Chi phí sản xuất chung là một trong những yếu tố quan trọng được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Trong bài viết sau đây, Viindoo sẽ chia sẻ đến quý độc giả những thông tin chi tiết về khái niệm, cách phân loại, phân bổ và hạch toán loại chi phí này. Cùng theo dõi với chúng tôi nhé!
1. Chi phí sản xuất chung là gì? Gồm những chi phí nào?
Chi phí sản xuất chung là các loại chi phí phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công,... Chi phí này phát sinh tại các bộ phận thực hiện hoạt động sản xuất hay các phân xưởng trong nhà máy. (Theo thông tư Số 200/2014/TT-BTC - Điều 87)

Chi phí sản xuất chung bao gồm những loại sau:
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Đây là loại chi phí gồm khấu hao tất cả các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc, thiết bị,... Chi phí khấu hao được hạch toán vào tài khoản 6274.
- Chi phí vật liệu: Đây là loại chi phí về các loại vật liệu được sử dụng chung trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định tại nhà máy, phân xưởng. Chi phí vật liệu được hạch toán vào tài khoản 6272.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Đây là loại chi phí được sử dụng để chỉ ra những khoản chi cho việc mua ngoài, phục vụ cho việc hoạt động, sản xuất của phân xưởng. Các loại chi phí này có thể là điện nước, tiền internet, trả cho nhà thầu phụ,... Chi phí này được hạch toán vào tài khoản 6277.
- Chi phí cho nhân viên nhà máy: Đây là khoản chi phí được sử dụng để trả cho người lao động tại phân xưởng mà không phải là công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm. Các khoản chi phí này phải bao gồm tiền lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm,... Chi phí cho nhân viên nhà máy được hạch toán vào tài khoản 6271.
- Chi phí công cụ sản xuất: Đây là chi phí liên quan đến các công cụ, dụng cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất tại phân xưởng để tạo ra sản phẩm. Chi phí công cụ sản xuất được hạch toán vào tài khoản 6273.
- Các loại chi phí khác: Đây là các khoản chi phí trả bằng tiền để phục vụ cho quá trình sản xuất ngoại trừ các khoản kể trên.
>>>> Tham Khảo Thêm: Quy trình lập kế hoạch sản xuất hiệu quả [Mẫu file Excel]
2. Phân loại chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được phân thành 2 loại chính là cố định và biến đổi.
Chi phí sản xuất chung cố định
Chi phí sản xuất chung cố định thường không thay đổi theo sản lượng sản xuất. Đây là loại chi phí gián tiếp, không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất.
Các loại chi phí sản xuất chung cố định bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị,....; khấu hao; quản lý công việc hành chính tại các phân xưởng,...Chi phí sản xuất chung được phân bổ vào từng đơn vị sản phẩm phát sinh trong phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi
Chi phí sản xuất chung biến đổi thay đổi theo sản lượng sản xuất. Đây là loại chi phí trực tiếp, được chi cho các bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Các loại chi phí sản xuất chung biến đổi có thể là nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ vào đơn vị sản phẩm theo lượng phí thực tế phát sinh.
>>>> Tìm Hiểu Về: Poka Yoke là gì? Cách áp dụng Chống lỗi sai trong sản xuất
3. Tài khoản chi phí sản xuất chung
Theo các nguyên tắc kế toán, chi phí sản xuất chung được hạch toán vào tài khoản 627. Đồng thời, tài khoản này cũng không có số dư cuối kỳ. Bên nợ của tài khoản bao gồm tất cả chi phí sản xuất chung phát sinh trong quá trình sản xuất. Bên có của tài khoản bao gồm các loại chi phí giảm trừ, CPSXC cố định không thể phân bổ.
>>>> Xem Thêm: Hoạch định năng lực sản xuất là gì? Cách thức hoạch định chuẩn
4. Cách phân bổ chi phí sản xuất chung
Dựa vào nguyên tắc kế toán, chi phí sản xuất chung được phân bổ vào các loại sau:
- Chi phí nhân công tại phân xưởng (TK 6271): Chi phí này bao gồm tiền lương, thưởng, các khoản phải trả cho người lao động tại phân xưởng. TK 6271 được hạch toán như sau: Nợ TK 627
- Nợ TK 627
- Có TK 334
Các khoản chi phí khác như bảo hiểm xã hội, phí công đoàn,... sẽ được hạch toán:
- Nợ TK 627
- Có TK 338
- Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273): Trong trường hợp công cụ, dụng cụ sử dụng cho phân xưởng có giá trị nhỏ, TK sẽ được phân bổ như sau:
- Nợ TK 627
- Có TK 153
Với các loại dụng cụ cần phân bổ giá trị trong chi phí sản xuất chung, tài khoản này được phân bổ:
- Nợ TK 627
- Có TK 242
- Chi phí dịch vụ mua ngoài (TK 6227): Chi phí này được phân bổ như sau:
- Nợ TK 627
- Nợ TK 133
- Có TK 111, 112, 331
- Chi phí đi vay phải trả và đã hòa vốn: Chi phí này được phân bổ theo quy tắc:
- Nợ TK 627
- Có TK 111, 112, 335 (Chi phí phải trả), 242 (Chi phí trả trước)
- CPSX kết chuyển giá thành phẩm cuối kỳ: Chi phí này được phân bổ vào giá thành phẩm theo công suất bình thường như sau:
- Nợ TK 154
- Có TK 627
- Các khoản giảm trừ chi phí: Các khoản chi phí này được phân bổ vào các tài khoản như sau:
- Nợ TK 111, 112, 138
- Có TK 627
- Chi phí nguyên liệu vật liệu (TK 6272): Chi phí nguyên liệu vật liệu cho sản xuất trong phân xưởng được phân bổ như sau:
- Nợ TK 627
- Có TK 152
- CP khấu hao TSCĐ (TK 6274): Đây là tài khoản được khấu trừ cho các tài sản cố định như nhà máy, thiết bị,... trong quá trình sản xuất và được phân bổ như sau:
- Nợ TK 627
- Có TK 214
- Các khoản chi phí bằng tiền khác (TK 6278): Chi phí này được phân bổ như sau:
- Nợ TK 627
- Nợ TK 133
- Có TK 111, 112
- Chi phí dự phòng để bảo hành các công trình xây lắp: Khoản chi phí này được phân bổ cụ thể như sau:
- Nợ TK 627
- Có TK 352
- CPSX cố định không được phân bổ vào trong giá thành sản xuất sản phẩm: Các khoản chi phí này được phân bổ vào tài khoản giá bán và ghi rõ ràng như sau:
- Nợ TK 632
- Có TK 627
- Chi phí sử dụng cho các hợp đồng kinh doanh: Khoản chi phí này được phân bổ cụ thể vào các tài khoản:
- Nợ TK 138
- Có TK 627
- Có TK 3331
5. Cách hạch toán chi phí sản xuất chung
Hạch toán chi phí sản xuất chung là nhiệm vụ quan trọng của bộ phận kế toán trong bất cứ doanh nghiệp nào. Để thực hiện nhiệm vụ này, kế toán cần phải phân định rõ hai loại chi phí sản xuất chung khác nhau là cố định và biến đổi.

Chi phí sản xuất chung cố định sẽ được kế toán phân bổ và các khoản phí chế biến cho mỗi đơn vị thành phẩm. Mức phân bổ này sẽ dựa trên công suất sản xuất bình thường ở các máy móc sản xuất sản phẩm.
Nếu sản phẩm sản xuất thực tế nhiều hơn công suất bình thường thì sẽ được hạch toán toàn bộ vào chi phí sản xuất thành phẩm trong kỳ (hạch toán vào giá thành sản phẩm).
Nếu công suất bình thường cao hơn thì chi phí sẽ được hạch toán vào đơn vị thành phẩm theo mức công suất bình thường. Trong trường hợp này, chi phí sản xuất chung sẽ không được hạch toán vào tài khoản giá vốn hàng bán trong kỳ.
Đối với CPSXC biến đổi, chi phí lại được hạch toán vào tài khoản phí chế biến theo sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.
Trong bài viết trên, Viindoo đã tổng hợp các thông tin chi tiết về chi phí sản xuất chung. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích và giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái quát hơn về chi phí sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo dõi các bài viết tiếp theo trên website của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về vận hành doanh nghiệp nhé!
>>>> Tiếp Tục Với: