Tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và công thức tính giá trị tài sản ròng

Tài sản ròng là một thuật ngữ quen thuộc trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn rất nhiều quý độc giả vẫn thực sự chưa biết giá trị  tài sản ròng là gì. Do đó, độc giả hãy cùng Viindoo tìm hiểu về thuật ngữ này qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Tài sản ròng là gì?

Tài sản ròng là giá trị tài sản của một chủ thể như nhà nước, quốc gia, cá nhân, doanh nghiệp… Tài sản ròng sẽ bao gồm tất cả các tài sản hiện hữu của chủ thể sau khi đã trừ đi tổng số nợ.

Tài sản ròng cũng được xem như là chỉ số phản ánh chính xác nhất về tình hình tài chính của một chủ thể. Đây còn xem như là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá khách quan về khả năng kinh tế cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

1.1 Tài sản ròng trong chứng khoán là gì?

Tài sản ròng trong chứng khoán là tổng giá trị của tất cả các loại tài sản của bất kỳ một cá nhân hoặc một tổ chức sau khi đã trừ đi những khoản nợ chưa thanh toán.

tài sản ròng là gì
Tài sản ròng có nghĩa là gì?

1.2 Giá trị tài sản ròng là gì?

Giá trị tài sản ròng là tổng giá trị tài sản mà chủ thể đang nắm giữ sau khi đã trừ đi những khoản nợ phải thanh toán. Nói cách khác, giá trị tài sản ròng sẽ là toàn bộ tài sản còn lại của một chủ thế khi đã trừ đi những khoản nợ.

>>>> Tham Khảo Thêm: ROA là gì? Chỉ số ROE là gì? ROE, ROA bao nhiêu là tốt?

2. Ý nghĩa của tài sản ròng

Sau đây là một số ý nghĩa của tài sản ròng đối với doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức:

  • Tài sản ròng sẽ được dùng để đo khả năng tài chính của cá nhân, doanh nghiệp hoặc một đất nước.
  • Tài sản ròng còn được dùng để đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Trường hợp tài sản ròng đang ở giá trị âm thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Lúc này, các doanh nghiệp cần phải đổi mới cơ cấu quản lý nhằm cải thiện tình hình hiện tại.
  • Các nhà đầu tư, ngân hàng, đối tác sẽ dựa vào tài sản ròng để đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp.
  • Đối với cá nhân, tài sản ròng được xem như là một yếu tố quan trọng trong việc giúp chủ thể gia tăng tài chính mà không chỉ phụ thuộc vào việc làm công ăn lương.
  • Giá trị tài sản ròng của quốc gia sẽ được tính tổng giá trị tài sản ròng của chính phủ, doanh nghiệp và các chủ thể. Nếu tài sản ròng dương, tức tình hinh kinh tế tài chính tốt. Ngược lại, nếu âm thì quốc gia nên tìm cách giảm chi tiêu ngân sách của nhà nước.
tài sản ròng là gìÝ nghĩa mà tài sản ròng mang đến cho chủ thể, doanh nghiệp và đất nước

3. Các loại tài sản ròng

Hiện tại, tài sản ròng được chia thành 2 loại là tài sản ngắn hạn và dài hạn.

1. Tài sản ngắn hạn: Đây là loại tài sản có thời gian sử dụng khá thấp, thông thường sẽ có thời hạn dưới 12 tháng hoặc trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị tài sản ngắn hạn thường khá thấp và thường có xu hướng thay đổi hình thái trong toàn quá trình sử dụng.

2. Tài sản dài hạn: Là tài sản có thời gian sử dụng dài trên 12 tháng. Loại tài sản này thường được dùng trong nhiều trong các chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị tài sản dài hạn thường sẽ khá lớn và ít bị thay đổi hình thái trong toàn quá trình sử dụng, vận hành.

4. Công thức tính giá trị tài sản ròng là gì?

Theo như các thông tin đã được Vindoo chia sẻ ở trên, công thức tính tài sản ròng sẽ là:

Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản sở hữu - Tổng nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng tài sản sở hữu sẽ bao gồm tài sản cá nhân, các khoản đầu tư, các khoản cho vay, tài sản lưu động…
  • Tổng nợ phải trả bao gồm các khoản vay của doanh nghiệp chủ thể, vay tín dụng, vay trả góp, vay thế chấp…
tài sản ròng là gìCông thức tính tài sản ròng

Qua bài viết này, Viindoo đã giúp quý độc giả hiểu hơn về thuật ngữ tài sản ròng là gì cũng như các ý nghĩa và giá trị mà dòng tài sản này mang đến. Hy vọng với những thông tin này, độc giả đã có cho mình các chiến lược và chính sách quản lý tài sản doanh nghiệp một cách hiệu quả.

>>>> Tiếp Tục Với:

Tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và công thức tính giá trị tài sản ròng
Nguyễn Phương Dung 23 tháng 3, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY