Business As Usual là gì? Nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn giữa Business As Usual với OKRs và cố gắng đưa các công việc hằng ngày vào OKRs. Vậy vấn đề ở đây là gì? Có nên đồng nhất Business As Usual và OKRs? Trong bài viết dưới đây, Viindoo sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
1. Business As Usual là gì?
Rất nhiều người thắc mắc Business As Usual là gì và nó hoạt động như thế nào. Trong kinh doanh, Business As Usual là các hoạt động kinh doanh đạt tiêu chuẩn trong một tổ chức. Các hoạt động này bao gồm các công việc mà bạn hoặc các nhân viên phải làm hằng ngày.
Tìm hiểu Business As Usual là gì?
Một số hoạt động trong chuỗi Business As Usual:
- Thực hiện các công việc và nhiệm vụ được bàn giao theo như trong bản mô tả công việc.
- Các công việc và nhiệm vụ mang tính quan trọng để điều hành, quản lý doanh nghiệp.
- Các quy trình làm việc hằng ngày được lặp đi lặp lại.
- Quy trình sản xuất sản phẩm một cách có trình tự.
Nói một cách rõ hơn, B.A.U chính là những nhiệm vụ chính mà các phòng ban phải thực hiện. Ví dụ như phòng kinh doanh phải tìm kiếm đơn hàng mới, phòng Marketing tạo ra những khách hàng tiềm năng, phòng tài chính kế toán thực hiện làm báo cáo về doanh thu và các chi phí cần bỏ ra.
Business As Usual là những hoạt động kinh doanh thông thường luôn có mặt trong mất cứ tổ chức nào. Các hoạt động này giúp cho doanh nghiệp vận hành ổn định hơn, đảm bảo cho các chức năng cũng như các quy trình có tính chất quan trọng của công ty diễn ra bình thường ngay khi thị trường có biến động.
>>>> Đọc Thêm Chi Tiết: OKR là gì? Thông tin chi tiết từ A-Z về OKRs
2. Có nên đưa Business As Usual vào OKRs?
Một số nhà quản lý doanh nghiệp sau khi đã nắm rõ được khái niệm Business As Usual là gì nhưng vẫn không biết có nên đưa Business As Usual vào OKRs cá nhân hay OKRs doanh nghiệp không? Câu trả lời là không.
Đừng đưa Business As Usual vào OKRs
Đấy là lý do vì sao ngoài việc hiểu Business As Usual là gì, chúng ta cũng cần hiểu rõ về OKRs. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị nhầm tưởng rằng OKRs là danh sách các công việc cần làm hằng ngày.
Thuật ngữ OKRs (Mục tiêu và Kết quả chính) là để chỉ mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến chứ không phải là vị trí chúng ta đang có, từ đó giúp nâng cao và quản lý hiệu suất. Vì thế, OKRs không được dùng để quản lý những công việc hay nhiệm vụ hằng ngày mà được thiết kế để thúc đẩy tổ chức phát triển bằng phương pháp đo lường các mục tiêu quan trọng hơn.
Dưới đây là một số lý do không nên đưa Business As Usual vào OKRs:
2.1 B.A.U thường ít có sự thay đổi
B.A.U phần lớn đều mang tính cố định. Trong khi đó, OKRs thì trái ngược hoàn toàn. Một trong những lợi thế của OKRs là tính linh hoạt với nhịp độ nhanh (thường sẽ trong 1 quý). Việc cập nhật các mục tiêu hằng ngày cho phép doanh nghiệp phản ứng nhanh với với những thay đổi trong môi trường kinh doanh và ngay cả những thay đổi trên thị trường.
B.A.U cố định khó theo kịp thị trường
Do đó, khi đồng nhất Business As Usual và OKRs đồng nghĩa với việc làm mất đi ưu thế linh hoạt và thay đổi liên tục của OKRs. Điều này có thể coi là đang đi ngược lại với sự biến đổi chóng mặt của thị trường hiện nay.
2.2 B.A.U không đem lại động lực nội tại và quyền tự chủ cho nhân viên
Điều quan trọng khi ứng dụng OKRs là phương pháp này phải mang lại ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng con người đều có khả năng đạt được các mục tiêu do bản thân mình đưa ra. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động trong Business As Usual được đưa ra bởi những lãnh đạo thay vì lựa chọn của các cá nhân.
Trong khi đó, OKRs được đưa ra bởi các cuộc thảo luận của các cá nhân và người quản lý. Qua những lần đối thoại chặt chẽ, những mục tiêu và kết quả chính được thống nhất. Có thể nói, người thực hiện và xây dựng OKRs là những người hiểu rõ cần phải làm gì để bản thân có thể tiến bộ hơn, từ đó hình thành nên một tổ chức trong đó gồm nhiều OKRs có ý nghĩa.
2.3 B.A.U không mang lại sự đổi mới
Mục tiêu mà OKRs hướng đến luôn mang đầy sự thách thức, điều này giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu sử dụng OKRs để đo lường các công việc Busines As Usual, thì kết quả mang tính đổi mới sẽ khá ít hoặc không mang lại ý nghĩa cho doanh nghiệp. Vì thế, những hoạt động này chỉ theo dõi các công việc được lặp đi lặp lại.
Mục tiêu của OKRs mang tính thách thức cho quản trị doanh nghiệp
>>>> Đọc Thêm Chi Tiết: Key Result là gì? Ví dụ cách xây dựng Kết quả chính hiệu quả
3. Cách kết hợp Business As Usual và OKRs trong cùng một doanh nghiệp
Business As Usual là gì và vận hành ra sao để mang lại hiệu quả quản trị tốt nhất là điều mà các nhà lãnh đạo luôn quan tâm. Nếu không thể đưa B.A.U vào OKRs thì một phương pháp khác là kết hợp Business As Usual và OKRs. Vậy nên kết hợp như thế nào?
Chúng ta cần hiểu rằng B.A.U giúp doanh nghiệp có sự ổn định, còn OKRs giúp tổ chức càng tiến bộ hơn. Khi kết hợp hai phương pháp này, đầu tiên bạn cần tạo ra một bộ chỉ số. Các chỉ số này được sử dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của các hoạt động B.A.U.
Cách kết hợp Business As Usual và OKRs
Mục đích của việc này bao gồm:
Trường hợp 1: Nếu các quy trình và hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp không tạo ra kết quả như mong muốn ban đầu, hãy xây dựng bộ chỉ số OKRs. Việc này để cải thiện kết quả của các hoạt động kinh doanh. Lưu ý khi thực hiện điều này là bạn phải xem xét xem vấn đề đang ở đâu, là do lỗi của quy trình hay hoạt động nào, từ đó lập ra bộ OKRs để chỉnh sửa.
Trường hợp 2: Nếu mọi quy trình và hoạt động kinh doanh bình thường của bạn đang diễn ra suôn sẻ, việc thiết lập OKRs sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đi lên và đạt được những ưu tiên đề ra. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân bằng giữa các hoạt động B.A.U và OKRs, xem xét nên dành bao nhiêu thời gian cho B.A.U và bao nhiêu thời gian cho OKRs.
Một lời khuyên cho những doanh nghiệp mới áp dụng OKRs là nên tập trung thời gian trong những quý đầu cho các hoạt động của B.A.U. Qua một thời gian, sau khi các hoạt động B.A.U đã ổn định, bạn có thể tập trung thời gian để thực hiện OKRs.
Bài viết trên là các thông tin về Business As Usual và OKRs. Hy vọng qua các nội dung trên, Viindoo đã giúp bạn trả lời được câu hỏi Business As Usual là gì, từ đó giúp bạn hiểu và vận dụng tốt các phương pháp quản trị doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất..
>>>> Thông Tin Hữu Ích: