Các hình thức huy động vốn giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, gia tăng sản xuất nhằm thu về lợi nhuận cao hơn. Với bài viết dưới đây, hãy cùng Viindoo tìm hiểu về các hình thức huy động vốn phổ biến nhất cũng như ưu nhược điểm của từng loại.
Các hình thức huy động vốn phổ biến hiện nay gồm: Vốn góp ban đầu, vốn từ Tín dụng ngân hàng, vốn từ Tín dụng ngân hàng, phát hành cổ phiếu, phát hành cổ phiếu, vốn từ lợi nhuận không chia. Dưới đây là bảng tổng hợp, so sánh ưu nhược điểm của các hình thức huy động vốn trên hiện nay:
Các hình thức huy động vốn | Ưu điểm | Nhược điểm |
Vốn từ Tín dụng ngân hàng | Nhà nước có nhiều chính sách để giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn này. Doanh nghiệp lớn có nhiều tài sản để thế chấp, được Ngân hàng gia hạn thanh toán,... | Bị động số vốn vay dựa vào quyết định định của Ngân hàng. Doanh nghiệp bị Ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn quy định,… |
Vốn từ Tín dụng thương mại | Thủ tục hồ sơ nhanh gọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn tạm thời giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa. | Là loại tín dụng không đảm bảo nên rủi ro cao. Phạm vi hẹp, chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp quen biết nhau Quy mô tín dụng thương mại bị giới hạn trong khả năng vốn hàng hoá. |
4. Phát hành cổ phiếu | Tăng vốn dài hạn, vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ. Lợi tức cao, không bị giới hạn bởi nguồn vốn. Có được nguồn nguồn lực về kinh nghiệm, thị trường & công nghệ từ từ cổ đông mới. | Quyền kiểm soát bị phân chia, có thể gây mâu thuẫn nội bộ Chi phí sử dụng cao hơn so với chi phí sử dụng trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi. |
5. Phát hành trái phiếu | Lợi tức thấp, được trừ trực tiếp vào thu nhập, không cần phân chia quyền kiểm soát và lợi nhuận cao cho trái chủ. Chi phí phát hành thấp hơn so với cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi | Tăng hệ số nợ của doanh nghiệp. Bắt buộc phải trả lợi tức đúng thời gian quy định, không được trì hoãn phần nợ gốc. |
6. Vốn từ lợi nhuận không chia | Không bị lệ thuộc nguồn vốn bên ngoài, tăng tự chủ tài chính. Vốn kinh doanh tăng, tạo cơ hội gia tăng phát triển. Xây dựng quan hệ tín dụng tốt hơn với Ngân hàng, cá nhân, tổ chức tín dụng. | Việc không lấy lợi nhuận ra để phân chia cổ tức cho cổ đông làm giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường giảm xuống. |
1. Vốn góp ban đầu
Khi thành lập doanh nghiệp, các chủ sở hữu đóng vào phần vốn nhất định. Đây được gọi là vốn ban đầu của doanh nghiệp. Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà tính chất và hình thức góp vốn sẽ khác nhau. Ví dụ:
- Doanh nghiệp Nhà nước: Vốn ban đầu của công ty này là vốn được đầu tư từ Nhà nước.
- Công ty cổ phần: Phần vốn ban đầu được tính bằng tổng giá trị của của các mệnh giá cổ phần đăng ký mua và đã ghi nhận số liệu này trong nội dung của Điều lệ doanh nghiệp
- Công ty TNHH và Công ty Hợp danh: Vốn góp ban đầu của các doanh nghiệp này sẽ được tính dựa trên tổng giá trị vốn mà các thành viên cam kết góp.
Ưu nhược điểm của vốn góp ban đầu
>>>> Tìm Hiểu Thêm: 7 cách quản trị nguồn vốn hiệu quả cho doanh nghiệp
2. Vốn từ Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng được sử dụng phổ biến và được xem là một trong các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp tốt nhất hiện nay. Phương thức này chỉ hoạt động giao dịch tài sản giữa bên đi vay (ví dụ như: tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp) với Ngân hàng.
Khi thực hiện giao dịch này, bên Ngân hàng sẽ có trách nhiệm chuyển giao cho bên vay sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định. Bên vay thực hiện trách nhiệm trả lại cả vốn gốc và tiền lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán dựa theo thỏa thuận.
Hiện nay, có rất nhiều hình thức tín dụng ngân hàng như:
- Theo thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng dài hạn, tín dụng trung hạn,...
- Theo đối tượng tín dụng: Tín dụng vốn lưu động, tín dụng vốn cố định,...
- Theo mục đích sử dụng vốn: Sản xuất, lưu thông hàng hóa,...
Vốn từ Tín dụng ngân hàng
>>>> Xem Thêm: Asset Turnover Ratio là gì? Ý nghĩa của tỷ lệ vòng quay tài sản
3. Vốn từ Tín dụng thương mại
Khi các doanh nghiệp thực hiện mua bán hàng hóa trực tiếp mà chưa thanh toán ngay thì sẽ sử dụng hình thức tín dụng này. Các loại tín dụng thương mại phổ biến gồm:
- Tín dụng nhập khẩu: Loại tín dụng này do nhà nhập khẩu cung cấp cho nhà xuất khẩu để đảm bảo quá trình nhập hàng hóa được thuận lợi.
- Tín dụng xuất khẩu: Loại tín dụng này do nhà xuất khẩu cung cấp cho nhà nhập khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
- Tín dụng nhà môi giới: Loại tín dụng này do các ngân hàng thương nghiệp cấp gián tiếp cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thông qua nhà môi giới.
Vốn từ Tín dụng thương mại
>>>> Đọc Ngay: Chỉ số ROE là gì? Cách tính và ý nghĩa của ROE trong tài chính
4. Phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu là một trong các hình thức huy động vốn mà nhiều công ty cổ phần từ vừa đến lớn sử dụng. Dựa theo nội dung của Khoản 2 Điều 4 tại Luật chứng khoán năm 2019, khái niệm cổ phiếu được xem là một hình thức chứng khoán. Trong đó, người sở hữu cổ phiếu sẽ có quyền, lợi ích hợp pháp tương ứng với phần giá trị của vốn cổ phần mà họ đã bỏ tiền ra mua.
Nếu doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu thì cần phải đáp ứng các điều kiện như dưới đây:
- Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh của năm liên tiếp trước năm đăng ký bắt buộc phải có lãi và không xảy ra lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
- Doanh nghiệp bắt buộc phải nhận được sự thông qua và phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề, bao gồm: Phương án phát hành cổ phiếu, phương án sử dụng phần vốn thu được;
- Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ đã đóng có giá trị từ 10 tỷ trở lên ngay tại thời điểm muốn phát hành và chào bán cổ phiếu ra thị trường. Số liệu này được lấy từ giá trị thực tế ghi nhận trên sổ kế toán của doanh nghiệp;
- Công ty bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phải cam kết giao dịch trên thị trường trong thời hạn một năm, sau khi kết thúc chào bán phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
Phát hành cổ phiếu
5. Phát hành trái phiếu
Trái phiếu cũng là một trong các hình thức huy động vốn mang lại nhiều lợi ích cho doanh hiện nay. Đây là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên được doanh nghiệp phát hành cho nhà đầu tư. Doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm hoàn trả gốc, lãi, và thực hiện các nghĩa vụ khác (nếu có) đối với nhà đầu tư.
Những loại hình doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu gồm: Công ty TNHH và công ty cổ phần được thành lập và hoạt động dựa theo pháp luật Việt Nam.
5. Phát hành trái phiếu
6. Vốn từ lợi nhuận không chia
Vốn từ lợi nhuận không chia (hay lợi nhuận giữ lại) là một phần lợi nhuận mà tổ chức, doanh nghiệp dùng để tái đầu tư:
- Hoạt động tái đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước vừa bị phụ thuộc vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp vừa phụ thuộc ở chính sách tái đầu tư của Nhà nước;
- Khi các công ty cổ phần sử dụng một phần lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư thì cổ đông sẽ được quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên ở công ty;
Bên cạnh các hình thức huy động vốn như vừa kể trên, doanh nghiệp hiện nay còn có thể thực hiện huy động vốn từ các nguồn như cá nhân, tổ chức, cho thuê tài chính; vay quỹ đầu tư của cá nhân, tổ chức,…
Vốn vay từ lợi nhuận không chia
Như vậy, bài viết trên đây đã so sánh và giới thiệu chi tiết về các hình thức huy động vốn phổ biến hiện nay. Viindoo hy vọng sau bài viết này quý doanh nghiệp sẽ luôn đảm bảo được nguồn tài chính vững chắc để kinh doanh thành công hơn nữa nhé.
>>>> Bài Viết Hữu Ích Khác: