Chi phí sản xuất là gì? Các loại chi phí sản xuất và ý nghĩa

Chi phí sản xuất có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động sản xuất và sự phát triển của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khoản phí này còn đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Hãy cùng Viindoo tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm, cách phân loại và ý nghĩa của chi phí này trong bài viết dưới đây. Đọc ngay thôi.

>>>> Giải Pháp Tối Ưu: Phần mềm quản lý sản xuất

Chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất là những khoản phí cần thiết liên quan đến hoạt động sản xuất ra các sản phẩm trong một doanh nghiệp. Các chi phí đó bao gồm: Chi phí thuê nhân công, chi phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất chung.

Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất vs giá thành sản xuất

Chi phí sản xuất bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi trong quá trình sản xuất.

  • Chi phí cố định là những chi phí không đổi, chẳng hạn như tiền thuê tòa nhà, ngân sách quảng cáo, thiết bị kinh doanh và các chi phí khác không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của khối lượng sản xuất. 
  • Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi dựa trên khối lượng sản xuất, bao gồm nguyên vật liệu trực tiếp, lương nhân công trực tiếp và các chi phí khác thay đổi tương ứng. 

Các công ty sản xuất tính toán chi phí tổng thể của họ bằng cách xác định chi phí sản xuất cho mỗi mặt hàng, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập giá bán buôn. Khi tỷ lệ sản xuất tăng lên, doanh thu của công ty tăng lên trong khi chi phí cố định không thay đổi, dẫn đến chi phí sản xuất trên mỗi mặt hàng giảm và lợi nhuận cao hơn. Chi phí cố định cho mỗi mặt hàng thấp hơn này thường thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất với công suất tối đa, cho phép họ đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn sau khi tính tất cả các chi phí biến đổi.

Giá thành sản xuất là các chi phí trực tiếp phát sinh cho việc sản xuất sản phẩm ở phân xưởng. Các doanh nghiệp sản xuất thường hướng đến việc mở rộng sản xuất đến công suất tối đa để giảm thiểu chi phí cố định trên mỗi mặt hàng. 

Giá thành sản xuất bao gồm 3 loại: 

  • Nguyên vật liệu trực tiếp
  • Nhân công trực tiếp
  • Chi phí sản xuất chung 

Tất cả các chi phí này là chi phí sản xuất trực tiếp, nghĩa là chúng đóng góp trực tiếp vào quá trình sản xuất, không giống như các chi phí gián tiếp như tiền lương của kế toán công ty hoặc đồ dùng văn phòng, không được tính vào giá thành sản xuất.

>>>> Tham Khảo Thêm: Phần mềm tính giá thành sản phẩm

Ví dụ về Chi phí sản xuất vs Giá thành sản xuất

Công ty phải trả chi phí cố định hàng tháng là 800 triệu thuê phân xưởng và 100 triệu bảo trì thiết bị. Những khoản chi này duy trì ổn định, không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất. Do đó, nếu doanh nghiệp sản xuất một số lượng lớn sản phẩm hơn, chi phí mỗi sản phẩm giảm.

Trong trường hợp này, tổng chi phí sản xuất bao gồm 900 triệu mỗi tháng cho các khoản chi cố định, cộng với 10 triệu cho mỗi sản phẩm được sản xuất là chi phí biến đổi. Giá bán của sản phẩm là 100 triệu. Sau khi trừ đi chi phí sản xuất là 10 triệu, doanh nghiệp có lợi nhuận 900 triệu cho mỗi sản ph. 

Để hòa vốn, doanh nghiệp cần sản xuất 10 sản phẩm mỗi tháng. Để có lãi, doanh nghiệp cần sản xuất hơn 10 sản phẩm mỗi tháng.

>>>> Tham Khảo Thêm: Cách tính chi phí đơn vị sản phẩm

Các loại chi phí sản xuất

Hiện nay, người ta phân chia chi phí sản xuất dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Một số cách phân loại phổ biến trong các doanh nghiệp được trình bày dưới đây.

Phân loại theo tính chất kinh tế

Chi phí sản xuất khi phân loại dựa trên tính chất kinh tế giúp doanh nghiệp nắm được tỷ trọng, kết cấu của từng loại chi phí cần bỏ ra trong một thời gian nhất định.

Các chi phí này bao gồm:

  • Các chi phí cho phân công;
  • Chi phí mua nguyên liệu;
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định;
  • Chi phí mua dịch vụ bên ngoài và các chi phí khác;
Chi phí sản xuất

Theo tính chất kinh tế thì có năm loại chi phí trong sản xuất

Phân loại theo công dụng và mục đích của chi phí

Nếu phân loại theo công dụng và mục đích thì chi phí sản xuất bao gồm:

  • Các khoản phí dùng trong nguyên vật liệu;
  • Chi phí thuê và trả lương nhân công;
  • Các chi phí sản xuất chung như khấu hao tài sản cố định, vật liệu;
  • Chi phí dịch vụ bên ngoài;
  • Chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí khác.

Cách phân loại này giúp các công việc như quản lý chi phí sản xuất theo định mức, tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trở nên dễ thực hiện hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng biết được tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm. Đây cũng là cơ sở cho việc hoạch định năng lực sản xuất và lập kế hoạch giá thành trong kỳ sản xuất sau.

công thức chi phí sản xuất

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm​

Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm trong kỳ

Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm trong kỳ hỗ trợ nhà quản trị tìm được điểm hòa vốn. Đây cũng là căn cứ để doanh nghiệp đưa ra các chính sách, quyết định kinh doanh như thay đổi giá thành sản phẩm để tăng hiệu quả kinh doanh. Các chi phí theo cách phân loại này bao gồm:

  • Chi phí khả biến (Biến phí)
  • Chi phí bất biến (Định phí)
các loại chi phí sản xuất

Chi phí khả biến và chi phí bất biến

Phân loại theo quy trình sản xuất, chế tạo

Phân loại theo quy trình sản xuất, chế tạo chia chi phí thành hai loại:

  • Chi phí cơ bản
  • Chi phí chung

Việc phân ra làm hai chi phí này giúp doanh nghiệp xác định được phương hướng chính xác cũng như đưa ra các biện pháp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cho từng loại. Những phương pháp được đưa ra sẽ quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất

Phân loại theo quy trình sản xuất và chế tạo thì gồm hai loại là chi phí cơ bản và chung

Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí

Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng gồm 2 loại:

  • Chi phí trực tiếp;
  • Chi phí gián tiếp.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có chính sách phân chia chi phí hợp lý cho các đối tượng thông qua xác định phương pháp kế toán tập hợp.

công thức chi phí sản xuất

Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

>>>> Khám Phá Thêm: Cách giảm chi phí sản xuất

3. Ý nghĩa của chi phí sản xuất

Một sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý là kết quả của công tác quản lý sản xuất hiệu quả nói chung và quản lý chi phí sản xuất nói riêng. Vì vậy, khoản phí này không chỉ có ý nghĩa với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

  • Đối với doanh nghiệp: Nhà quản lý có cách nhìn nhận đúng đắn về tiến độ sản xuấtđiều độ sản xuất thông qua chi phí. Khi đã có đánh giá đúng đắn thì họ có thể tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đi kèm tiết kiệm chi phí sản xuất.
  • Đối với quốc gia: Các cơ quan kinh tế nhà nước có một cái nhìn tổng thể và khách quan về sự phát triển của nền kinh tế đất nước bằng việc quan sát, đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường. Dựa vào đó, các cơ quan kinh tế, Đảng và Nhà nước đưa ra những chính sách, đường lối đúng đắn nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất không chỉ có ý nghĩa với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn cả quốc gia

Câu hỏi thường gặp

Giá thành sản xuất là ​toàn bộ các chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung trực tiếp. Chi phí sản xuất rộng hơn, bao quát toàn bộ quá trinh sản xuất và chuối cung ứng, bao gồm cả chi phí sản xuất trực tiếp, cũng như các chi phí gián tiếp phục vụ sản xuất.

Trong kinh tế học, chi phí sản xuất đề cập đến chi phí phát sinh của một công ty để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Chi phí này bao gồm các chi phí liên quan đến đầu vào như chi phí nhân lực, nguyên liệu thô, thiết bị và chi phí chung. Khái niệm chi phí sản xuất rất quan trọng để phân tích lợi nhuận, quyết định định giá và xác định được hiệu quả của các quy trình sản xuất trong nền kinh tế.

Công thức tính tổng giá thành sản phẩm là Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí quản lý chung.

Bài viết trên Viindoo đã cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể nhất về chi phí sản xuất. Việc hiểu rõ các khoản phí trong quá trình hoạt động doanh nghiệp là cách để các nhà quản trị quản lý tốt doanh nghiệp của mình và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.  

>>>> Thông tin hữu ích:

Chi phí sản xuất là gì? Các loại chi phí sản xuất và ý nghĩa
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Trần Thị Lâm Anh 9 tháng 12, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Phúc lợi là gì? Vai trò của phúc lợi đối với người lao động và doanh nghiệp