Hệ thống​ MES là gì? Lợi ích và tính năng trong sản xuất

Hệ thống​ MES là viết tắt của từ gì ? Hệ thống MES tốt sẽ giúp tối ưu khả năng vận hành của nhà máy, từ đó “giải phóng” đội ngũ sản xuất khỏi quy trình thủ công thông thường. Đồng thời, hệ thống này góp phần cải thiện năng suất và giám sát tiến độ thời gian làm việc giữa những nhà máy, phân xưởng. Hãy cùng Viindoo tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

1. Hệ thống MES là viết tắt của từ gì?

Hệ thống MES là viết tắt của từ Manufacturing Execution System - hệ thống điều hành và thực thi sản xuất. Đây là hệ thống thông tin giúp kết nối, kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp ở các nhà máy, đảm bảo sản xuất hiệu quả, cải thiện năng suất.

Hệ thống điều hành sản xuất MES còn giúp thu thập các dữ liệu về quy trình, hiệu suất, tiến độ sản xuất. Với hệ thống MES trong sản xuất, doanh nghiệp có thể truy xuất nguồn gốc, quản lý chi tiết sản phẩm, nguyên vật liệu cũng như các công việc khác trong nhà máy. Đây là cơ sở giúp người quản lý hiểu rõ tình trạng sản xuất tại từng thời điểm, từ đó tối ưu hóa quy trình.

mes là viết tắt của từ gì

Hệ thống MES là viết tắt của từ gì

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Điều độ sản xuất là gì ? Đặc điểm, mục tiêu và phương pháp

2. Dấu hiệu doanh nghiệp cần sử dụng hệ thống MES

Tất cả doanh nghiệp đang gặp phải một trong những vấn đề sau đều cần tới hệ thống quản lý sản xuất MES:

  • Thông tin chậm trễ, không kịp đưa ra được những phân tích hữu ích và quyết định chính xác.
  • Gặp khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
  • Khó kiểm soát hoạt động sản xuất, không đảm bảo lịch trình sản xuất được thực hiện theo đúng thời hạn.
  • Đối mặt với nhiều rủi ro và lỗi do quy trình sản xuất thủ công hoặc trên giấy.
  • Không thể kiểm soát được các luồng thông tin của nhà máy vì không có hệ thống thông tin thống nhất
mes là viết tắt của từ gì

MES hoạt động mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích vượt trội

>>>> Xem Thêm: Các loại hình sản xuất trong doanh nghiệp và đặc điểm

3. Lợi ích khi sử dụng hệ thống MES trong sản xuất

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hệ thống MES trong sản xuất. Vậy hệ thống này mang lại những lợi ích gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại đây.

Lợi ích trong ngắn hạn:

  • Cắt giảm được chi phí, gia tăng hiệu quả sản xuất.
  • Tối ưu quy trình, giảm thời gian làm việc trong kho.
  • Tối ưu hóa quy trình nhập dữ liệu.
  • Thời gian đặt hàng được thực hiện nhanh chóng.
  • Giảm thời gian của một chu kỳ sản xuất thành phẩm.
  • Các công việc giấy tờ thủ công được thay thế bằng công nghệ hiện đại.
  • Chi phí phải chi trả cho lao động cũng được cắt giảm.

Lợi ích trong dài hạn:

  • Hỗ trợ cải thiện toàn diện các quy trình sản xuất, nâng cao sự hài lòng, trải nghiệm khách hàng.
  • Quy trình làm việc của người lao động được cải thiện, tuân thủ tất cả các yêu cầu về sản xuất trong doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi, thích nghi, đối phó với môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng như hiện nay
mes là viết tắt của từ gì

MES hoạt động mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích vượt trội

4. Tính năng của hệ thống quản lý sản xuất MES

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về những chức năng cốt lõi của một hệ thống MES hiệu quả. 

4.1 Tạo lập lịch trình sản xuất

MES là phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý quá trình sản xuất dựa trên các bản kế hoạch có trước từ hệ thống hoạch định nguồn lực ERP. Hệ thống này cho phép tạo lập lịch trình sản xuất, phân tích hiệu suất, quản lý tổng thể quá trình tạo ra sản phẩm hiệu quả theo thời gian thực.

hệ thống mes trong sản xuất

MES thiết lập lịch trình sản xuất dựa trên kế hoạch nhận được từ ERP

4.2 Quản lý hoạt động sản xuất theo thời gian thực

Hệ thống quản lý sản xuất MES nổi bật với khả năng thu thập chính xác tất cả dữ liệu sản xuất theo thời gian thực. Nhờ được kết nối với các tiến bộ công nghệ mới nhất như IoT hay SCADA, phần mềm MES có thể dễ dàng thu thập được các dữ liệu chính xác về thời gian hoạt động khi máy chạy, máy dừng cũng như sản lượng sản xuất,...

mes là viết tắt của từ gì

MES thu thập dữ liệu và quản trị hoạt động sản xuất theo thời gian thực

4.3 Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Phần mềm MES cho phép doanh nghiệp mã hóa tất cả thông tin về sản phẩm thành mã QR hoặc mã vạch. Những mã này sẽ được dán kèm theo các lô hàng để dễ dàng truy xuất nguồn gốc khi cần thiết. Khi truy xuất, hệ thống MES sẽ cung cấp tất cả thông tin về sản phẩm như nhà sản xuất, phân phối hay cung ứng để người sử dụng có thể nắm bắt được toàn diện các thông tin về lô hàng trong cả quá trình cung ứng.

hệ thống mes trong sản xuất

MES mã hóa thông tin sản phẩm thành mã QR Code hoặc mã vạch

4.4 Kiểm soát, quản lý chất lượng 

​Quản lý chất lượng là một trong những tính năng quan trọng nhất của MES. Tính năng này hỗ trợ người sử dụng khai báo tất cả tiêu chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu, từ đó xây dựng quá trình lấy mẫu và ghi nhận kết quả kiểm tra. Hệ thống quản lý sản xuất MES sẽ tiến hành thực hiện tất cả những hành động tương ứng với kết quả thu được.

 Tất cả thông tin về chất lượng sẽ được lưu trữ trên một hệ thống dữ liệu duy nhất. Việc kiểm định chất lượng có thể được tiến hành vào mọi thời điểm khi nhận nguyên liệu đầu vào, trong khi sản xuất hay khi tiến hành nhập kho, chuyển giao quyền sở hữu,... Tất cả những thông tin này đều được MES hỗ trợ lưu trữ, giúp người sử dụng có thể xây dựng báo cáo nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

4.5 Phân tích tổng thể hiệu suất máy móc

Chức năng phân tích tổng thể hiệu suất máy móc của hệ thống MES là tính năng quan trọng, giúp doanh nghiệp quản lý một cách có hiệu quả quy trình sản xuất. Tính năng này hỗ trợ doanh nghiệp thu thập, đo lường, kiểm tra hiệu suất toàn diện của máy móc thiết bị sản xuất.

Việc kiểm tra đo lường này được thực hiện dựa trên 3 yếu tố chính A-Q-P với A là Availability (Mức độ sẵn sàng), Q là Quality (Chất lượng) và P là Performance (Hiệu suất). Nhờ việc đo lường và đánh giá này, doanh nghiệp có thể tìm thấy cơ hội cải tiến, phát triển.

Hệ thống MES

Hệ thống hoạt động MES đo lường hiệu suất thiết bị tổng thể dựa vào A - Q - P

4.6 Tạo lập kế hoạch bảo trì

Tạo lập kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị và vật tư là chức năng quan trọng không thể không nhắc đến của hệ thống điều hành sản xuất MES. Hệ thống này có khả năng quản lý hiệu quả tất cả các thành tố của quá trình sản xuất như máy móc, phụ tùng hay vật tư.

Tình trạng của tất cả thiết bị trong các quy trình sản xuất từ đơn giản đến phức tạp đều được theo dõi chặt chẽ. Tính năng này hỗ trợ người dùng quản trị quá trình sản xuất một cách dễ dàng, khoa học nhất. Các thông tin về thiết bị đều được nắm bắt để đưa ra những quyết định bảo dưỡng kịp thời, hợp lý nhất.

5. FAQ - Những câu hỏi thường gặp

Hiện nay MES được sử dụng khá phổ biến. Do đó vẫn còn khá nhiều những thắc mắc cũng như câu hỏi về hệ thống này. Sau đây hãy cùng Viindoo giải đáp một số câu hỏi thường gặp.

5.1 Doanh nghiệp đã có phần mềm ERP rồi có cần dùng hệ thống MES nữa không?

Hầu như những nhà máy lớn đều được trang bị phần mềm ERP. Những nhà máy này thường lo ngại rằng khi MES đi vào ứng dụng trong sản xuất thì có thể gây ra sự chồng chéo chức năng với hệ thống ERP. Nhưng trên thực tế, ERP và MES có chức năng và mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó:

  • ERP thường có định hướng xây dựng kế hoạch, hoạch định nguồn lực cho các đơn vị
  • MES chú trọng và làm việc với các hoạt động vật lý chi tiết trong nhà máy sản xuất

Bên cạnh đó, lý do đầu tiên cho thấy cả ERP và MES đều rất quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất là phần mềm ERP thường không bao gồm những thông tin rõ ràng về quy trình cũng như khả năng sản xuất của những thành phần riêng lẻ. Do vậy, doanh nghiệp sẽ cần có một quy trình trung gian để chuyển dịch kế hoạch trên ERP trở nên cụ thể và khả thi.

Quy trình trung gian đó là MES. Với hệ thống MES, các thông tin từ phần mềm ERP liên quan đến những yêu cầu sẽ được dùng làm cơ sở để xây dựng quá trình sản xuất theo từng lô sản phẩm và theo dõi sát sao các quy trình ấy.

mes là viết tắt của từ gì

MES quan tâm đến các hoạt động vật lý nhiều hơn so với ERP

Thứ hai, phần mềm MES sẽ cung cấp những thông tin có mức độ chính xác cao theo thời gian thực về những hoạt động sản xuất tại nhà máy trở lại ERP. Qua đó sẽ giúp hệ thống ERP có thể cải thiện khả năng lập kế hoạch trong những lần tới.

Yếu tố cuối cùng là MES không có khả năng quản trị các lĩnh vực quan trọng khác như tài chính, bán hàng, chăm sóc khách hàng như ERP. Vậy nên, doanh nghiệp cần ERP để có thể liên kết các dữ liệu từ các hoạt động sản xuất đến các khối văn phòng, kinh doanh như bán hàng, mua hàng, chăm sóc khách hàng,...

Có thể nói, ERP và MES là hai hệ thống hỗ trợ và bổ sung cho nhau hiệu quả.

5.2 Hệ thống MES có vị trí như thế nào trong mô hình nhà máy thông minh?

Trong mô hình nhà máy thông minh, hệ thống MES nằm ở tầng thứ 3, có trách nhiệm kết nối và hỗ trợ điều hành với các hệ thống quản lý doanh nghiệp như PLM, ERP. Thông qua việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ các máy móc với PLM và ERP, hệ thống MES sẽ kết nối những hoạt động sản xuất của nhà máy đến cấp bộ phận quản lý, đội quản lý chất lượng, và các công nhân vận hành máy móc.

Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp có thể cập nhật thực trạng sản xuất ngay lập tức, liên tục tại mọi thời điểm. Không chỉ vậy, quá trình kiểm soát, kiểm tra chất lượng thành phẩm cũng được tối ưu, từ đó giúp gia tăng hiệu quả sản xuất.

Với những lý do trên, MES có đóng góp quan trọng trong việc tạo nên một quy trình quản lý tối ưu công việc sản xuất và thích hợp để đưa vào ứng dụng tại các nhà máy thông minh.

mes là viết tắt của từ gì

Phần mềm MES so với hệ thống ERP

Bài viết trên đây của  Viindoo đã trả lời câu hỏi "Hệ thống MES là viết tắt của từ gì" cũng như cung cấp đến độc giả thông tin liên quan đến lợi ích, nguyên tắc vận hành của hệ thống MES trong sản xuất. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đưa phần mềm MES ứng dụng vào quy trình sản xuất hợp lý nhất nhé!

>>>> Bài Viết Khác:

Hệ thống​ MES là gì? Lợi ích và tính năng trong sản xuất
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Anh Thư 3 tháng 12, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY