Downtime trong sản xuất là gì? Downtime còn được gọi là thời gian chết trong sản xuất. Giảm thiểu downtime là cách tốt nhất để doanh nghiệp kiểm soát chi phí và tăng lợi nhuận. Vậy làm thế nào để làm để giảm thiểu thời gian chết? Viindoo sẽ cùng các doanh nghiệp tìm hiểu trong bài viết này.
Downtime trong sản xuất là gì?
Downtime có một tên gọi khác là thời gian chết trong sản xuất. Downtime được định nghĩa là bất kì khoảng thời gian nào mà nhà máy không được hoạt động, dẫn đến sự sụt giảm sản lượng sản xuất. Downtime trong sản xuất được chia thành 2 loại: Có kế hoạch và không có kế hoạch.
Downtime - Quá trình ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất doanh nghiệp
>>>> Xem Thêm: Phương thức sản xuất là gì
Nguyên nhân dẫn đến downtime trong sản xuất
Sau khi biết downtime trong sản xuất là gì thì các doanh nghiệp cần biết rõ các nguyên nhân dẫn tới downtime sẽ giúp các doanh nghiệp lên kế hoạch điều độ sản xuất để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Downtime có kế hoạch
Downtime theo kế hoạch là những trường hợp phải dừng hoạt động của nhà máy vì có một số hoạt động bảo trì, nâng cấp xen giữa vào lịch trình sản xuất. Cụ thể như:
- Bảo trì máy móc: Trong nhà máy sản xuất sẽ quy định những khoảng thời gian chết để thực hiện hoạt động bảo trì, nâng cấp nhằm đảm bảo công suất máy móc được ổn định.
- Sự thay đổi sản phẩm: Để sản xuất qua một sản phẩm khác, nhà máy phải được thiết kế lại quy trình, máy móc để phù hợp với những yêu cầu của sản phẩm mới. Đây là một ví dụ về khoảng thời gian chết trong sản xuất.
Downtime do kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng
Downtime không có kế hoạch
Downtime không có kế hoạch là những sự cố phát sinh bất kì xảy ra trong quá trình sản xuất. Đây thường là những sự cố nằm ngoài khả năng dự báo của nhà máy, bao gồm:
- Sự cố về máy móc: Các trục trặc về máy móc nếu xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến việc có những khoảng thời gian chết cũng như gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất
- Sự cố về mạng (Đường truyền yếu, rớt kết nối,...): Hiện nay, hầu hết các hệ thống máy móc sản xuất đều được thiết kế kết nối mạng để dễ quản lý hơn. Do đó, nếu xảy ra tình trạng dừng hoạt động vì các lý do như đường truyền, mất kết nối thì sẽ dẫn đến downtime.
- Hoạt động bảo trì không được thực hiện đầy đủ: Việc máy móc không được bảo trì đúng kế hoạchcó thể dẫn đến việc máy móc hư hỏng liên tục. Ngoài ra, việc các thiết bị máy móc hoạt động không ổn định có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người lao động.
Downtime không có kế hoạch
>>>> Tìm Hiểu Thêm: Quy trình sản xuất
Thiệt hại của downtime
Ngừng thời gian hoạt động gây ra rất nhiều thiệt hại cả về chi phí sản xuất chung lẫn thời gian cho nhà máy sản xuất. Những thiệt hại cụ thể như sau:
Chi phí hữu hình
Đây là thiệt hại về vật chất mà downtime gây ra trong quá trình sản xuất, được ghi lại và theo dõi bằng dữ liệu.
- Giảm sản lượng sản xuất: Dừng hoạt động sản xuất rõ ràng sẽ gây ra sự sụt giảm số lượng sản phẩm mà nhà máy sản xuất ra.
- Công suất tụt giảm: Nếu dừng sản xuất, công suất của nhà máy có thể sẽ giảm xuống dưới mức nhu cầu của thị trường. Điều này rất đáng báo động cho doanh nghiệp.
- Chi phí nhân lực: Trong khi máy móc ngừng hoạt động, các hoạt động của nhân sự vẫn diễn ra bình thường. Vậy nên doanh nghiệp sẽ tốn chi phí nhân công mà không tạo ra sản phẩm.
- Số lượng hàng tồn kho lớn: Để ngừng hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải tích trữ một lượng hàng tồn kho nhất định. Chi phí cho việc lưu kho sẽ là một bài toán khó khăn cho doanh nghiệp.
Chi phí hữu hình do downtime gây ra
Chi phí vô hình
Đây là những thiệt hại ít cụ thể và rõ ràng hơn do downtime gây ra. Những thiệt hại này liên quan đến mối quan hệ lực lượng lao động có trong nhà máy.
- Giảm khả năng đáp ứng: Việc dừng hoạt động sản xuất vì những sự cố sẽ gây ra sự trì trệ trong sản xuất. Vì không có đủ sản phẩm nên doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Căng thẳng trong công việc: Việc dừng hoạt động gây ra những căng thẳng cho người lao động. Nguyên nhân có thể đến từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Áp lực từ công việc, từ đối tác khách hàng là những ví dụ gây ra những căng thẳng đó.
Như vậy, có thể thấy rằng downtime gây ra rất nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Từ những chi phí phát sinh gây giảm lợi nhuận đến những mối quan hệ trở nên căng thẳng với đối tác. Do đó, doanh nghiệp cần những giải pháp để giảm thiểu downtime trong hoạt động của nhà máy.
Những áp lực do downtime gây ra
Cách giảm thiểu downtime hiệu quả
Downtime trong sản xuất là gì? Downtime hiện đang là vấn đề nhức nhối đối với các doanh nghiệp, việc loại bỏ downtime hoàn toàn là không thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể giảm bớt thời gian chết trong sản xuất bằng một số biện pháp dưới đây.
Triển khai IoT
IoT cho phép các thiết bị, máy móc được kết nối thông minh với hệ thống quản lý. Việc sử dụng IoT có thể cho phép người quản lý biết được những hiện trạng từ nhà máy. Qua đó, người quản lý có thể vận hành, theo dõi những sự cố có khả năng xảy ra.
Áp dụng IoT trong trong nhà máy sản xuất
Sử dụng công nghệ, máy móc để dự đoán
Sử dụng các công cụ học máy và phân tích để phân tích dữ liệu và đưa ra những dự đoán. Qua đó, có thể kích hoạt các cảnh báo nếu sự cố có thể xảy ra.
MES là một hệ thống được triển khai trong các nhà máy thông minh. MES là nền tảng trung gian giữa SCADA và hệ thống ERP giúp điều khiển, quản lý và giám sát tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất tại nhà máy. Ngoài ra, MES có thể kiểm soát chặt tình trạng hoạt động của máy móc, xây dựng kế hoạch bảo trì, giúp doanh nghiệp chủ động nguồn lực sản xuất.
Áp dụng hệ thống MES trong sản xuất
>>>> Đọc Thêm Về: Hệ thống MES là gì?
Ứng dụng các nền tảng, phần mềm công nghệ
Một trong những cách giúp tối thiểu hóa downtime hiệu quả nhất là ứng dụng các phần mềm quản lý sản xuất. Hiện nay có rất nhiều loại phần mềm quản lý sản xuất khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm để giảm thiểu downtime giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao hiệu suất làm việc thì Phần mềm quản lý xưởng sản xuất của Viindoo là phần mềm mà doanh nghiệp có thể tin tưởng.
Phần mềm Viindoo là một trong những phần mềm được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Một số lý do sau đây mà bạn nên chọn phần mềm quản lý sản xuất Viindoo:
- Phần mềm giúp doanh nghiệp lên kế hoạch và theo dõi hoạt động sản xuất.
- Hỗ trợ xây dựng và tối ưu hóa kế hoạch tồn kho.
- Tạo báo cáo đa chiều, linh hoạt. chi tiết nhất.
- Có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi trên các thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bảng.
- Tích hợp đầy đủ với các ứng dụng khác của Viindoo như bảo trì, mua hàng, kho vận, kế toán…
Nếu bạn muốn quá trình sản xuất năng suất, hiệu quả cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí… Hãy liên hệ với Viindoo thông qua thông tin dưới đây để được tư vấn và báo giá cụ thể:
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Taiyo, Số 97 Bạch Đằng, Phường Hạ Lý, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng.
- Số điện thoại: +84 225 730 9838.
- Email:
Phần mềm quản trị sản xuất Viindoo
Hi vọng qua bài viết, doanh nghiệp đã có câu trả lời cho câu hỏi Downtime trong sản xuất là gì? Viindoo hy vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp doanh nghiệp tìm ra những giải pháp nhằm tối thiểu hóa thời gian chết trong nhà máy của doanh nghiệp.