EBIT là gì? Công thức tính chỉ số EBIT trong báo cáo tài chính

EBIT là gì? Đây là một chỉ số quan trọng trong các bản báo cáo và phân tích tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây không phải là chỉ số quen thuộc, dễ hiểu đối với những người không chuyên về thống kê tài chính. Hãy cùng Viindoo ttìm hiểu thêm về EBIT cũng như cách tính chỉ số này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

1. EBIT là gì?

EBIT là từ viết tắt của Earnings Before Interest and Taxes. Trong tài chính, EBIT là số lợi nhuận một doanh nghiệp kiếm được từ việc kinh doanh trước khi tính trừ đi các khoản vay lãi hoặc thuế. Nhờ đó, khi phân tích tài chính của một công ty, người ta có thể loại trừ được sự khác nhau của tỷ suất thuế và cấu trúc vốn giữa các công ty.

EBIT là gì

EBIT là từ viết tắt của Earnings Before Interest and Taxes

EBIT không loại bỏ những yếu tố sau khỏi lợi nhuận doanh nghiệp:

  • I-Interest: Nghĩa là lãi vay và ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc vốn của một doanh nghiệp vì yếu tố này liên quan đến nợ của doanh nghiệp.
  • T - Taxes: Thể hiện các ưu đãi liên quan đến thuế dành cho một doanh nghiệp.

Khi bỏ qua sự khác biệt của 2 yếu tố này, chỉ số EBIT sẽ thể hiện rõ khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp, từ đó giúp nhà phân tích dễ dàng so sánh các công ty trong cùng một lĩnh vực.

>>>> Tìm Hiểu Về: Profit margin là gì? Phân loại biên lợi nhuận và cách tính chi tiết

2. Cách tính EBIT trong báo cáo tài chính

Cách để tính chỉ số EBIT rất đơn giản, chủ yếu bằng công thức sau:

(1) EBIT = Tổng doanh thu - Chi phí hoạt động

Tuy nhiên trong báo cáo tài chính thực tế ở Việt Nam, các chi phí lãi vay sẽ được tính vào chi phí tài chính, dẫn đến việc rất khó để xác định chi phí hoạt động. Thay vào đó chúng ta có thể dùng công thức sau:

(2) EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

Chú ý: Nếu báo cáo tài chính tóm tắt không thể hiện chi phí lãi vay, chúng ta có thể tìm chi phí này trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Trong trường hợp báo cáo tài chính không bao gồm chi phí lãi vay, chúng ta cũng có thể tính chỉ số EBIT bằng công thức dưới đây:

(3) EBIT = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chú ý: Công thức (3) chỉ là công thức tính EBIT gần đúng.

EBIT la gi

Trong báo cáo tài chính ở Việt Nam, rất khó để xác định chi phí hoạt động.

Ví dụ: Công ty G kinh doanh sản phẩm đồ chơi đạt được doanh thu 100 tỷ Đô. Chi phí cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh là 35 tỷ đô. Chi phí lãi vay của công ty G là 5 tỷ đô, trong khi đó lợi nhuận trước thuế là 60 tỷ đô. Chúng ta có thể tính chỉ số EBIT bằng các cách sau:

Cách 1: EBIT = 100 – 35 = 65 tỷ đô

Cách 2: EBIT = 60 + 5 = 65 tỷ đô.

>>>> Đọc Thêm: Asset Turnover Ratio là gì? Ý nghĩa của tỷ lệ vòng quay tài sản

3. Ý nghĩa của chỉ số EBIT trong tài chính là gì?

Để chọn được phương án đầu tư tốt nhất, các nhà đầu tư sẽ cần suy xét tới khả năng tạo nên lợi nhuận của một công ty. Tuy nhiên, mỗi công ty có cấu trúc vốn và thuế khác nhau, vì thế sẽ rất khó để có thể so sánh và phân tích khả năng của từng công ty.

Nhờ vào việc trừ đi chi phí nợ vay và thuế, các nhà đầu tư có thể biết được chính xác tình hình kinh doanh và các hoạt động sinh ra lợi nhuận của một doanh nghiệp. Ngoài ra, EBIT cũng thể hiện khả năng kiểm soát chi phí và khả năng hoàn vốn cho nhà đầu tư của doanh nghiệp đó.

Một ứng dụng khác của chỉ số EBIT là giúp các nhà đầu tư dự đoán về hiệu suất kinh doanh và tiềm năng phát triển của công ty. Từ đó, họ sẽ phán đoán khả năng thu hồi vốn hoặc gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.

Ngoài ra, vì mỗi công ty sẽ có một mức thuế khác nhau, chỉ số EBIT cũng giúp nhà đầu tư dễ dàng so sánh các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực sau khi trừ các khoản vay và thuế. Điều này giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về tình hình hoạt động của công ty.

4. Ứng dụng của chỉ số EBIT

4.1 Tính EBIT Margin

EBIT Margin đại diện cho hệ số biên lợi nhuận trước khi trừ đi các khoản thuế và vay lãi. Hệ số này được sử dụng để xem xét hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc quản lý tất cả chi phí hoạt động, gồm cấu trúc vốn, chi phí quản lý và hoạt động kinh doanh. 

Chỉ số EBIT Margin thường được dùng để so sánh tình hình kinh doanh và hoạt động của một doanh nghiệp qua từng năm. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể dùng chỉ số này để so sánh các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực.

Chỉ số EBIT Margin của doanh nghiệp càng cao thể hiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó càng tốt, và ngược lại. Thông thường, mức EBIT Margin lý tưởng là 15%.

Ebit Margin được tính bằng cách lấy chỉ số EBIT chia cho doanh thu thuần (Net revenue). Trong đó, EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, còn doanh thu thuần là lợi nhuận sau khi trừ đi các khoản thuế.

cách tính ebit trong báo cáo tài chính

EBIT Margin đại diện cho hệ số biên lợi nhuận trước khi trừ đi các khoản thuế và vay lãi

4.2 Mô hình Dupont 5 yếu tố

Dupont 5 yếu tố là mô hình được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp. Với mô hình Dupont 5 yếu tố, các nhà đầu tư có thể dễ dàng phân tích khả năng sản xuất, kinh doanh, cũng như tiềm năng trả nợ và hoàn vốn của một doanh nghiệp.

Mô hình Dupont 5 yếu tố bao gồm:

1. Doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân: Chỉ số này sẽ cho biết khả năng sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư có thể đánh giá liệu doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả các tài sản hiện có hay không. Chỉ số này cao sẽ cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất tốt.

2. Tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân: Chỉ số này cho biết về khả năng sử dụng và quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố cấu thành và ảnh hưởng trực tiếp đến  chỉ số ROE - Return Of Equity 

3. Hệ số gánh nặng thuế: Chỉ số này cho các nhà đầu tư biết chính xác các loại thuế mà doanh nghiệp đang phải chịu, cũng như cách doanh nghiệp điều chỉnh để giảm thiểu mức thuế phải nộp.

4. Hệ số gánh nặng lãi vay: Chỉ số này thể hiện tình hình vay nợ và khả năng kiểm soát các khoản vay của doanh nghiệp. Yếu tố vay lãi có ảnh hưởng rất lớn đến các rủi ro trong việc thanh toán, chi trả và hoàn vốn của một công ty. 

5. Ebit Margin: Chỉ số này thể hiện sự hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc quản lý tất cả các chi phí hoạt động.

>>>> Tìm Hiểu Về: ROA là gì? ROA khác gì với ROE? ROE, ROA bao nhiêu là tốt?

4.3 Đánh giá khả năng thanh toán khoản lãi vay

Để đánh giá khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp, hệ số EBIT sẽ được tính theo công thức sau:

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay

Các nhà đầu tư sẽ sử dụng chỉ số EBIT để xem xét liệu doanh nghiệp có tạo ra đủ lợi nhuận để chi trả các khoản lãi vay hay không. Hệ số này càng lớn thì tiềm năng thanh toán vay và lãi vay của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Ngoài ra, khả năng thanh toán chi phí lãi vay cũng giúp các nhà đầu tư xem xét rõ ràng hơn về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không tạo đủ lợi nhuận để thanh toán các khoản vay, doanh nghiệp đó sẽ không tránh khỏi vỡ nợ và phá sản.

Tuy nhiên, chỉ số EBIT đồng thời sẽ loại bỏ các khoản lãi vay, từ đó ảnh hưởng tới khả năng phán đoán của nhà đầu tư đối với tiềm năng thu nhập của các công ty có nợ lớn. Vì thế, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về các khoản vay của công ty trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

EBIT là gì

Chỉ số EBIT được dùng để xem xét việc liệu doanh nghiệp có tạo ra đủ lợi nhuận để trả các khoản lãi vay hay không

4.4 Định giá cổ phiếu

Chỉ số EBIT thường còn được dùng để định giá cổ phiếu. Mặc dù ít được sử dụng tại Việt Nam, thực tế phương pháp này lại khá thông dụng với các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Doanh nghiệp có chỉ số EBIT lớn hơn 10 được coi là ở mức tốt và các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số này để so sánh các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực.

Ngoài EBIT, chỉ số EV (Giá trị doanh nghiệp) cũng có thể được sử dụng cho việc định giá cổ phiếu. Chỉ số này có công thức như sau:

EV = (Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành) + Lợi ích cổ đông thiểu số + Vay ngắn hạn và dài hạn + Giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi – Tiền và các khoản tương đương tiền.

Chỉ số EBIT/EV < 10 được đánh giá là tốt. Tuy nhiên doanh nghiệp với chỉ số EBIT/EV > 10 cũng chưa chắc là có tình hình xấu vì chỉ số này có thể bị các yếu tố khác ảnh hưởng. Vì thế, các nhà đầu tư nên phân tích và đánh giá cả các yếu tố có khả năng tác động đến các chỉ số này.

4.5 Tính chỉ số EPS

Chỉ số EPS thể hiện thu nhập trên mỗi cổ phần của một công ty. Các nhà đầu tư thường sử dụng hệ số này để phân tích tiềm năng tạo ra lợi nhuận của cổ phiếu doanh nghiệp, từ đó suy xét các phương án đầu tư phù hợp.

Mối quan hệ giữa hệ EBIT và EPS được thể hiện qua công thức sau:​

EPS = [(EBIT – I)(I – t) – PD]/NS

Hoặc:

EBIT = (EPS x Số cổ phần phổ thông xuất sắc) + Cổ tức ưu đãi Cổ phần / [Lợi tức nợ nần + (1 – Thuế suất)].

Trong đó:

  • I: Lãi phải trả hàng năm
  • t: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
  • PD: Cổ tức phải trả cho cổ phiếu ưu đãi
  • NS: Số lượng cổ phiếu thưởng.

Từ công thức ta có thể thấy, khi EBIT tăng thì sẽ dẫn đến EPS cũng tăng và ngược lại. Khi chỉ số EPS cao nghĩa là khả năng tạo ra lợi nhuận của cổ phiếu cao. Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số này để cân nhắc việc mua/bán cổ phiếu nào có thể mang đến lợi nhuận tốt nhất.

EBIT là gì

Khi chỉ số EPS cao nghĩa là khả năng tạo ra lợi nhuận của cổ phiếu cao

Sự hiệu quả trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp cũng được thể hiện qua hai chỉ số EPS và EBIT. Đòn bẩy tài chính là hiện tượng khi các nguồn vốn vay nợ gồm các loại cổ phiếu được các doanh nghiệp dùng để tạo ra tài sản cố định. Các nhà đầu tư sẽ đánh giá cao các doanh nghiệp nào có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn các khoản chi phí vay nợ.

Nội dung bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin để trả lời cho câu hỏi EBIT là gì cũng như tính ứng dụng của chỉ số này trong các báo cáo tài chính kinh doanh. Viindoo hy vọng những thông tin này đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về EBIT và có thể áp dụng chỉ số này để đánh giá tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.

>>>> Bài Viết Hữu Ích Khác:

EBIT là gì? Công thức tính chỉ số EBIT trong báo cáo tài chính
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Trần Thị Lâm Anh 6 tháng 1, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY