Chuyển đổi số là gì? Vai trò chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ mà còn là giải pháp hữu hiệu cho toàn doanh nghiệp Việt Nam

Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là xu hướng tất yếu cho thời đại này. Không những vậy, chuyển đổi số trong kinh doanh còn giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Vậy làm thế nào để thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp? Dưới đây là các chia sẻ về vai trò, thực trạng của chuyển đổi số cũng như các giải pháp chuyển đổi số dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể áp dụng hiệu quả.

Chuyển đổi số là gì? Xu hướng tất yếu cho doanh nghiệp hiện nay

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp chính là việc kết hợp các công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh của tổ chức để tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Mục tiêu của chuyển đổi số là phá vỡ cách thức làm việc thủ công, truyền thống để công nghệ hoá, hiện đại hoá các hoạt động, giảm thiểu sức lao động. Do đó, nếu muốn chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến và đổi mới để có thể bắt kịp với sự phát triển của công nghệ và thị trường.

“46% doanh nghiệp số hóa đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu hằng năm”

Theo Văn phòng xuất bản của EU

Digital transformation for SMEsChuyển đổi số là xu hướng tất yếu

Không chỉ đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, chuyển đổi số nay còn là xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quá trình chuyển đổi số được thực hiện qua những việc như đánh giá lại chuỗi giá trị, tái cấu trúc công ty, xem lại định hướng kinh doanh, kết nối với khách hàng.

Trong thời đại số hóa, các giao dịch hay cuộc họp truyền thống thông qua hình thức trực tiếp đã bắt đầu có xu hướng chuyển dịch sang các nền tảng công nghệ như Meet, Zoom, Ngân hàng trực tuyến, Ví điện tử,.... Khách hàng cũng đã có sự thay đổi đáng kể về hành vi mua hàng. Nhu cầu về thông tin sản phẩm, dịch vụ đang dần tăng cao. Cùng với đó, xu hướng chuyển đổi số mới mẻ đã dần thẩm thấu vào trong các khía cạnh khác của doanh nghiệp buộc tổ chức phải thay đổi phương thức làm việc như làm việc, giao tiếp, cộng tác từ xa.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đã nhận biết được điều này để có sự thay đổi phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cũng phát triển nhanh hơn để bắt kịp với thị trường, thoát khỏi những ranh giới của môi trường kinh doanh truyền thống.

Ngoài ra, quá trình số hóa còn mang đến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ một môi trường kinh doanh bình đẳng. Khi đó, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thể tối ưu lại chi phí, thời gian và việc và hiệu suất, từ đó có thể cạnh tranh được với những tổ chức lớn, lâu đời hơn trên thị trường, mở rộng thị trường

Lợi ích khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Lợi ích của chuyển đổi số đem lại đối với doanh nghiệp là rất lớn, ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể:

Tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất

Chi phí là một vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Chuyển đối số giúp doanh nghiệp tái cấu trúc lại quy trình kinh doanh theo hướng đơn giản hóa và tối ưu hoạt động. Từ đó, quy trình này có thể gia tăng năng suất làm việc, đẩy nhanh thời gian hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ đó, hiệu suất làm việc tăng cao, chi phí và thời gian hoạt động được cắt giảm đáng kể.

Việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo AI, tự động hóa và học máy có thể giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích hành vi khách hàng một cách cụ thể, chính xác hơn. Công nghệ này giúp doanh nghiệp quản lý được những tương tác của người mua với website công ty, mang đến khả năng đánh giá chính xác khách hàng tiềm năng. Từ đó có thể dự báo doanh số bán hàng chính xác hơn.

Digital transformation for SMEs save costsChuyển đổi số giúp tiết kiệm chi phí

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Chuyển đổi số doanh nghiệp có thể giải quyết được những khó khăn mà khách hàng gặp phải khi tương tác với doanh nghiệp. Bằng cách cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua chuyển đổi số, các doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích thông tin của đối tượng người mua hàng quan trọng. Việc này có thể được thực hiện bằng các công cụ như phân tích dữ liệu, thu thập phản hồi, tự động hóa tiếp thị.

Đặc biệt, chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng dữ liệu và thông tin đó để cải thiện dịch vụ đa kênh, cung cấp những sản phẩm được cá nhân hóa, các kênh tương tác mới bằng cách sử dụng chatbot, tự phục vụ và quản lý quan hệ khách hàng.

Digital transformation for SMEs increase customer experience

Tăng trải nghiệm khách hàng

Gia tăng khả năng cạnh tranh, sự nhạy bén và khả năng đổi mới

Trước đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt với vô số những rào cản gia nhập thị trường. Thiếu vốn có thể khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ hạn chế khả năng mở rộng quy mô nhanh chóng và bị tụt hậu về công nghệ. Sự xuất hiện của các giải pháp chuyển đổi số như lưu trữ đám mây, công nghệ số mới… cho phép các doanh nghiệp SMEs tiết kiệm được nhiều chi phí so với trước đây để duy trì hoạt động.

Nhờ vào việc chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh, ranh giới giữa các doanh nghiệp lâu đời và các công ty nhỏ dần mờ nhạt. Các doanh nghiệp SMEs có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn. Nền tảng đám mây xúc tác cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khả năng mở rộng. Điều này cho phép các SMEs có thể cạnh tranh và phát triển trong khi vẫn duy trì tính linh hoạt và hiệu quả.


Digital transformation for SMEs increased competitiveness

Gia tăng khả năng cạnh tranh

Một ví dụ về chuyển đổi số doanh nghiệp thành công

Tập đoàn bán lẻ đa quốc gia Walmart điều hành một chuỗi siêu trung tâm, cửa hàng bách hoá. Cửa hàng đầu tiên của Walmart mở cửa vào năm 1962. Tính đến tháng 4 năm 2021, Walmart sở hữu hơn 10.593 cửa hàng ở 24 quốc gia, hoạt động dưới 48 cái tên khác nhau. Công ty này là đại diện tiêu biểu cho các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công trong ngành sản xuất, bán lẻ.

Thực tế, quá trình chuyển đổi số ở Walmart diễn ra từ năm 2015 thông qua quyết định mua lại công ty thương mại điện tử Trung Quốc Yihaodian. Đến năm 2018, Walmart càng có bước chuyển mình mạnh mẽ khi thực hiện áp dụng giải pháp chuyển đổi số - Công nghệ blockchain ở tất cả các khâu cung ứng, bán hàng. Công ty đã chi tổng 11.7 tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Kết quả sau chuyển đổi số, doanh thu của công ty 548.743 tỷ USD theo báo cáo Fortune Global 500 năm 2020. Đồng thời, Walmart cũng là công ty tư nhân lớn nhất thế giới khi có hơn 2.2 triệu nhân viên. 

>>>> Tham khảo thêm các chủ đề về chuyển đổi số theo từng lĩnh vực:

Khó khăn trong chuyển đổi số của các doanh nghiệp

Dù chuyển đổi số là một quá trình cấp thiết, nhưng để chuyển đổi số thành công không phải là một công việc dễ dàng. Theo cuộc khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát bày tỏ rằng họ chưa thành công trong việc thực hiện quá trình chuyển đổi số. Điều này cho thấy việc chuyển đổi số vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Rất nhiều doanh nghiệp đã rơi vào "bẫy chuyển đổi số" khi áp dụng một phần công nghệ và lầm tưởng rằng đã hoàn thành quá trình chuyển đổi. Chỉ một số ít doanh nghiệp đã đạt đến giai đoạn 3 thực sự của chuyển đổi số, đó là giai đoạn chuyển đổi mô hình kinh doanh.

Chưa kể, quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức khác. Minh chứng trong cuộc khảo sát với 1000 doanh nghiệp vừa và nhỏ của trung tâm VCCI đã xác định 4 khó khăn, cản trở lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải trong tiến trình chuyển đổi số, cụ thể:

Khó khăn
Tỷ lệ 
Thiếu nguồn lực trong ứng dụng công nghệ số
85.2%
Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số
> 81%
Thiếu nguồn nhân lực chuyên môn để tiếp cận công nghệ số
77%
Thiếu chuyên gia hoặc công ty tin cậy, đủ năng lực chuyên môn
65%

Những khó khăn tương tự cũng xuất hiện trong cuộc khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp, cụ thể:

Khó khăn
Tỷ lệ 
Thiếu chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ số
60.1%
Thay đổi tập quán kinh doanh, thiếu nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp chuyển đổi số
52.3%
Thiếu hụt cơ sở hạ tầng công nghệ số
45.4%
Thiếu hụt thông tin xác thực về công nghệ số
40.4%
Trở ngại trong việc tích hợp các công nghệ số38.5%
Lãnh đạo thiếu hiểu biết, thiếu cam kết>32%

Đây là những rào cản chính đối với các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Chính vì lý do đó, số lượng các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào quá trình kinh doanh vẫn chưa nhiều. Vì vậy, tìm kiếm biện pháp khắc phục những khó khăn này là trọng tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để chuyển đổi số thành công.

Digital transformation for small and medium enterprisesDoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi số

 Tìm Hiểu Thêm Về Chương Trình: Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Các giải pháp giúp doanh nghiệp nên thực hiện chuyển đổi số thành công

Để thực hiện chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp có thể áp dụng các giải pháp dưới đây:

Giải pháp về nguồn nhân lực chuyển đổi số

Nguồn nhân lực được xem là yếu tố cốt lõi trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Do đó, chiến lược phát triển nguồn nhân lực với đầy đủ kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ mới là điều phải được ưu tiên để phát triển dài hạn. Trước hết, doanh nghiệp cần xây dựng những chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẵn có, đồng thời coi trọng công tác tuyển dụng, thu hút và giữ chân những nhân tài trong tương lai.

Ngoài ra, một xu hướng chuyển đổi số mới xuất hiện gần đây đó là dân chủ hóa dữ liệu. Dân chủ hóa dữ liệu không những mang lại lợi ích cho các cá nhân, doanh nghiệp mà còn có lợi cho đối tác và xã hội. Giải pháp cho phép việc chủ động tìm kiếm và phân tích dữ liệu, trao quyền cho tất cả các quản trị viên, nhân viên truy cập vào dữ liệu. Điều này giúp doanh nghiệp sớm đưa ra được những quyết định tốt và cải thiện sự hợp tác giữa các phòng ban.

chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Giải pháp về chi phí đầu tư chuyển đổi số

Thực hiện chuyển đổi số là quá trình chuyển mình mạnh mẽ, thách thức to lớn và không dễ dàng cho các nhà lãnh đạo. Chuyển đổi số đòi hỏi thay đổi từ tư duy, nhận thức, nhân lực, cơ sở hạ tầng, chiến lược tới các giải pháp công nghệ... Do đó, số vốn đầu tư là không hề nhỏ. Thế nhưng, thực tế chuyển đổi số không phải khi nào cũng chắc chắn mang về hiệu quả, thậm chí tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần triển khai thêm các giải pháp đầu tư tài chính trong quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc xây dựng mối liên kết mạnh mẽ, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI) và các doanh nghiệp đang phát triển ở các quốc gia tiên tiến là vô cùng cần thiết. Điều này nhằm để cập nhật những tiêu chuẩn và kỹ thuật mới, kêu gọi đầu tư. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể tiếp cận những công nghệ và phương pháp mới nhất.

digital transformation in business

Giải pháp về kiến thức chuyển đổi số

Chuyển đổi số là một thách thức và khó khăn lớn đối với các nhà lãnh đạo. Các doanh nghiệp lớn chuyển đổi số thành công trên thế giới cho thấy quá trình này là cần thiết để có bước chuyển mình trước sự sống còn trên thị trường. Bất kể đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, chuyển đổi số là điều tất yếu sớm muộn cũng phải thực hiện.


Do đó, để thay đổi nhận thức trong việc chuyển đổi số và tiếp cận được với công nghệ, các doanh nghiệp Việt có thể tìm kiếm và đọc thêm về các bài học chuyển đổi số thành công của những công ty lớn. Đồng thời, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp ở quốc gia phát triển trên thế giới để nắm bắt những tiêu chuẩn, kỹ thuật mới.

Ứng dụng công nghệ số trong chuyển đổi

Dưới đây là gợi ý về các ứng dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Lưu ý để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần có kiến thức chuyên sâu về công nghệ:


Điện toán đám mây

Công nghệ lưu trữ, bảo trì, quản lý, phân tích, bảo mật dữ liệu bằng cách khai thác máy chủ thông qua Internet. Với Cloud computing, các doanh nghiệp có thể kiểm tra và phát triển ứng dụng, website, vận hành big data, dễ dàng chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng như Google Drive, Dropbox... Qua đó, doanh nghiệp có thể hợp lý hóa quy trình kinh doanh - vận hành, tối ưu chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI

Công nghệ AI cho phép hiển thị các kết quả tìm kiếm chính xác và mang lại trải nghiệm mang tính cá nhân hóa cho người dùng. Công nghệ này cho phép người dùng trích xuất thông tin từ bất cứ nguồn dữ liệu tiềm năng nào. Đồng thời, AI cũng giúp tiết kiệm được một lượng lớn thời gian làm việc mà vẫn mang lại hiệu quả tìm kiếm cao ở cả hai định dạng dữ liệu có cấu trúc và không cấu trúc.

Ứng dụng robot

Đây là một trong những công nghệ lớn góp phần vào quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2021. Lợi ích của ứng dụng robot chính là giúp cải thiện năng suất cũng như gia tăng hiệu quả kinh doanh tại tổ chức, doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã ứng dụng Robot trong các lĩnh vực như logistic, y học, kỹ thuật,...

Internet of Things (IOT)

Công nghệ số nổi tiếng với mục đích kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các đối tượng vật lý thông qua mạng lưới Internet. Với IoT, quy trình thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu được thực hiện hiệu quả hơn. Ngoài ra, nhờ IoT, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gia tăng, trải nghiệm khách hàng được nâng cao.

digital transformation solutions

Giải pháp chuyển đổi số toàn diện dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Viindoo All-In-One là giải pháp chuyển đổi số hữu hiệu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bứt phá hơn trên con đường chuyển đổi số, Viindoo mang đến một giải pháp hỗ trợ số hóa toàn diện. Phần mềm giúp doanh nghiệp phá bỏ mọi rào cản trên con đường chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả trong quá trình kinh doanh.

Lựa chọn công nghệ phù hợp để ứng dụng vào doanh nghiệp

Việc lựa chọn công nghệ phù hợp để ứng dụng là vấn đề quan trọng trong việc chuyển đổi số doanh nghiệp SME. Điều này đảm bảo công nghệ phù hợp với hoạt động, quy trình kinh doanh của doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất hoạt động.

Một ứng dụng công nghệ số phù hợp cần đảm bảo thỏa mãn những yếu tố như khai thác data nhanh chóng, quản lý hồ sơ khoa học, quản trị tất cả các quy trình kinh doanh trên một nền tảng số duy nhất,...

Viindoo All-In-One tích hợp đầy đủ các tính năng, module trong cùng một hệ thống. Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng, cài đặt thêm nhiều tiện ích quản lý công việc. Đồng thời, Viindoo còn có thể kết hợp với các phần mềm khác nhằm tạo ra hệ sinh thái trọn vẹn nhất.

Trao quyền sử dụng dữ liệu cho nhân viên

Dữ liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Đây chính là nhân tố mang ý nghĩa thúc đẩy những quyết định chính xác trong kinh doanh. Doanh nghiệp nên phân quyền trích xuất, khai thác thông tin cho nhân viên mà không phải là hạn chế khi sử dụng phần mềm chuyển đổi số. Nhờ đó, nhân viên công ty sẽ hiểu biết rõ hơn về các hoạt động, về khách hàng và đối tác hợp tác của doanh nghiệp.

Hơn nữa, trao quyền sử dụng dữ liệu cho nhân viên cũng góp phần thúc đẩy gia tăng giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các cá nhân, bộ phận. Từ đó tính liên kết trong công việc được đề cao. Khi phát sinh tình huống như khách hàng cần thông tin, nhân viên không cần phải xin ý kiến từ cấp trên mà có nguồn dữ liệu để hồi đáp nhanh chóng.

Những điều này, Viindoo All-In-One đều có thể làm cho bạn. Phần mềm Viindoo hỗ trợ quản lý đa nền tảng, sử dụng công nghệ điện toán đám mây giúp nhà quản lý có thể dễ dàng nắm bắt tình hình của doanh nghiệp, cho phép sử dụng phần mềm từ xa. Đồng thời, hệ thống ứng dụng có tính năng phân quyền theo từng cấp bậc, cho phép nhà quản lý trao quyền sử dụng dữ liệu cho nhân viên một cách dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật.

Hệ thống doanh nghiệp đồng bộ, liền mạch

Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả luôn yêu cầu phải có sự liền mạch, đồng bộ trong quy trình và các bộ phận. Điều này sẽ giúp gia tăng hiệu quả chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các quy trình công việc cũng dần được tự động hóa, phối hợp nhịp nhàng với nhau hơn.

Với Viindoo All-In-One, các ứng dụng khác nhau trong doanh nghiệp như quản lý sản xuất, kế toán, quan hệ khách hàng, nhân sự,... đều được tích hợp vào cùng một hệ thống duy nhất để các bộ phận trong doanh nghiệp gia tăng sự liên kết với nhau. Sự hợp tác giữa các cá nhân, bộ phận cũng gia tăng, hiệu quả hoạt động ngày càng được tối ưu hóa.

Ngoài ra, Viindoo còn cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp hướng dẫn triển khai kế hoạch và sử dụng phần mềm nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vĩnh viễn. Tất cả các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn đều có thể sử dụng thử và mua phần mềm với giá cả phải chăng. Phần mềm Viindoo sẽ được tính phí theo tháng hoặc năm dựa trên số lượng người sử dụng thực tế của doanh nghiệp.

Bạn đã sẵn sàng trải nghiệm?


Giải pháp Chuyển đổi số Viindoo - Đồng hành cùng Chương trình Chuyển đối số quốc gia
Hỗ trợ doanh nghiệp từ giai đoạn định hướng, lên kế hoạch, đến thực thi và kiểm soát chất lượng.

DÙNG THỬ NGAY     ​  Liên hệ

Trong bài viết trên, Viindoo đã tổng hợp đầy đủ thông tin chi tiết về chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp quý doanh nghiệp bứt phá nhiều hơn trong chặng đường chuyển đổi số của mình. Hãy theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm về các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoặc liên hệ ngay qua hotline 02257309838 để được tư vấn miễn phí. 

 Tiếp Tục Với:

Chuyển đổi số là gì? Vai trò chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Nguyễn Phương Dung 28 tháng 3, 2024

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY