Phần mềm SaaS là gì? Tìm hiểu về Dịch vụ SaaS từ A-Z

Trên toàn thế giới Phần mềm SaaS đang được các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô sử dụng nhờ tính hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn xa lạ với dịch vụ này. Hãy cùng Viindoo tìm hiểu về mô hình SaaS - tâm điểm hàng đầu của thị trường công nghệ quốc tế trong bài viết sau.

1. Phần mềm SaaS là gì?


SaaS là viết tắt của Software as a service (Phần mềm dạng dịch vụ). Hiểu một cách đơn giản, SaaS là một mô hình chuyên dùng để phân phối ứng dụng phần mềm và các phần mềm chuyển đổi số doanh nghiệp. Người dùng không cần cài đặt phần mềm mà chỉ cần đăng ký tài khoản và sử dụng trực tiếp trên trình duyệt web hoặc ứng dụng di động. Tại đây, các nhà cung cấp không bán phần mềm mà tập trung chủ yếu vào việc bán các dịch vụ, tính năng dựa trên phần mềm đó.


Ví dụ về các ứng dụng SaaS phổ biến:


  • Microsoft Office 365
  • Google Workspace
  • Zoom
  • Dropbox
  • Sales force

Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là: Phía nhà cung cấp sẽ tạo và duy trì một phần mềm cố định trên nền tảng website. Khách hàng nếu muốn truy cập vào website cần phải trả một khoản phí cố định theo định kỳ tháng, quý, năm. Mô hình SaaS được đánh giá là ưu việt và toàn diện hơn on-premise - một dạng phần mềm doanh nghiệp cần phải mua giấy phép vĩnh viễn.

Phần mềm SaaSPhần mềm SaaS là gì?

>>>> Xem Thêm: 10 Phần mềm quản trị doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn hiệu quả


2. Xu hướng phát triển mô hình phần mềm SaaS


Có thể nói, hiện nay phần mềm SaaS đang dần chiếm thế độc tôn trên thị trường công nghệ thế giới. Một vài phần mềm được phát triển bởi nhà cung cấp SaaS đang rất được yêu thích có thể kể đến như: Slack, Amazon Web Services, Google, Microsoft…


Theo báo cáo vào cuối năm 2023 Gartner, dự kiến đến năm 2027, sẽ có hơn 50% doanh nghiệp công nghệ sẽ sử dụng SaaS cũng như các ứng dụng đám mây khác để gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Cũng theo báo cáo của Gartner, thị trường SaaS dự kiến sẽ tăng trưởng 18% mỗi năm. Đến năm 2023, tổng giá trị đầu tư sẽ đạt 591,8 tỷ USD, tăng so với mức 490,3 tỷ USD của năm 2022. 

dịch vụ saas

Bên cạnh đó, một số dữ liệu thực tế các cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ SaaS trong các doanh nghiệp như:

- Hơn 70% phần mềm được các công ty sử dụng trong năm 2023 là các ứng dụng SaaS (Phần mềm dưới dạng dịch vụ).

- Dự kiến đến năm 2025, khoảng 85% các ứng dụng kinh doanh sẽ dựa trên nền tảng SaaS.

- 53% tổ chức đã tin tưởng vào các giải pháp SaaS và 80% doanh nghiệp có kế hoạch chuyển đổi tất cả hệ thống của họ sang SaaS vào năm 2025.

- 99% doanh nghiệp sử dụng ít nhất một giải pháp SaaS.

>>>> Xem Thêm: Phần mềm quản lý mua hàng​


3. Ưu điểm của dịch vụ SaaS


Dịch vụ SaaS  nhiều doanh nghiệp toàn cầu ưu ái đến vậy?  


3.1 Giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp


Thay vì phải đầu tư vào việc mua sắm và cài đặt phần mềm trên các máy chủ nội bộ, các doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho việc sử dụng dịch vụ theo mô hình đăng ký hoặc trả phí theo thời gian sử dụng. Các doanh nghiệp chỉ trả tiền cho phần mềm mà họ thực sự sử dụng. Họ có thể thay đổi hoặc hủy bỏ dịch vụ mà không cần phải chịu áp lực về việc loại bỏ hoặc thay thế phần mềm.


So với các giải pháp truyền thống như on-premise thì phần mềm SaaS sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian và chi phí vận hành khá nhiều. Nếu phần mềm on-premise cần một nguồn lực đông đảo và thời gian dừng hoạt động doanh nghiệp là 6 tháng để có thể hoàn thành cài đặt phần mềm thì với SaaS chỉ cần 2 nhân sự và hoàn thành cài đặt trong thời gian 2 ngày.


Nếu như trong quá trình vận hành, phần mềm on-premise xảy ra vấn đề thì đồng nghĩa với việc các quy đoạn sau đó cần phải dừng lại và chờ đợi. Trong trường hợp không muốn sử dụng phần mềm nữa cũng rất khó để quyết định vì chi phí đã bỏ ra cho phần mềm là vô cùng lớn.


Ngược lại với điều đó, phần mềm SaaS có chi phí cài đặt và duy trì khá rẻ. Vậy nên doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng sử dụng bất kỳ lúc nào.

Phần mềm SaaSPhần mềm SaaS giúp giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp

3.2 Cập nhật những tính năng phần mềm mới nhất


Khách hàng khi sử dụng phần mềm SaaS sẽ được nhà cung cấp đảm bảo về toàn bộ chất lượng dịch vụ như: duy trì bảo mật, đảm bảo máy chủ có thể vận hành tốt cho đến cả việc sửa các bugs phát sinh… Nhà cung cấp của SaaS đang sở hữu một đội ngũ IT vô cùng chuyên nghiệp để có thể làm tốt những việc này.


Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ SaaS các chủ doanh nghiệp cũng không cần phải lo đến việc bỏ thêm tiền để có thể sở hữu, sử dụng các tính năng mới nhất mà hệ thống sẽ được cập nhật hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó, khách hàng còn được đảm bảo sở hữu những tiện ích, tính năng hoàn hảo nhất sau khi đã tiến hành cập nhật thành công.

Sử dụng SaaS đảm bảo doanh nghiệp được tiếp cận với các tính năng mới nhất

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Phần mềm Quản lý Chuỗi cung ứng - Viindoo SCM 


3.3 Sử dụng dễ dàng ở mọi nơi, mọi thời điểm


SaaS còn giúp cho doanh nghiệp có thể làm việc ở bất kỳ lúc nào chỉ với các thiết bị được cài đặt sẵn phần mềm và được kết nối Internet.


Khi đăng ký sử dụng dịch vụ SaaS, chủ doanh nghiệp có quyền tạo thêm các tài khoản cho nhân viên trong công ty miễn là không vượt quá số lượng tài khoản đã đăng ký trước đó.


Hiện nay, để hỗ trợ cho người dùng có thể có những trải nghiệm tốt nhất, nhà cung cấp SaaS đang cố gắng phát triển để phần mềm có thể hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành, nhiều trình duyệt khác nhau.

Phần mềm SaaSPhần mềm SaaS có thể sử dụng ở trên bất cứ nền tảng nào

>>>> Tiếp Tục Với: Phần mềm chăm sóc khách hàng toàn diện, tối ưu


3.4 Khả năng tích hợp cao


Các phần mềm on-premise được thiết kế để hoạt động và giải quyết dữ liệu một cách độc lập mà không cần liên kết với những ứng dụng khác. Thế nhưng để tiết kiệm thời gian cũng như cho ra kết quả chính xác hơn thì bạn cần phải liên kết, trao đổi các công thức giữa nhiều phần mềm với nhau.


Vậy nên, các nhà thiết kế và cung cấp phần mềm SaaS đã biến việc tích hợp dữ liệu giữa các phần mềm trở thành điểm mạnh của ứng dụng này.


>>>> Tham Khảo Ngay: 10+ phần mềm quản lý kho hàng hiệu quả, chuyên nghiệp nhất


3.5 Tối ưu việc lưu trữ và sử dụng dữ liệu, thông tin


Hiện nay, phần lớn các phần mềm SaaS đều được nhà cung cấp tối ưu hóa hệ thống API. API là một hệ thống, một giao diện lập trình ứng dụng mở cho phép người dùng đồng nhất và trao đổi dữ liệu, tập tin qua lại giữa nhiều ứng dụng đến từ các nhà cung cấp khác nhau.


3.6 Dễ dàng mở rộng quy mô


Có thể nói, một trong những ưu điểm lớn nhất của phần mềm SaaS chính là cho phép người dùng mở rộng, tăng gấp nhiều lần số lượng tài khoản hoặc các phần mềm, tính năng mới mà không khiến cho các dữ liệu, phần mềm đang có bị ảnh hưởng.


>>>> Đọc Thêm Phần mềm sản xuất​​​​ 

4. Nhược điểm của mô hình SaaS


Đi cùng với ưu điểm là một vài nhược điểm mà các nhà cung cấp phần mềm SaaS đang cố khắc phục.


4.1 Vấn đề bảo mật


So với các phần mềm on-premise thì SaaS lại có tính bảo mật thấp hơn. Với phần mềm SaaS thì server chính sẽ được đặt tại trụ sở của nhà cung cấp chứ không được đặt tại doanh nghiệp. Toàn bộ dữ liệu sẽ được ký gửi, lưu trữ trên hệ thống đám mây, chính điều này khiến cho các doanh nghiệp sợ rằng các bí mật kinh doanh của mình sẽ bị rò rỉ.

Tuy nhiên, hiện nay nhà cung cấp mô hình SaaS đã và đang chú trọng hơn vào việc mã hóa dữ liệu và đưa ra các điều khoản về vấn đề bảo mật cho khách hàng. Để đảm bảo hơn các chủ doanh nghiệp nên kiểm tra lại vấn đề bảo mật bên phía công ty trước khi triển khai bất kỳ phần mềm nào của SaaS.

dịch vụ saasVấn đề bảo mật của SaaS

4.2 Phụ thuộc vào kết nối Internet


Để có thể sử dụng được phần mềm SaaS yêu cầu các thiết bị của người dùng phải được kết nối Internet. Trong trường hợp Internet bị ngắt kết nối thì việc sử dụng phần mềm của người dùng sẽ bị gián đoạn.


Có thể, đây sẽ là một khuyết điểm khá lớn đối với những chủ doanh nghiệp khó tính. Tuy nhiên, đối với những ai thường xuyên sử dụng gmail, Wechat, Zalo…. thì việc kết nối Internet để sử dụng các phần mềm được xem là điều hiển nhiên.

5. Phần mềm Viindoo SaaS - Cung cấp dịch vụ, giải pháp toàn diện


Viindoo SaaS là một phần mềm được nhà cung cấp cho người dùng thuê lại trên nền tảng điện toán đám mây. Viindoo SaaS sẽ giúp các doanh nghiệp điều hành, hỗ trợ các hoạt động quản trị chỉ với một nền tảng duy nhất. Ưu điểm của phần mềm này chính là người dùng có thể dễ dàng truy cập bất cứ lúc nào trên cả thiết bị di động và PC.


Bảng so sánh phần mềm truyền thống và phần mềm SaaS:

Chi phí ban đầuChi phí máy chủ 
Chi phí vận hành 
Chi phí hạ tầng 
Chi phí điện 
Chi phí mặt bằng 
Hệ thống mạng
Không có
Chi phí phát sinh Chi phí nâng cấp
Chi phí cài đặt mới 
Chi phí sửa chữa 
Chi phí bảo trì

Tính hàng tháng dựa trên số lượng người dùng.

Truy cập
Trực tiếp
Có thể hỗ trợ online
Vấn đề bảo mật
Doanh nghiệp tự bảo mật. Mức độ an toàn, may rủi của dữ liệu sẽ phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ IT
Toàn bộ dữ liệu, thông tin được lưu trữ trên hệ thống đám mây nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro. Nếu phát sinh vấn đề cũng sẽ được khắc phục nhanh chóng

Khả năng mở rộng

Toàn bộ tính năng đều đã bị giới hạn và được cài đặt sẵn. Hạn chế cho người dùng cập nhật, bổ sung dữ liệu

Tự động cập nhật. Cho phép người dùng tích hợp với các doanh nghiệp khác để việc vận hành được trơn tru hơn

Các ưu điểm nổi bật của phần mềm Viindoo Saas:


  • Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật với hơn 10 năm kinh nghiệm mang đến cho khách hàng những giải pháp công nghệ tốt nhất.
  • Bảo mật chặt chẽ.
  • Tính năng hiệu quả.
  • Cam kết đồng hành.

Bạn đã sẵn sàng trải nghiệm?

Viindoo cung cấp dịch vụ SaaS tối ưu, xóa bỏ nỗi lo về hệ thống phần mềm, hạ tầng công nghệ.

DÙNG THỬ NGAY

Phần mềm SaaS

6. Có nên sử dụng dịch vụ cung cấp phần mềm SaaS?

6.1 So sánh ưu và nhược của Saas, PaaS, IaaS và SaaP

SaaS

PaaS

IaaS

SaaP

Ý nghĩa
Software as a Service là Phần mềm dạng dịch vụ

Platform as a Service là nền tảng như một dịch vụ

Infrastructure as a Service có nghĩa là hạ tầng như một dịch vụ

Software as a Product phần mềm như một sản phẩm

Đặc điểm
Là một mô hình điện toán đám mây có chức năng phân phối mọi phần mềm và cung cấp dưới dạng dịch vụ. Khách hàng có thể truy cập qua Internet, dưới dạng Freemium (miễn phí) hoặc Premium (trả phí)
Nhà phát triển cung cấp phần mềm dưới dạng các sản phẩm. Khách hàng sẽ phải bỏ tiền để mua nếu như muốn sử dụng. Ngoài ra, người dùng còn phải tự chi trả chi phí phần cứng, bảo trì, cập nhật, lưu trữ

Là phần mềm cung cấp nền tảng cho các nhà phát triển hoặc các lập trình viên tự xây dựng đám mây của mình. Phần mềm này có thể giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí mua và quản lý phần cứng, phần mềm và lưu trữ

Cung cấp các nguồn tài nguyên công nghệ cho mọi doanh nghiệp

Sản phẩm
Google Drive, Prezi, Dropbox
Microsoft Office

Google App Engine, Windows Azure

Amazon Web Services, VMware

Đối tượng khách hàng
Những ai có Internet
Những người mua sản phẩm

Lập trình viên, nhà phát triển

Các công ty công nghệ và nhà phát triển

6.2 Nên lựa chọn cài đặt offline hay SaaS?


Để có thể đưa ra lựa chọn giữa 2 phần mềm này, các chủ doanh nghiệp cần phải trả lời được các câu hỏi sau:


  • Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp của mình với các doanh nghiệp cùng ngành khác là gì?
  • Các phần mềm hiện nay có đáp ứng được các nhu cầu, tiện ích mà bạn đang tìm kiếm hay không?
  • Mức độ phù hợp của phần mềm đối với doanh nghiệp.
dịch vụ saasLựa chọn giữa cài đặt offline và SaaS cần cân nhắc qua nhu cầu của doanh nghiệp

6.3 SaaS có thể thực hiện tùy biến không?


Hiện nay, phần mềm SaaS đã được cập nhật các tính năng mới nhất và đã có đủ khả năng linh hoạt giúp người dùng sửa chữa cho phù hợp với mục đích sử dụng. Người dùng có thể điều chỉnh hệ thống, dữ liệu theo ý muốn của mình. Ngoài ra, bạn còn có thể ẩn hoặc hiện các tính năng tùy ý của mình.


6.4 Điện toán đám mây và SaaS có giống nhau không?


Trên thực tế, phần mềm SaaS có thể được xem như là một “tập hợp con” của hệ thống đám mây. Tuy nhiên, không phải hầu hết các dịch vụ SaaS đều được tích hợp trên hệ thống đám mây. Bản thân của sản phẩm hầu hết sẽ được người dùng sử dụng và truy cập thông qua các hệ thống web.


Hiện nay, hầu như tất cả các chức năng kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp từ nguồn nhân lực đến lập kế hoạch nguồn lực đều có sẵn trên hệ thống SaaS.


6.5 Dữ liệu SaaS trên Cloud có đảm bảo an toàn không?


Dữ liệu trên hệ thống đám mây sẽ chỉ an toàn giống những phương pháp kinh doanh nội bộ của người dùng. Mặc dù hiện nay các đơn vị cung cấp SaaS luôn tuân theo các phương pháp hay nhất trong ngành và thường xuyên nâng cấp bảo mật, thực hiện việc bảo trì. Tuy nhiên, họ lại không thể nào kiểm soát được cách người dùng xử lý bảo mật.


Ngay cả khi người dùng đang sử dụng các dịch vụ hàng đầu của SaaS. Tuy nhiên, dữ liệu của bạn vẫn có thể bị tấn công nếu có người sử dụng mật khẩu đã bị xâm phạm và chia sẻ thông tin đăng nhập. Việc không sử dụng các phần mềm bảo vệ chống virus hoặc các phần mềm mang tính độc hại trên thiết bị.

Bài viết này, Viindoo đã thông tin đến quý độc giả toàn bộ thông tin về phần mềm SaaS một cách đầy đủ và chính xác nhất. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về mô hình SaaS và những lợi ích vượt trội mà SaaS mang lại cho doanh nghiệp. Liên hệ với​ Viindoo nếu bạn còn thắc mắc và cần thêm thông tin nhé!


>>>> Khám Phá Thêm:


# SaaS
Phần mềm SaaS là gì? Tìm hiểu về Dịch vụ SaaS từ A-Z
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Thị Thanh Nhàn 28 tháng 3, 2024

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
AI là viết tắt của từ gì? Những tác động của AI đối với đời sống