TPM là gì? 8 trụ cột của TPM và cách áp dụng TPM vào thực tế


TPM là gì? Đâu là mục tiêu của TPM? Lợi ích khi thực hiện TPM trong doanh nghiệp là gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của Viindoo. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.

1. TPM là gì?

TPM (Total Productive Maintenance) là một phương pháp quản lý trong doanh nghiệp hướng đến sự đổi mới trong hoạt động bảo trì. Quy trình TPM sẽ có sự tham gia của tất cả nhân sự trong doanh nghiệp.

TPM là gìTotal Productive Maintenance

>>>> Xem Thêm Về: Các loại hình sản xuất trong doanh nghiệp và đặc điểm

2. Mục tiêu của TPM

TPM hướng đến giải quyết các nguồn gốc dẫn đến sự xuống cấp của thiết bị trong nhà máy sản xuất. Điều này được thực hiện bằng cách xây dựng mối quan hệ phù hợp giữa thiết bị và người vận hành trong hoạt động của doanh nghiệp.

Cụ thể hơn, TPM hướng đến 4 mục tiêu:

  • Zero Breakdown: Không tồn tại sự cố sử dụng máy.
  • Zero Defect: Không tồn tại phế phẩm.
  • Zero Waste: Không có sự hao hụt.
  • High Moral & Business Ownership: Gia tăng ý thức và tinh thần doanh nghiệp.
8 trụ cột của TPM
Mục tiêu của TPM là gì?

>>>> Đọc Về: Downtime trong sản xuất là gì? 3 cách hiệu quả giảm downtime

3. Lợi ích của TPM

Lợi ích trực tiếp

  • Giảm lưu kho, tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo dưỡng thiết bị.
  • Hạ thấp tỷ lệ tai nạn lao động.
  • Gia tăng năng suất.
  • Tăng trưởng lợi nhuận, giảm sự hao hụt và chất thải ra môi trường.
  • Giảm phế phẩm trong quá trình sản xuất.

Lợi ích gián tiếp

  • Cải thiện môi trường làm việc cho công nhân.
  • Gia tăng lợi thế cạnh tranh.
  • Nâng cao năng lực và sự tự tin.
  • Gia tăng kiến thức và kỹ năng.
  • Nâng cao sự sáng tạo và tinh thần làm việc.
  • Cải thiện hình ảnh của nhà máy sản xuất.

>>>> Tham Khảo Thêm: Hoạch định năng lực sản xuất​là gì? Cách thức hoạch định chuẩn

4. 8 trụ cột của TPM

4.1 Bảo trì tự quản (Autonomous Maintenance)

Ở trụ cột này, nhà vận hành máy móc cần phải biết bảo trì, sửa chữa và nhận biết hư hỏng ở mức độ nhất định. Bảo trì tự quản giúp người vận hành hiểu biết về cấu tạo, chức năng của thiết bị.

TPM là gì
Bảo trì tự quản

Cùng với đó, người vận hành cũng hiểu biết về mối quan hệ giữa thiết bị sản xuất và chất lượng đầu ra. Người vận hành còn phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt để phát hiện ra những điểm bất thường trong máy móc cũng như đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng, phù hợp nhất.

Trong 8 trụ cột của TPM, trụ cột bảo trì tự quản được thực hiện bằng cách:

  • Cung cấp cho người vận hành “quyền sở hữu” lớn hơn đối với thiết bị.
  • Nâng cao kiến thức của người vận hành về thiết bị.
  • Đảm bảo thiết bị được làm sạch và bôi trơn tốt.
  • Xác định các vấn đề trước khi chúng trở thành lỗi.
  • Cho phép nhân viên bảo trì thực hiện các nhiệm vụ cấp cao hơn.

4.2 Bảo trì có kế hoạch (Planned Maintenance)

Ở trụ cột này, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch bảo trì thiết bị. Từ đó, người sử dụng thiết bị có thể ngăn cản các lỗi có thể xảy ra, gia tăng tuổi thọ máy, tiết kiệm được thời gian sửa chữa,...

Trụ cột bảo trì có kế hoạch được thực hiện bằng cách:

  • Giảm đáng kể các trường hợp thiết bị dừng hoạt động ngoài dự kiến.
  • Cho phép lập kế hoạch bảo trì hầu hết các thời điểm thiết bị không có lịch sản xuất.
8 trụ cột của TPMBảo trì có kế hoạch trong TPM là gì?

4.3 Quản lý chất lượng (Quality Management)

Với trụ cột này, doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống để kiểm soát chất lượng trong suốt quy trình sản xuất từ khâu đầu tiên cho đến phân phối, hậu mãi. Từ đó, những lỗi sai có thể được phòng ngừa kịp thời. Đồng thời, việc tìm kiếm lỗi sai và khắc phục cũng trở nên dễ dàng hơn.

Trụ cột quản lý chất lượng được thực hiện bằng cách:

  • Nhắm mục tiêu cụ thể các vấn đề chất lượng với các dự án cải tiến tập trung vào việc loại bỏ gốc rễ các lỗi.
  • Giảm chi phí bằng cách phát hiện lỗi sớm..
TPM là gì
Quản lý chất lượng

4.4 Cải tiến có trọng điểm (Focus Improvement)

Trụ cột cải tiến có trọng điểm ưu tiên tập trung vào việc cải tiến những vấn đề then chốt trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Trụ cột này cũng khuyến khích sự sáng tạo của những cá nhân hay bộ phận về những cải tiến trong việc quản lý sản xuất doanh nghiệp.

Cải tiến có trọng điểm trong TPM là gì?

Trụ cột cải tiến có trọng điểm được thực hiện bằng cách:

  • Xác định vấn đề định kỳ và tìm hướng giải quyết.
  • Những người tài năng trong doanh nghiệp phối hợp với nhau để tạo ra động cơ cải tiến liên tục.
8 trụ cột của TPMCải tiến có trọng điểm trong TPM là gì?

4.5 Huấn luyện và đào tạo (Training & Education)

Một hệ thống huấn luyện và đào tạo chuẩn hóa sẽ là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động trong TPM và hệ thống bảo trì có thể hoạt động tốt. Việc đào tạo, huấn luyện cũng phải hiệu quả, mang đến cho doanh nghiệp nhiều giá trị.

Trụ cột huấn luyện và đào tạo được thực hiện bằng cách:

  • Các nhân viên vận hành trong doanh nghiệp được tạo điều kiện để phát triển các kỹ năng để từ đó duy trì hoạt động của các thiết bị và xác định những vấn đề mới xuất hiện.
  • Nhân viên bảo trì học các kỹ thuật để bảo trì chủ động và phòng ngừa rủi ro.
  • Các nhà quản trị doanh nghiệp được training về 8 nguyên tắc trong TPM cùng với đào tạo và phát triển nhân viên.
TPM là gìHuấn luyện và đào tạo

4.6 An toàn và sức khỏe (Safety & Health)

Trụ cột này trong TPM có mục tiêu hướng đến một môi trường không có tai nạn lao động, không bệnh nghề nghiệp, không có ô nhiễm. Trụ cột này đặc biệt chú trọng đến an toàn của người vận hành máy móc sản xuất.

Trụ cột an toàn và sức khỏe được thực hiện bằng cách:

  • Loại bỏ các rủi ro sức khỏe và an toàn tiềm ẩn, hướng đến một nơi làm việc an toàn hơn.
  • Cụ thể hướng đến mục tiêu là một nơi làm việc không có tai nạn.
8 trụ cột của TPMAn toàn và sức khỏe 

4.7 Hệ thống hỗ trợ (Support Systems)

Các bộ phận hỗ trợ có vai trò quan trọng trong hoạt động của TPM. Các bộ phận này có nhiệm vụ thu thập, xử lý, phân tích thông tin, đáp ứng các yêu cầu cần thiết khác của sản xuất.

Trụ cột hệ thống hỗ trợ được thực hiện bằng cách:

  • Hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong chức năng hành chính, từ đó mở rộng các lợi ích của TPM. 
  • Cải thiện các hoạt động hành chính tối ưu hơn để cải thiện quy trình sản xuất (ví dụ: xử lý đơn hàng, mua sắm và lên kế hoạch).
TPM là gìHệ thống hỗ trợ 

4.8 Quản lý từ đầu (Initial Phase Management)

Hệ thống quản lý từ đầu là bộ phận không thể thiếu trong 8 trụ cột của TPM. Hệ thống này xem xét lại hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp từ đầu đến cuối. Từ đó, hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các điểm yếu và cải thiện ngay từ lần đầu tiên.

Trụ cột quản lý từ đầu được thực hiện bằng cách:

  • Các vấn đề trong thiết bị được giải quyết ngay từ ban đầu
  • Đánh giá thực tế trước khi lắp đặt
TPM là gìQuản lý từ đầu

5. Cách thực hiện TPM trong doanh nghiệp

Sau đây là một số cách để triển khai thực hiện TPM trong doanh nghiệp:

  • Đánh giá mức độ TPM ngay từ đầu.
  • Xây dựng ủy ban về TPM.
  • Đào tạo cho nhân viên và các bên có liên quan về các trụ cột của TPM.
  • Xây dựng mục tiêu, chính sách của TPM.
  • Thiết lập lộ trình xây dựng TPM.
  • Thiết lập kế hoạch toàn diện để thực hiện TPM trong doanh nghiệp.
  • Thực hiện TPM theo kế hoạch đề ra.

Qua bài viết trên,  Viindoo đã giúp quý doanh nghiệp tìm câu trả lời cho câu hỏi “TPM là gì?”. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích và giúp quý doanh nghiệp xây dựng được quy trình sản xuất hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về TPM, quý doanh nghiệp hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi giải đáp tận tình.

>>>> Tiếp Tục Với:

TPM là gì? 8 trụ cột của TPM và cách áp dụng TPM vào thực tế
Nguyễn Phương Dung 16 tháng 3, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
4M trong sản xuất là gì? Cách áp dụng và cải thiện 4M hiệu quả