ROA là gì? ROA khác gì với ROE? ROE, ROA bao nhiêu là tốt?

ROA là gì là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đặt ra. Trong bài viết sau, Viindoo sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu về khái niệm ROA, cách phân biệt giữa ROA và ROE cùng mối quan hệ giữa hai chỉ số này. Hãy theo dõi cùng với chúng tôi.

1. ROA là gì?

ROA (viết tắt của Return On Assets) được định nghĩa là tỷ suất sinh lời trên tổng số tài sản của doanh nghiệp. Đây là chỉ số được các nhà quản trị quan tâm để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản doanh nghiệp. Nhờ đó mà nhà quản trị có thể đánh giá là doanh nghiệp đã đi đúng hướng hay chưa và đưa ra chiến lược điều chỉnh, phát triển phù hợp.

ROA là gìChỉ số ROA là gì?

Sau đây là công thức tính ROA:

ROA = (Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản doanh nghiệp) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng được tính bằng lợi nhuận đạt được trừ thuế.
  • Tổng tài sản bao gồm tất cả vốn mà doanh nghiệp sử dụng, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay (tổng tài sản = vốn chủ sở hữu + nợ).

2. ROE là gì?

Chỉ số ROE (viết tắt của Return On Equity) được định nghĩa là tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này giúp các chủ doanh nghiệp nhận biết được khả năng sinh lời của tổng số vốn chủ sở hữu đã bỏ ra. Chỉ số này càng cao thì khả năng sinh lời của hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt.

roa bao nhiêu là tốtChỉ số ROE

Công thức tính ROE:

ROE = (Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng là lợi nhuận sau khi trừ đi thuế
  • Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra, không bao gồm vốn đi vay.

3. So sánh ưu và nhược điểm của ROA và ROE

Sau đây là ưu, nhược điểm của hai chỉ số ROA và ROE:

Bảng so sánh ROA và ROE
ROA
ROE
Ưu điểm- Đơn giản, dễ tính, dễ vận dụng.
- Đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Dễ tính, dễ vận dụng. easy to use.
- Đánh giá được khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Nhược điểm- Chỉ thể hiện được một bộ phận tài chính doanh nghiệp mà không phải là bức tranh tổng thể.
- Chỉ có thể so sánh với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực.
- Không hiệu quả nếu chỉ tính trong thời gian ngắn.
- Các công ty có thể sử dụng sai mục đích của ROA để cắt giảm, thổi phồng lợi ích..
- Có thể không ổn định.
- Gia tăng khi chủ sở hữu mua lại cổ phiếu của mình trên thị trường.
- Không đủ để có thể đánh giá được năng lực của một doanh nghiệp.

>>>> Khám Phá Thêm: Tài sản ròng là gì? Ý nghĩa và công thức tính giá trị tài sản ròng

4. Mối quan hệ giữa ROA và ROE

ROA và ROE là hai chỉ số có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Khi xem xét tình hình tài chính một doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần quan tâm đến cả hai chỉ số để đánh giá chính xác nhất.

ROA là gìMối quan hệ giữa ROA và ROE

Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý một số ví dụ để làm rõ hơn mối quan hệ này:

Hai doanh nghiệp A và B có vốn chủ sở hữu lần lượt là 20 tỷ và 30 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cả hai lần lượt là 2 tỷ và 3 tỷ đồng. Công ty A vay nợ 5 tỷ, công ty B không có nợ.

Qua ví dụ trên, ta thấy được:

  • Hai công ty A và B có ROE bằng nhau, đều là 10%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của hai công ty là như nhau.
  • ROA công ty A là 8%, công ty B là 10%. Có sự khác biệt này là do công ty A vay nợ 5 tỷ đồng đẩy tổng tài sản doanh nghiệp lên thành 25 tỷ. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty B tốt hơn A.

4. ROE, ROA bao nhiêu là tốt?

Vậy thì, ROE, ROA bao nhiêu là tốt? Theo nhà đầu tư Warren Buffett, một doanh nghiệp cần có ROE đạt tối thiểu là 15% để được đánh giá là đủ năng lực tài chính. Với mức ROE này thì ROA của doanh nghiệp phải đạt mức trên 15%. Tuy nhiên, nếu tính tới các lý do lạm phát, các nhà đầu tư Việt Nam thường kỳ vọng mức ROE đạt mức 20 - 22% và ROA đạt 10 - 12%.

Theo đánh giá, một doanh nghiệp được xem là hoạt động tốt nếu duy trì được tỉ số ROA 10% trong vòng 3 năm. Tỷ số này gia tăng cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang tốt, tài sản đang được sử dụng hiệu quả.

Tuy nhiên, chỉ số này tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lĩnh vực hoạt động, năng lực của các đối thủ trong cùng ngành và kết quả kinh doanh của chính doanh nghiệp trong quá khứ.

Như vậy, bài viết trên của  Viindoo đã giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi “ROA là gì?”, cách tính và ưu nhược điểm của ROA và ROE. Mong rằng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm kiến thức để đánh giá tình hình hoạt động hiệu quả hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được giải đáp chi tiết.

>>>> Tiếp Tục Với:

ROA là gì? ROA khác gì với ROE? ROE, ROA bao nhiêu là tốt?
Nguyễn Phương Dung 23 tháng 3, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY