗ hổng và tìm cách khắc phục. Nhờ đó, công ty có thể đạt được nhiều lợi nhuận và giảm thiểu chi phí kinh doanh. Ngay bây giờ, Viindoo sẽ giúp độc giả tham khảo những phương pháp xác định hiệu suất làm việc của nguồn nhân lực hiện có.

3.1 Đánh giá 360 độ

Phương pháp đánh giá nhân viên 360 độ là thu thập ý kiến ​​của các phòng ban, khách hàng, cấp quản lý và đối tác. Nhờ đó, nhà quản lý có thể đánh giá toàn diện về hiệu quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này không hề dễ dàng. Đánh giá nhân viên 360 độ chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có văn hóa công bằng. Dễ gây ra sự oán giận không mong muốn.

What is work performance? Methods and templates of the assessment table

Phương pháp đánh giá 360 độ đòi hỏi sự công bằng

3.2 Dùng thang điểm xếp hạng

Khi dùng thang điểm xếp hạng, người quản lý sẽ áp dụng các mẫu đánh giá đi kèm nhiều tiêu chí khác nhau. Sau đó, kết quả của mỗi tiêu chí được cộng lại và cho ra thứ hạng hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên. Điểm mạnh và điểm yếu của việc dùng thang điểm xếp hạng là:

Ưu điểm:

  • Kết quả cuối cùng mang tính định lượng và khách quan hơn.
  • Kết quả được tổng hợp một cách dễ dàng. Nhờ đó, ban quản trị sẽ có các đề xuất cải thiện cụ thể.
  • Việc triển khai không đòi hỏi nhiều kinh phí và thời gian.

Nhược điểm:

  • Phương pháp đòi hỏi bậc quản lý phải có chuyên môn và trình độ để đánh giá.
  • Phương pháp chỉ phù hợp cho những bậc quản lý đã làm việc và tiếp xúc trực tiếp với nhân viên.

3.3 Phương pháp OKRs 

? OKRs được viết đầy đủ là Objectives and Key Results. Đây được xem là phương pháp giúp doanh nghiệp theo dõi mục tiêu và hiệu suất làm việc của nhân viên. Điểm tương đồng giữa OKRs và KPIs là đều có các con số cụ thể để đánh giá. Tuy nhiên, OKRs sẽ hướng đến mục tiêu (Objectives) trong khi KPIs sẽ tập trung vào chỉ số (Indicators).

What is work performance? Methods and templates of the assessment table

OKRs giúp doanh nghiệp theo dõi mục tiêu

Khi sử dụng phương pháp ORKs, nhân viên sẽ được cập nhật về những mục tiêu, kết quả và những yếu tố cần lưu ý khi hoàn thành công việc. Đặc biệt, mục tiêu và kết quả phải đi đôi với nhau. Phương pháp ORKs được áp dụng bởi nhiều công ty lớn trên thế giới sử dụng và thành công. Một số doanh nghiệp áp dụng ORKs cho nhân viên là Google, Intel, YouTube, Twitter, Amazon,…

3.4 Phương pháp quản lý theo mục tiêu (MBO)

Cách thức quản lý theo mục tiêu (MBO) sẽ hướng nhân viên thực hiện mục tiêu theo mô hình SMART. Các tiêu chí đó sẽ bao gồm tính cụ thể, hiệu suất đo lường, mức độ khả thi, thời gian và tính liên quan. Cụ thể, nhân viên sẽ được đánh giá hiệu suất làm việc bằng cách so sánh kết quả cuối cùng với mục tiêu ban đầu đã đề ra.

3.5 Đánh giá cố định về mặt hành vi (BARS)

BARS là hạng mức giúp doanh nghiệp đánh giá hành vi của nhân viên. Thang đo này sẽ trực tiếp đo lường hiệu suất với các số liệu có trên bảng xếp hạng. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép quản lý đánh giá bằng định tính và định lượng. Đặc biệt, hiệu suất sẽ đi kèm số liệu cụ thể giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn.

What is work performance? Methods and templates of the assessment table

BARS là thang đánh giá cố định về mặt hành vi

4. Mẫu bảng đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Vào cuối năm hoặc cuối kỳ, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Từ đó, công ty có thể chuẩn bị phát huy điểm mạnh và đào tạo nhân lực cho quý mới. Phần lớn, các doanh nghiệp vào cuối kỳ thường sử dụng bảng đánh giá chung để đánh giá hiệu suất. Công ty có thể dùng bảng mẫu sau đây: Here

5. Cách nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên

Quá trình nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên đòi hỏi nhiều điều ở doanh nghiệp. Cụ thể, ban lãnh đạo phải có tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng. Đặc biệt, việc chú trọng đào tạo nhân viên luôn là yếu tố được ưu tiên. Hãy để Viindoo bật mí cho độc giá các cách cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên.

5.1 Xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể​

Khi hiểu rõ được mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, nhân viên có thể đạt được nhiều thành tựu hơn. Có thể thấy, hiệu suất trong quá trình làm việc của nhân sự sẽ tăng đáng kể khi nắm được hướng đi của công ty. Chính vì thế, doanh nghiệp nên đặt ra những mục tiêu rõ ràng để nhân viên hiểu được. 

What is work performance? Methods and templates of the assessment table

Doanh nghiệp nên xác định mục tiêu rõ ràng

​Ví dụ, công ty nên đưa ra yêu cầu “Thu hút được 1000 khách hàng trong 2 tháng tới”. Con số và thời gian cụ thể sẽ là thước đo giúp nhân viên xác định được mục tiêu cần thực hiện. Nếu vượt qua con số đã quy định, hiệu suất làm việc sẽ được đánh giá cao.

5.2 Chú trọng việc đào tạo và nâng cao trình độ nhân viên

Nhân viên sẽ tăng hiệu suất làm việc nếu được tiếp thêm động lực. Chính vì thế, doanh nghiệp nên xem xét nhu cầu và mong muốn của mỗi cá nhân để giải quyết kịp thời. Công ty có thể áp dụng hình thức khen thưởng hoặc vinh danh trên bảng xếp hạng để khuyến khích nhân viên làm việc. Nhờ đó, mức độ hoàn thành mục tiêu và doanh thu của công ty sẽ tăng cao.

Ví dụ: Doanh nghiệp có thể dành sự tôn trọng cho nhân viên của mình. Cụ thể, ban lãnh đạo nên lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mỗi cá nhân. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy được thấu hiểu và tích cực cống hiến cho công ty. Đây cũng là cơ hội xây dựng lòng tin và sự trung thành từ nguồn nhân sự đang có.

Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng nên xem xét về lương thưởng cho những cá nhân có thành tích tốt. Việc tăng lương hoặc thưởng nóng khi hiệu suất tăng cao sẽ là một phương pháp hay. Đặc biệt, cơ chế lương thưởng nên được thực hiện một cách nhất quán và thường xuyên để nhân viên tích cực làm việc.

What is work performance? Methods and templates of the assessment table

Doanh nghiệp cần nâng cao trình độ nhân viên

>>>> Đọc ngay: Chi phí nhân sự bao gồm những gì? Bí quyết tối ưu chi phí nhân sự hiệu quả

5.3 Thường xuyên trao đổi và đưa ra các đánh giá mang tính xây dựng

Trong công việc, giao tiếp là chìa khóa giúp doanh nghiệp định hình vị trí. Chính vì thế, doanh nghiệp nên trao đổi ý kiến và đánh giá nhân viên thường xuyên. Điều này sẽ giúp người đi làm hiểu được năng lực và khả năng thực hiện công việc của mình. Nếu nhận được phản hồi tích cực, nhân viên sẽ hăng hái làm việc hơn. Tuy nhiên, đánh giá mang hàm ý tiêu cực cũng là cách để khuyến khích năng suất công việc.

Việc đánh giá nên được thực hiện theo hướng đóng góp để cải thiện. Doanh nghiệp không nên phê phán hoặc nặng lời với nhân viên. Điều này sẽ dẫn đến thái độ tiêu cực và khiến nhân sự cảm thấy không thoải mái. Thậm chí, nhân viên có thể tự ti và dần mất đi sự yêu thích với công việc. Chính vì thế, doanh nghiệp nên biết cách trao đổi và đánh giá để không gây mất lòng người lao động.

5.4 Quản trị hiệu suất liên tục

Quản trị liên tục là một trong những phương pháp nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Cụ thể, ban lãnh đạo sẽ tập trung giám sát, theo dõi, tạo mục tiêu và đánh giá những gì người lao động làm được. Nhờ đó, các phòng ban sẽ biết được hiệu suất làm việc của mình và kịp thời điều chỉnh theo đúng hướng đi của doanh nghiệp.

What is work performance? Methods and templates of the assessment table

Quản trị liên tục giúp nâng cao hiệu suất làm việc

Quản trị hiệu suất từ 1 đến 2 lần mỗi năm thường không đem đến hiệu quả cao. Doanh nghiệp nên tổ chức quản trị theo kỳ, quý, tháng hoặc tuần. Tần suất thường xuyên sẽ khuyến khích người lao động nâng cao hiệu suất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các ứng dụng quản trị để giảm thiểu thời gian và sức lực quản lý.

Đánh giá hiệu suất làm việc là không thể thiếu trong quá trình quản lý. Khi đó, doanh nghiệp có thể theo dõi năng suất làm việc và khả năng đạt được mục tiêu của nhân viên. Đây cũng là một cách để quản lý và xem lại những kết quả đã làm được. Hy vọng rằng, bài viết trên của Viindoo sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu quả công việc và vận dụng hiệu quả các phương pháp cải thiện hiệu suất.

>>>> Tiếp Tục Với:

Hiệu suất làm việc là gì? Phương pháp và mẫu bảng đánh giá
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Vũ Thùy Dương 23 tháng 3, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY