Dropshipping là gì?
Dropshipping là giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển, có nghĩa là người bán không cần lưu trữ hàng hóa trong kho, không sở hữu và không trực tiếp vận chuyển hàng hóa đến khách hàng khách hàng của mình.
Thay vào đó, người bán chỉ cần chuyển các đơn đặt hàng tới một nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp. Những đơn vị này sẽ chuẩn bị và giao hàng trực tiếp tới khách hàng. Với phương thức kinh doanh này, nhà bán lẻ không cần kho hàng và hàng hóa trong kho, cũng như không cần quan tâm về khâu vận chuyển hàng hóa.
Đây là mô hình rất phù hợp cho những hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại với lượng vốn hạn chế, không muốn tồn đọng vốn ở hàng tồn kho. Mô hình Dropshipping được hiểu như sau:
- Nhà bán lẻ sẽ thương lượng với nhà cung cấp cho phép Dropshipping với mức giá nhập hàng định sẵn.
- Sau đó, khi có đơn hàng phát sinh từ nhà bán lẻ, nhà cung cấp sẽ tiến hành xử lý, đóng gói và giao hàng cho người mua.
- Nhà bán lẻ nhận được lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá nhập từ nhà cung cấp và giá bán cho khách hàng.
Ưu và nhược điểm của dropshipping
Ưu điểm của dropshipping
Dropshipping có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Chi phí kinh doanh thấp: Bạn không cần phải lo lắng về chi phí mua hàng từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, chi phí tồn đọng vốn,... Việc của bạn chỉ là tìm kiếm khách hàng thông qua các hoạt đồng Marketing, quản lý các đơn bán phát sinh và liên hệ với nhà cung cấp.
- Tiết kiệm thời gian và công sức trong khâu nhập và lưu trữ hàng.
- Không phải theo dõi và kiểm soát hàng tồn kho. Bạn không còn mất chi phí và thời gian cho việc lưu trữ, kiểm kê và tính toán lượng hàng tồn.
- Dễ dàng bắt đầu, thời gian xoay vòng vốn nhanh, linh động.
- Địa điểm linh hoạt, dễ dàng mở rộng quy mô: Một doanh nghiệp Dropshipping có thể di chuyển đến bất kỳ đâu với một thiết bị kết nối Internet. Miễn là bạn có thể liên lạc được với nhà cung cấp và khách hàng của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng.
>>>> Tìm Hiểu Thêm Về: Làm thế nào để xây dựng đội ngũ bán hàng tinh nhuệ?
Nhược điểm của Dropshipping
Nhờ tính chất và ưu điểm riêng, Dropshipping đã và đang rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn những nhược điểm cố hữu cần khắc phục.
- Không kiểm soát chuỗi cung ứng: Bạn không trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm, thời gian vận chuyển, theo dõi đơn hàng và bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Chính vì thế, để hạn chế tối đa rủi ra bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín.
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường lớn. Nhiều Doanh nghiệp và cả các hộ gia đình kinh doanh đều đã tham gia vào thị trường này từ rất sớm. Vì vậy, một chiến lược kinh doanh đúng đắn, chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt là điều kiện tiên quyết khi gia nhập ngành.
- Vận chuyển khá phức tạp nếu bạn có nhiều nhà cung cấp cho các sản phẩm của mình. Bạn sẽ phải quản lý nhiều hơn, cũng như cần điều phối nguồn hàng giữa các nhà cung cấp sao cho hợp lý để không làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi nhuận của Doanh nghiệp mình.
>>>> Đừng Bỏ Qua: 10 phương pháp bán hàng hiệu quả dân sales không nên bỏ qua
Tiềm năng của Dropshipping tại Việt Nam
Hiện nay hình thức kinh doanh dropshipping ở Việt Nam đang ngày càng trở nên phát triển phổ biến. Có thể kể đến hai mô hình khá nổi tiếng trên thế giới là Ebay và Amazon, hay Shopee tại Việt Nam. Hơn nữa, thị trường Việt Nam đang ngày càng phát triển và có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề dropshipping.
Những lợi ích mà mô hình này mang lại là vô cùng lớn. Với những mô hình kinh doanh thông thường, mỗi cửa hàng phải tự nhập hàng, đăng bài quảng bá và phân phối sản phẩm, giao hàng và chăm sóc người mua hàng.
Ngược lại, với mô hình dropshipping, các cửa hàng chỉ cần tập trung phát triển và quảng bá thương hiệu của cửa hàng mình để thu hút và tiếp cận được đa dạng các đối tượng khách hàng.
Như vậy, người làm dropshipping hầu như không mất vốn ban đầu để bước vào con đường kinh doanh này. Doanh thu và lợi nhuận thu được sẽ là số tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm của đơn vị phân phối và giá bán của sản phẩm mà người bán đề ra sau khi đã khấu trừ đi các chi phí quảng cáo.
Nguyên lý hoạt động của mô hình dropshipping?
Vậy cách thức kinh doanh dropshipping là gì và được thực hiện như thế nào? Dưới đây là các bước bắt đầu nghề dropshipping các độc giả có thể tham khảo.
- Bước 1: Xác định số vốn cần đầu tư
Hiện nay có hai mô hình dropshipping phổ biến là mô hình truyền thống và hiện đại. Tùy thuộc vào dự định kinh doanh mà mỗi người có thể xác định được số vốn đầu tư phù hợp. Các chi phí cho việc thực hiện kinh doanh dropshipping bao gồm chi phí thiết kế website, hình ảnh quảng bá cho sản phẩm, chi phí marketing, nhân lực,...
- Bước 2: Nghiên cứu thị trường và xác định sản phẩm
Những sản phẩm được phát triển và cung cấp cho thị trường phải mang lại giá trị trong hiện tại và tương lai. Bạn có thể tham khảo Google Trend để tìm hiểu những sản phẩm nào đang nhận được sự quan tâm từ khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm những hàng hóa, sản phẩm đang được bán chạy tại những sàn thương mại điện tử như Lazada, Amazon hay Shopee để có thể biết chính xác hơn.
- Bước 3: Tiếp cận nguồn hàng
Hãy tìm những nguồn hàng đảm bảo nguồn gốc và chất lượng tốt nhất với giá cả, chi phí hợp lý. Quý độc giả có thể tham khảo các nền tảng cung cấp nguồn hàng sau đây:
- NetSale: Các độc giả có thể tìm kiếm và tiếp cận với nguồn hàng đa dạng từ các ngành hàng khác nhau, các sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc.
- Osiris Alliance: Osiris Alliance chuyên phân phối các dòng đồng hồ. Các thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến của nền tảng Osiris Alliance như Daniel Wellington, Duxley,...
- Sunrise Wholesale: Đây là nền tảng chuyên phát triển và cung cấp các sản phẩm liên quan đến thời trang, trang sức,... với hơn 15.000 sản phẩm. Đặc biệt, đây là nền tảng cung cấp dịch vụ miễn phí cho khách hàng.
- Các sàn thương mại điện tử: Quý độc giả có thể tham khảo nguồn hàng với giá sỉ tại các sàn thương mại Lazada, Tiki, hay Shopee.
- Bước 4: Xây dựng cửa hàng trực tuyến
Hãy tạo cho cửa hàng của mình một trang Web hoặc một shop online trên các sàn thương mại điện tử, từ đó khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận sản phẩm.
- Bước 5: Quảng cáo thương hiệu
Khi khách hàng mua sản phẩm của cửa hàng, nhiệm vụ của người bán là chốt đơn và gửi địa chỉ người mua hàng cho đơn vị đóng gói để vận chuyển và giao đến người mua hàng.
Tìm Hiểu Về: Ứng dụng chiến thuật Upsell và Cross-sell tăng doanh thu hiệu quả!
Các mô hình dropshipping phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay, với sự phát triển của thị trường Việt Nam, có rất nhiều sàn thương mại điện tử phát triển được phổ biến. Trong đó hình thức dropshipping đang là mô hình được nhiều người kinh doanh. Dưới đây là một số mô hình dropshipping ở Việt Nam:
Mô hình dropshipping Amazon
Nền tảng Amazon là sàn thương mại điện tử phổ biến thế giới. Lượng người dùng tiếp cận và truy cập hàng ngày với số lượng rất lớn nhưng chi phí lại rất thấp. Để kinh doanh dropshipping trên Amazon, bạn cần thực hiện những bước sau đây:
- Tạo tài khoản và xây dựng cửa hàng trực tuyến trên Amazon.
- Tham khảo và lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm, lấy mô tả sản phẩm và bán với giá bán cao hơn.
- Khi người mua hàng đặt hàng, các độc giả hãy liên hệ đặt hàng với nguồn cung cấp sản phẩm kèm thông tin người mua hàng.
- Đơn vị vận chuyển sẽ giao sản phẩm đến khách hàng.
Mô hình dropshipping eBay
Giống như nền tảng Amazon, eBay là mô hình dropshipping nổi tiếng trên toàn cầu với lượng khách hàng truy cập vô cùng lớn. Kinh doanh dropshipping trên nền tảng eBay sẽ giúp cửa hàng tăng lượng mua hàng. eBay cung cấp nguồn hàng đa dạng với nhiều sản phẩm ở nhiều lĩnh vực như thời trang, công nghệ, hàng tiêu dùng,...
eBay có trụ sở chính đặt tại Mỹ, tuy nhiên các sản phẩm lại được phát triển và cung cấp ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,... Mọi giao dịch trên nền tảng eBay đều được thanh toán qua Paypal và điều khoản này là bắt buộc. Còn lại quy trình bán hàng và cung cấp sản phẩm đều được thực hiện tương tự như trên Amazon.
Tuy nhiên, nền tảng eBay có một điểm khác biệt đó là người bán có thể bán các sản phẩm với hình thức đấu giá. Hình thức bán hàng này rất hấp dẫn và thu hút khách hàng, sản phẩm sẽ chỉ có bán cho người mua hàng trả giá cao nhất. Người bán có thể tận dụng phương thức này để bán các sản phẩm hiếm có, chất lượng cao.
Mô hình dropshipping Shopee
Shopee là nền tảng kinh doanh rất phổ biến tại Việt Nam. Do đó, hình thức kinh doanh sẽ có sự khác biệt nhỏ. Nếu nguồn hàng ở nước ngoài, hàng hóa sẽ không thể giao trực tiếp từ nhà cung cấp đến tay khách hàng. Thay vào đó, chủ cửa hàng sẽ phải vận chuyển hàng từ nước ngoài về cửa hàng của mình theo đơn vị vận chuyển bên Shopee.
Có nên kinh doanh dropshipping hay không?
Sau khi đã biết được mô hình dropshipping là gì thì nhiều độc giả đã đặt ra câu hỏi có nên kinh doanh dropshipping không và những rủi ro khi làm dropshipping là gì?
Điều này phụ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp và đặc điểm sản phẩm của bạn. Nếu để khởi đầu, dropshipping là mô hình kinh doanh vô cùng lý tưởng và có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam bởi không gây áp lực về vốn, chi phí và nguồn lực. Đặc biệt đối với những ai yêu thích việc kinh doanh nhưng lại không có nhiều vốn đầu tư.
Nếu như người bán biết áp dụng và bán các sản phẩm phù hợp thì hình thức kinh doanh dropshipping là vô cùng hiệu quả.
Ví dụ, nếu sản phẩm của bạn là những mặt hàng cồng kềnh, dễ vỡ hoặc có hạn sử dụng ngắn, hãy cân nhắc khi lựa chọn mô hình này. Khi phát sinh đơn đặt hàng, bạn chuyển yêu cầu sang nhà cung cấp tại thị trường nước đó và họ sẽ trực tiếp gửi sản phẩm tới tay khách hàng của bạn.
Nếu sản phẩm của bạn là gốm sứ, thủy tinh, bạn sẽ không thể trực tiếp kiểm soát chất lượng. Đồng thời, mặt hàng cũng rất dễ vỡ trong quá trình vận chuyển, khiến cho bạn không thể nào đảm bảo đơn hàng của mình đến tay khách hàng một cách an toàn.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm áo thun thiết kế theo yêu cầu cho khách hàng ở thị trường nước ngoài. Với mặt hàng loại này, Dropshipping sẽ là một lựa chọn khôn ngoan. Khi đó, bạn cần cân nhắc rất nhiều và có thể phải chọn ra một đơn vị vận chuyển trung gian uy tín mà nhà cung cấp của bạn tin tưởng.
Cuối cùng, người bán cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm, nguồn hàng để tránh những rủi ro khi dropshipping. Bên cạnh đó, việc lên ý tưởng và xây dựng website thu hút khách hàng là điều quan trọng. Do đó, khi bạn đã có được những khán giả trung thành, bạn có thể bắt đầu bán sản phẩm của họ.
Giải pháp quản lý bán hàng Viindoo
MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI
Dễ dàng tăng doanh số với Giải pháp quản lý bán hàng Viindoo
ĐĂNG KÝ NGAY hoặc Liên hệ
Câu hỏi thường gặp
Làm cách nào để tìm nhà cung cấp dropshipping?
Bạn có thể tìm nhà cung cấp dropshipping thông qua danh bạ trực tuyến, triển lãm thương mại trong ngành hoặc bằng cách liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất. Ngoài ra còn có các nền tảng và thị trường dropshipping chuyên biệt kết nối các nhà bán lẻ với các nhà cung cấp.
Tôi có thể sử dụng thương hiệu và bao bì của riêng mình cho các sản phẩm dropshipping không?
Một số nhà cung cấp cho phép tùy chỉnh bao bì và nhãn hiệu, trong khi những nhà cung cấp khác chỉ có thể cung cấp bao bì chung. Nó phụ thuộc vào chính sách của nhà cung cấp và các thỏa thuận bạn có với họ.
Tôi có thể bán hàng quốc tế với dropshipping không?
Có, dropshipping cho phép bạn bán sản phẩm ra quốc tế mà không cần kho bãi hoặc cơ sở hạ tầng vận chuyển tại địa phương. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc chi phí vận chuyển, quy định hải quan và thời gian giao hàng đối với các đơn hàng quốc tế.
Dropshipping có phải là một mô hình kinh doanh bền vững?
Tính bền vững của mô hình kinh doanh dropshipping phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như lựa chọn sản phẩm, độ tin cậy của nhà cung cấp, chiến lược tiếp thị và sự hài lòng của khách hàng. Với việc lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận, dropshipping có thể là một liên doanh có lợi nhuận và bền vững.
Bài viết trên đây Viindoo đã giải đáp được câu hỏi dropshipping là gì và những lợi ích mà hình thức kinh doanh này mang lại. Hình thức dropshipping ngày càng phổ biến tại Việt Nam và được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc tham khảo và quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp.
>>>> Những bài viết hữu ích:
- Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả tại điểm bán lẻ
- Mô hình ERD quản lý bán hàng: Vai trò và cách vẽ mô hình ERD