Just In Time là gì? Điều kiện và nguyên tắc khi áp dụng JIT

Just in time là gì? Đây là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong các mô hình chuỗi cung ứng hiện nay. Just in time còn được hiểu là sản xuất tức thời và được tóm gọn trong câu “Đúng sản phẩm – Đúng số lượng – Đúng nơi – Đúng thời điểm cần thiết”. Bạn có thể cùng Viindoo tìm hiểu các thông tin liên quan đến Just in time trong bài viết dưới đây!

Lịch sử hình thành nguyên tắc Just In Time

Năm 1930, huyền thoại của ngành công nghiệp ô tô Mỹ, Henry Ford, đã xây dựng nên dây chuyền sản xuất công nghiệp đầu tiên trên thế giới.

Việc sản xuất theo dây chuyền đã đặt ra một bài toán hóc búa: Làm thế nào để Doanh nghiệp có thể liên tục sản xuất mà không mất thời gian, chi phí cho việc vận chuyển và lưu kho? Đến những năm 70, kỹ sư Taiichi Ohno của hãng ô tô Toyota (Nhật Bản) đã có câu trả lời cho bài toán trên.

Ông phát triển nên một hệ thống sản xuất phức tạp mà sau này được gọi là Toyota Production System (TPS). Trong đó, nguyên tắc Just In Time là một nguyên tắc cốt lõi, được hỗ trợ bởi hệ thống thẻ Kanban nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất dây chuyền. Đây là bí quyết biến Toyota trở thành một biểu tượng về chất lượng nổi tiếng trên toàn cầu chỉ trong vòng 20 năm ngắn ngủi sau đó.

Về sau, phương pháp Just In Time đã được các học giả phương Tây nghiên cứu, bổ sung để phát triển thành lý thuyết Sản xuất Tinh gọn (Lean Manufacturing) và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Ngay cả những công ty Việt Nam như Tổng Công ty May 10 cũng áp dụng JIT và Lean vào sản xuất. Các con số tăng trưởng cho thấy dấu hiệu rất tích cực: năng suất lao động tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 8%, tăng thu nhập trên 10%, giảm chi phí sản xuất từ 5 – 10%/năm.

Xem Thêm: Phân biệt nguyên tắc quản lý sản xuất Just-in-Time và Just-in-Case

Just In Time là gì?

Đối với JIT, những quy trình không tạo nên giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ sẽ phải huỷ bỏ. Và nhờ vậy, hệ thống sẽ chỉ sản xuất những sản phẩm mà khách hàng muốn. Bên cạnh đó, JIT là cơ chế quản lý sản xuất mà trong đó tất cả nguyên vật liệu, hàng hoá và các sản phẩm lưu thông trong quá trình sản xuất và tiêu thụ phải có kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn.

Nhờ vậy, tất cả sản phẩm đầu ra của mỗi công đoạn trước đều được cung cấp đúng thời điểm bắt đầu công đoạn sau và đều được sử dụng hết, không dư thừa, lãng phí. Từ đó, không có bộ phận nào trong quá trình sản xuất rơi vào trạng thái bỏ không hoặc đang chờ xử lý cũng như không có bất kỳ công nhân hay trang thiết bị nào phải chờ đầu vào để bắt đầu quy trình. 

Ngoài quy trình sản xuất, JIT còn được sử dụng thường xuyên trong quy trình bán hàng. Số hàng đã bán và luồng hàng mua vào sẽ phải tương ứng với lượng hàng sản xuất ra, nhằm giảm sự ứ đọng vốn lưu động và hàng tồn kho không cần thiết.

Định nghĩa về mô hình Just In Time là gìĐịnh nghĩa về mô hình Just In Time

Như vậy, cụ thể hơn, mục tiêu của Just In Time là gì? Mục đích cuối cùng của JIT là làm ổn định hệ thống, tức phải bảo đảm sự luân chuyển đều đặn và thường xuyên trong hệ thống. Ngoài ra, quá trình này đã tạo nên sự ổn định với ba mục tiêu chính:

  • Loại bỏ sự gián đoạn: Việc bảo đảm nguồn cung vừa đủ vào mọi thời điểm sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tình trạng gián đoạn sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu của việc gián đoạn sản xuất là bởi các sự cố hỏng hóc làm xáo trộn dây chuyền hay cung cấp chậm trễ.
  • Giữ cho hệ thống linh hoạt: Tính bền vững của hệ thống sẽ làm gia tăng năng lực sản xuất và đảm bảo sự phát triển của thị trường. Hệ thống cũng phải có các khả năng thích ứng với sự thay đổi.
  • Loại bỏ sự thất thoát: Những lãng phí có thể biểu thị bằng việc sử dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên. Theo JIT có 7 lãng phí chính là:
    • Lãng phí từ sản xuất dư thừa.
    • Lãng phí thời gian chờ đợi.
    • Lãng phí vận chuyển.
    • Lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
    • Lãng phí phế phẩm.
    • Lãng phí hoạt động dư thừa.

Đọc Thêm: Lịch trình sản xuất là gì? Cách lập lịch trình sản xuất dễ dàng

Điều kiện và nguyên tắc cơ bản khi áp dụng Just-In-Time

JIT có những đặc trưng và điều kiện riêng, đặc biệt phù hợp với những công ty có mô hình sản xuất mang tính chất liên tục. Vậy những điều kiện và nguyên tắc khi áp dụng Just In Time là gì?

Điều kiện và nguyên tắc cơ bản khi áp dụng Just-In-Time là gìJIT có những điều kiện và nguyên tắc riêng khi doanh nghiệp muốn áp dụng

Điều kiện áp dụng

Dưới đây là một số điều kiện cần áp dụng khi sử dụng nguyên tắc JIT mà doanh nghiệp cần phải biết để mang đến hiệu quả trong quá trình sản xuất.

  • Just in time áp dụng tốt nhất cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất liên tục.
  • Đặc điểm cơ bản của mô hình JIT là sử dụng nhiều loại hàng hoá nhỏ lẻ với quy mô sản xuất bằng nhau để hạn chế việc tồn kho và ứ đọng vốn. Điều này cũng cho phép các doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được rủi ro và giảm thiểu tổn thất nếu có sự cố.
  • Các “hàng hoá" lưu thông qua hệ thống sản xuất và tiêu thụ phải được thiết lập cụ thể theo mỗi bước làm sao để công đoạn sau thực hiện ngay khi công đoạn đầu kết thúc. Không có nhân công hoặc trang thiết bị nào phải chờ thành phẩm đầu vào.
  • Mỗi giai đoạn sẽ cho ra nguyên liệu hay thành phẩm đúng với số lượng mà khâu sản xuất kế tiếp cần có.
  • Những sản phẩm không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sẽ phải bị loại ngay trong quy trình và báo cáo với lãnh đạo công ty nhằm có biện pháp khắc phục.

 Tiếp Tục Với: Tiến độ sản xuất​ là gì? 2 cách theo dõi tiến độ sản xuất hiệu quả

Nguyên tắc khi áp dụng

Vậy nguyên tắc khi áp dụng mô hình JIT là gì?

  • Không hoạt động sản xuất trừ khi khách đã đặt hàng.
  • Sản xuất trung bình theo nhu cầu của khách hàng, từ đó ổn định nguồn lực trong toàn nhà máy.
  • Tất cả các giai đoạn phải có kết nối với nhau bởi một hệ thống điều kiện quản lý trực quan cơ bản - Kanban
  • Tối đa sự linh hoạt về nguồn lực và công nghệ.

Lợi ích khi áp dụng nguyên tắc Just-In-Time đối với doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm tốt nhất trong thời gian ngắn nhất

Các công nhân khi tiếp nhận sản phẩm từ giai đoạn trước trong quy trình có nghĩa vụ kiểm tra các sản phẩm đó có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không. Điều này đảm bảo các sản phẩm - bán thành phẩm hay nguyên vật liệu vừa đủ chất lượng, vừa đủ về số lượng.

Từ đó, các quy trình sản xuất tiếp theo được diễn ra trơn tru, không bị gián đoạn, làm giảm bớt thời gian sản xuất của tổng chu trình.

Sản xuất theo kiểu dây chuyền đòi hỏi các sản phẩm của công đoạn trước phải hoàn thiện để có thể đi tiếp. Vì vậy, sẽ không có sản phẩm nào lỗi đi được đến hết quy trình và gây lãng phí nguồn lực sản xuất

Tối thiểu hóa lượng nguyên liệu đầu vào

Việc tự động nghiệm thu công đoạn trước (còn gọi là Jidouka - Tự động hóa) giúp cho Doanh nghiệp đảm bảo một sản phẩm lỗi không thể đi đến hết quy trình.

Chính vì vậy, lượng tiêu hao nguyên vật liệu cho toàn bộ quy trình sẽ nằm ở mức tối thiểu (không tốn tài nguyên sản xuất cho những sản phẩm đã bị lỗi ở công đoạn trước). Điều này làm giảm đáng kể chi phí đầu vào của Doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo lượng doanh thu, từ đó gia tăng tỷ suất lợi nhuận.

Tối thiểu hóa chi phí lưu kho và lượng tồn đọng vốn

Chi phí kho bãi, đặc biệt với các Doanh nghiệp có hệ thống sản xuất lớn chiếm tỷ trọng rất cao trong Tổng chi phí sản xuất chung.

Ngoài ra, với các sản phẩm có hạn sử dụng hoặc dễ hư hỏng, hao hụt như nông sản, việc lưu kho còn làm giảm giá trị sản phẩm, thậm chí là phải bỏ đi toàn bộ lô hàng. Với JIT, sản phẩm của công đoạn trước được tiêu thụ hoàn toàn ở công đoạn sau, nên Doanh nghiệp sẽ không gặp phải vấn đề kể trên.

Bên cạnh đó, việc thừa cung hàng hóa cũng dẫn đến việc vốn của Doanh nghiệp bị tồn đọng. Ngược lại, sản xuất quá ít, không đủ hàng hóa để bán ra cũng làm Doanh nghiệp phải chịu chi phí cơ hội, cũng như bị phạt trong trường hợp đã ký hợp đồng cung ứng.

Vì vậy, ứng dụng nguyên tắc JIT, bảo đảm nguồn cung vừa đủ vào mọi thời điểm sẽ là phương án tốt nhất mà Doanh nghiệp nên lựa chọn.

Ứng dụng nguyên tắc Just In Time trong sản xuất với Viindoo

Nhược điểm duy nhất của nguyên tắc JIT là đòi hỏi nhà Quản trị phải lên được kế hoạch chi tiết cho từng loại sản phẩm. Muốn vậy, Doanh nghiệp phải sở hữu lượng dữ liệu chi tiết, tức thời về nhu cầu sản xuất, cũng như phương thức lập kế hoạch nhanh chóng nhằm đáp ứng tính kịp thời, "đúng lúc" của nguyên tắc JIT.

Tuy nhiên, với một Doanh nghiệp sản xuất hàng ngàn loại sản phẩm thì việc thu thập dữ liệu và lên kế hoạch thủ công kịp thời là hoàn toàn không tưởng. Doanh nghiệp cần sự giúp sức của một phần mềm có tính kết nối, nhằm tự động hóa việc thu thập dữ liệu và phân tích nhu cầu của từng phân hệ và khách hàng.

Từ đó, nhà Quản trị sẽ dễ dàng nắm bắt được nhu cầu, thiết lập kế hoạch thực thi hoàn toàn tự động với các quy trình lặp đi lặp lại nhiều lần.

Viindoo là một giải pháp Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp đáp ứng được mong muốn đó của các Nhà Quản trị. Nguyên tắc JIT cũng là nguyên tắc cốt lõi giúp cho chuỗi cung ứng mà Viindoo thiết lập hoạt động trơn tru từ khâu mua nguyên vật liệu tới bán sản phẩm - dịch vụ đến khách hàng.

Thiết lập dây chuyền luồng đơn cho sản phẩm

Một luồng sản xuất đơn sản phẩm giúp cho các sản phẩm được chuyển theo quy trình sản xuất chứ không theo bộ phận chuyên môn, từ đó giảm thiểu chi phí vận chuyển. Điều này được Viindoo tối ưu bằng cách thiết lập Lệnh sản xuất theo từng lô hàng nhỏ thông qua phần mềm quản lý chuỗi cung ứng.

Just in time la gi

Lệnh sản xuất trong Viindoo tuân thủ theo quy trình luồng đơn - chỉ một sản phẩm duy nhất được tạo ra xuyên suốt quy trình. Thiết lập cho phép sản xuất các lô hàng nhỏ phù hợp với nhu cầu của khách hàng và theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất.

Một luồng sản xuất đơn sản phẩm giúp cho các sản phẩm được chuyển theo quy trình sản xuất chứ không theo bộ phận chuyên môn, từ đó giảm thiểu chi phí vận chuyển.

Điều này được Viindoo tối ưu bằng cách thiết lập Lệnh sản xuất theo từng lô hàng nhỏ. Sản xuất theo lô nhỏ vừa đủ nhu cầu đáp ứng tính kịp thời của dây chuyền, dễ dàng kiểm soát lượng nguyên vật liệu và kiểm tra, đối soát sau sản xuất.

Lịch biểu sản xuất và cung ứng

Việc tự động nghiệm thu công đoạn trước (còn gọi là Jidouka - Tự động hóa) giúp cho Doanh nghiệp đảm bảo một sản phẩm lỗi không thể đi đến hết quy trình. Chính vì vậy, lượng tiêu hao nguyên vật liệu cho toàn bộ quy trình sẽ nằm ở mức tối thiểu (không tốn tài nguyên sản xuất cho những sản phẩm đã bị lỗi ở công đoạn trước).

Điều này làm giảm đáng kể chi phí đầu vào của Doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo lượng doanh thu, từ đó gia tăng tỷ suất lợi nhuận.

Just in time la giCác lệnh sản xuất được phần mềm Viindoo thể hiện qua lịch biểu màu sắc tương ứng, giúp nhà Quản trị dễ dàng theo dõi và thiết lập các tiến trình sản xuất hợp lý

Quy tắc Kéo dành cho Chuỗi cung ứng

Quy tắc Kéo có thể hiểu đơn giản là nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra yêu cầu sản xuất tương ứng. Quy tắc này được áp dụng từ điểm cuối của quy trình - nhu cầu mua hàng hóa của người tiêu dùng dẫn đến việc Doanh nghiệp bắt tay vào mua nguyên vật liệu và sản xuất.

Các quy tắc này được thiết lập qua các tuyến cung ứng hàng hóa tích hợp sẵn trong phần mềm quản lý Viindoo. Nếu được thiết lập đúng, khi một đơn hàng được tạo ra, hệ thống sẽ tự động lập phiếu mua nguyên vật liệu, nhập kho, tạo lệnh sản xuất và thi hành một cách hoàn toàn tự động. Điều này hỗ trợ các nhà Quản trị giảm bớt gánh nặng về quản lý chi tiết mà tập trung hơn vào các vấn đề khác trong Doanh nghiệp.

Đọc Chi Tiết Tại: Chuỗi cung ứng đẩy và kéo: Ưu nhược điểm và ví dụ​

​Trên đây là tổng hợp những thông tin nhằm giải đáp những thắc mắc Just In Time là gì. Hy vọng thông qua bài viết trên, các doanh nghiệp đã hiểu thêm về mô hình và có thể áp dụng JIT vào trong hệ thống sản xuất của mình.

Just In Time là gì? Điều kiện và nguyên tắc khi áp dụng JIT
Bùi Thanh Tùng 24 tháng 1, 2021
CHIA SẺ BÀI VIẾT
Đăng nhập để viết bình luận


Key Result là gì? Ví dụ cách xây dựng Key Result hiệu quả