Phân biệt nguyên tắc quản lý sản xuất Just-in-Time và Just-in-Case

Nguyên tắc quản lý sản xuất​ Just-in-time and Just-in-case là gì? Sự khác biệt giữa hai chiến lược này là gì? Vì sao đại dịch Covid-19 thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển từ chiến lược sản xuất Just-in-Time sang chiến lược Just-in-Case? Làm thế nào để doanh nghiệp lựa chọn chiến lược sản xuất và quản lý hàng tồn kho phù hợp? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm Just-in-Time là gì?

Hiểu đơn giản, nguyên tắc Just-in-Time là đảm bảo doanh nghiệp sản xuất “đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng địa điểm - đúng thời điểm" nhằm mục tiêu “không tồn kho - không chờ đợi - không chi phí phát sinh”.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ lập kế hoạch sản xuất chi tiết, phân phối tất cả nguyên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành, đảm bảo quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Nhờ đó, tất cả sản phẩm đầu ra của công đoạn trước được cung ứng đúng thời điểm bắt đầu công đoạn sau; không nhân công, thiết bị nào rơi vào tình trạng chờ đợi trong suốt quá trình sản xuất.​

Just-in-Time và Just-in-Case

Just-in-Time là gì?

2. Khái niệm Just-in-Case là gì?

Ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến cho Just-in-Time không còn là nguyên tắc “mẫu mực” cho mọi doanh nghiệp sản xuất. Thay vào đó, các doanh nghiệp đã chuyển sang chiến lược Just-in-Case - phòng bị rủi ro.

Just-in-Case là chiến lược tăng lưu trữ hàng tồn kho để giảm thiểu nguy cơ từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo lượng cung đủ đáp ứng cầu. Bên cạnh việc “tích trữ khi cần”, doanh nghiệp còn dịch chuyển từ trạng thái phụ thuộc vào một nhà cung cấp đơn lẻ sang nhập hàng từ nhiều nguồn cung khác nhau để tránh bị gián đoạn sản xuất.

Just-in-Time và Just-in-Case

Just-in-Case là gì?

>>>>Tìm Hiểu Về: BOM là gì? Cách xây dựng và tính BOM hiệu quả, chính xác

3. Điểm khác biệt giữa Just-in-Time and Just-in-Case


Just-in-TimeJust-in-Case
Mức tồn kho
Mức tồn kho chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất hoặc bán hàng tức thời.
Tích trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho để tránh tình trạng “cháy hàng” khi nhu cầu tăng đột biến hay khi nhà cung cấp cung ứng chậm trễ.
Chi phí
Tập trung vào việc sử dụng vốn sản xuất hiệu quả, kinh tế, giảm tối thiểu mức tồn kho.
Đầu tư nhiều vốn hơn cho việc tích trữ nguyên vật liệu, sản xuất lượng hàng nhiều hơn với nhu cầu thực tế.
Khả năng tự ổn định trước các diễn biến khách quan
Khả năng tự ổn định thấp, đòi hỏi nguồn cung - cầu luôn ổn định và phải dự đoán, lên kế hoạch chính xác cho việc sản xuất.
Khả năng tự ổn định cao trước các tình trạng không ổn định về cung - cầu.
Quy tắc sản xuất và chuỗi cung ứng
Áp dụng quy tắc Kéo: nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra phiếu mua nguyên vật liệu, nhập kho và yêu cầu sản xuất tương ứng.
Áp dụng quy tắc Đẩy: các yêu cầu sản xuất và mua nguyên vật liệu không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của khách hàng.

4. Just-in-Time và Just-in-Case - doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược nào?

Nhìn vào bảng so sánh trên, dễ thấy việc lựa chọn chiến lược sản xuất và tồn kho phù hợp phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù của doanh nghiệp và ngành. Điển hình, Just-in-Time sẽ phù hợp hơn cả với các doanh nghiệp có khả năng dự đoán chính xác nhu cầu người tiêu dùng, cũng như có nguồn cung ổn định, đáng tin cậy.

Trong khi đó, chiến lược phòng bị Just-in-Case có khả năng đáp ứng các yếu tố ngoại cảnh có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp, như độ tin cậy của nhà cung cấp, các vấn đề về thời tiết, giao thông, giá nhiên liệu, đơn đặt hàng bất ngờ, v.v. Just-in-Case có tác dụng giữ cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, nhất là trong giai đoạn hồi phục kinh doanh hậu COVID-19.

Just-in-Time và Just-in-Case

Nên chọn chiến lược nào: Just-in-Time hay Just-in-Case

Thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng một “nguyên tắc lai” - vừa duy trì mức tồn kho vừa đủ để phòng ngừa các tình cảnh đột xuất, vừa đảm bảo tối ưu hóa nguồn vốn sử dụng cho sản xuất và lưu kho.

Viindoo SCM - Giải pháp Quản trị và Kết nối toàn diện Chuỗi cung ứng của doanh nghiệp là một phần trong Giải pháp Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Tổng thể Viindoo.

Với Viindoo SCM, doanh nghiệp dễ dàng gắn kết chặt chẽ mọi khía cạnh của một chuỗi cung ứng, chuẩn hóa quy trình cung ứng với các quy tắc tự động. Ngoài ra, cấu trúc module lắp ghép tích hợp tất cả các nghiệp vụ Mua hàng, Bán hàng, Kho vận, Sản xuất, v.v mang đến cho người quản lý bức tranh tổng thể về chuỗi cung ứng doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm

Hy vọng, bài viết trên đây đã giải đáp được khúc mắc của doanh nghiệp về nguyên tắc quản lý sản xuất Just-in-Time và Just-in-Case là gì, các tiêu chí so sánh và lựa chọn chiến lược phù hợp. Đừng quên tham khảo thêm các kiến thức, tài liệu bổ ích khác trong Viindoo!

Phân biệt nguyên tắc quản lý sản xuất Just-in-Time và Just-in-Case
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Trần Thị Lâm Anh 27 tháng 5, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY