ENGLISH WEBINAR | Inventory Optimization in Retail Omnichannel

Vốn chủ sở hữu là gì? So sánh vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ


"Vốn chủ sở hữu là gì?" là một câu hỏi thường được đặt ra khi bàn về tài chính doanh nghiệp. Đây là một trong những khái niệm cơ bản và quan trọng nhất mà các nhà quản lý và nhà đầu tư cần phải hiểu rõ. Trong bài viết này, hãy cùng Viindoo tìm hiểu về vấn đề này này và so sánh với khái niệm vốn điều lệ để hiểu rõ hơn về vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là số tiền hoặc giá trị tài sản mà doanh nghiệp nhận được từ các nhà đầu tư, cổ đông hoặc thành viên liên doanh. Đây là nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp, không yêu cầu trả lãi suất như các khoản vay vố và thường được sử dụng để tạo nguồn lực cho doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh. Tổng số vốn chủ sở hữu sẽ được tính bằng cách trừ đi các khoản nợ phải trả.

Nguồn vốn chủ sở hữu được xem là một nguồn tài trợ bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là cơ sở để xác định giá trị của doanh nghiệp. Mỗi thành viên đóng góp vốn đều có quyền được hưởng những lợi ích như nhau trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, lợi tức và chấp nhận hậu quả trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Nếu doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được ưu tiên sử dụng để trả nợ. Sau khi trả nợ, phần còn lại sẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ đầu tư vốn ban đầu của họ.

Vốn chủ sở hữu là gìVốn chủ sở hữu là nguồn vốn giúp doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanh

>>>> Tìm Hiểu Thêm Về: Thoái vốn là gì? Doanh nghiệp cần làm gì khi bị thoái hóa vốn

Thành phần của vốn chủ sở hữu

Tùy theo mô hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bao gồm nhiều thành phần khác nhau:

  • Vốn cổ đông: Được tích góp từ các cổ đông của công ty, số vốn này được ghi rõ trên giấy tờ điều lệ công ty.
  • Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là khoản lợi nhuận còn lại sau khi khấu trừ thuế và chưa được chia cho các bên cổ đông hoặc thành viên liên doanh.
  • Quỹ doanh nghiệp: Các quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ dự phòng, được hình thành với tỷ lệ không vượt quá quy định pháp luật.
  • Thặng dư vốn cổ phần: Là khoản vốn lời thu được từ lúc phát hành so với mệnh giá hiện tại.
  • Chênh lệch đánh giá tài sản: Định giá lại giá trị tài sản cố định, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư,...
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Nếu công ty giao dịch bằng ngoại tệ, mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, thì khoản vốn này cũng sẽ được tính đến.
vốn chủ sở hữu là gì Những thành phần của vốn chủ sở hữu

Tất cả các nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá giá trị tài chính của công ty. Tuy nhiên, vốn cổ đông và lợi nhuận hoạt động kinh doanh là nguồn vốn quan trọng nhất và chiếm tỉ trọng cao nhất trong vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Khi các cổ đông đầu tư thêm vào doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể.

>>>> Đọc Về: 7 cách quản trị nguồn vốn hiệu quả cho doanh nghiệp

Các hình thức vốn chủ sở hữu hiện nay

Hiện nay, có nhiều hình thức vốn chủ sở hữu được áp dụng tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng hình thức vốn chủ sở hữu phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoá lợi ích và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các hình thức vốn chủ sở hữu gồm:

  • Vốn nhà nước: Tất cả nguồn vốn hoạt động được đầu tư bởi nhà nước.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Nguồn vốn được cung cấp bởi các thành viên đồng sáng lập công ty.
  • Công ty cổ phần: Nguồn vốn được góp từ các cổ đông hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh: Doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh góp vốn thành lập.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Được cung cấp bởi chủ doanh nghiệp và chịu trách nhiệm bằng tài sản của cá nhân hoặc tổ chức.
  • Doanh nghiệp liên doanh: Nguồn vốn đến từ các đối tác trong và ngoài nước.

>>>> Đọc Về: Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp phổ biến nhất

Công thức tính vốn chủ sở hữu

Nắm rõ cách thức tính vốn chủ sở hữu là việc đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện khi đi vào kinh doanh. Công thức tính vốn chủ sở hữu sẽ giúp các doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính của mình và đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Công thức tính vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản doanh nghiệp - tổng nợ phải trả.

Trong đó:

  • Tổng tài sản doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, tài sản có thể quy đổi như vàng, bạc,... Tài sản dài hạn bao gồm các khoản đầu tư tài chính, bất động sản, tài sản cố định, các khoản thu và một vài loại khác.
  • Các khoản nợ phải trả bao gồm các khoản trả người bán, thuế, các khoản nộp Nhà nước, khoản trả công lao động, khoản trả nội bộ, khoản vay nợ tài chính...
vốn chủ sở hữu Công thức tính vốn chủ sở hữu

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có tài sản như đầu tư chứng khoán 6 tỷ đồng, chi phí thiết bị nhà máy 4 tỷ đồng, hàng tồn kho có giá trị 2 tỷ đồng, và các khoản thu của công ty sản xuất 3 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh nghiệp có khoản vay là 3 tỷ đồng dùng để mua dụng cụ cho nhà máy, 2 tỷ cho nhà cung cấp bao bì và 400 triệu đồng tiền công nhân viên. Vậy, vốn chủ sở hữu của công ty sẽ được tính bằng công thức: (6 + 4 + 2 + 3) - (2 + 0.2 + 2) = 9.6 tỷ đồng.

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020:

“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu công ty đóng góp hoặc cam kết đóng góp khi thành lập công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được mua tại thời điểm thành lập công ty cổ phần.”

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là hai khái niệm kinh tế quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù cả hai đều có liên quan đến vốn, tuy nhiên, hai khái niệm này lại có những đặc điểm khác nhau. Bảng phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn vấn đề này:


Vốn chủ sở hữu
Vốn điều lệ
Bản chất
Là tiền vốn mà các chủ sở hữu góp vào doanh nghiệp, bao gồm cả nguồn vốn từ kết quả kinh doanh
Là tổng số tiền mà các cổ đông góp vào doanh nghiệp khi thành lập, được xác định trong giấy phép kinh doanh và không thể thay đổi dễ dàng.
Đối tượng sở hữu
Nhà nước, tổ chức, cá nhân góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc các cá nhân, tổ chức nắm giữ cổ phần
Do tổ chức, cá nhân hoặc cam kết góp vốn để thành lập
Cơ chế hình thànhĐược hình thành từ nguồn vốn do Nhà nước, cá nhân, doanh nghiệp góp cổ phần hay bổ sung từ lợi nhuận hàng năm. Được hình thành dựa vào nguồn vốn do cá nhân, tổ chức hoặc cam kết góp vốn trong thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp
Đặc điểmKhông phải khoản nợ vì được góp vốn từ các nhà đầu tư, cổ đông và kết quả kinh dinh. Bị coi là khoản nợ của công ty nếu doanh nghiệp phá sản
Ý nghĩa Thể hiện tình hình tăng giảm các nguồn vốn của doanh nghiệp và nhà đầu tưPhản ánh cơ cấu vốn trong doanh nghiệp là cơ sở để phân chia rủi ro hoặc lợi nhuận với các nhà đầu tư

Hy vọng thông tin trên của Viindoo đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về “Vốn chủ sở hữu là gì?”. Hiểu rõ về vốn chủ sở hữu giúp người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định đúng đắn, xác định được khả năng tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.

>>>> Tiếp Tục Với: Tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và công thức tính giá trị tài sản ròng

Nguyen Jun 19 tháng 5, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Hướng dẫn tạo file quản lý bán hàng bằng Excel đơn giản