ENGLISH WEBINAR | Inventory Optimization in Retail Omnichannel

Phụ cấp lương là gì? Quy định về các loại phụ cấp theo lương 2023


Phụ cấp lương là gì" là vấn đề được doanh nghiệp cũng như người lao động quan tâm. Cùng tìm hiểu chi tiết quy định và các loại phụ cấp lương trong bài viết này của Viindoo nhé!

>>>> Tham Khảo Thêm: Phần mềm quản trị nhân sự

1. Phụ cấp lương là gì?

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp cho người lao động vì làm việc trong điều kiện lao động, làm công việc có tính chất phức tạp, độc hại hoặc mức độ thu hút lao động, điều kiện sinh hoạt chưa được tính đầy đủ hoặc chưa tính đến trong mức lương theo công việc hoặc theo chức danh. (Căn cứ vào Điều 3, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH)

Phụ cấp lương là một thành phần quan trọng trong thu nhập của người lao động và bao gồm nhiều loại khác nhau như: Phụ cấp theo từng khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp theo trách nhiệm, phụ cấp cho lãnh đạo, phụ cấp theo chức vụ tương ứng, phụ cấp làm việc trong môi trường độc hại và nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp làm vào ban đêm,...

Phụ cấp lương được trả hàng tháng, và có thể được tính trên lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định hoặc trên lương cơ bản hoặc dưới dạng một khoản cố định, tùy thuộc vào từng chế độ và đối tượng hưởng phụ cấp. Chế độ phụ cấp có thể được thỏa thuận trong các điều khoản của hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc thực hiện theo quy định trong quy chế của công ty.

Phụ cấp lương là gìPhụ cấp lương là một khoản thu nhập nằm trong tiền lương của người lao động

>>>> Xem Thêm Về: Phần mềm tính lương cá nhân

2. Mức phụ cấp lương được quy định là bao nhiêu?

Theo thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về phụ cấp lương dựa trên điểm b của khoản 5 Điều 3, hai bên có thể thỏa thuận về các khoản phụ cấp lương để bù đắp các yếu tố như điều kiện lao động, tính phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt và mức độ thu hút lao động, nếu mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đầy đủ hoặc không được tính đến. Bên cạnh đó, các khoản phụ cấp lương có thể liên quan đến quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Phụ cấp lương là gìMức phụ cấp lương có thể được thỏa thuận giữa hai bên sử dụng lao động và người lao động

>>>> Tìm Hiểu Ngay: Cách quy đổi lương Net sang Gross, Gross sang Net online 2023

3. Các loại phụ cấp lương cho người lao động, công nhân viên

Các khoản phụ cấp lương bao gồm: Phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút, và các khoản phụ cấp khác tương tự như phụ cấp để bù đắp cho yếu tố về điều kiện lao động, tính phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, và mức độ thu hút lao động mà chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong hợp đồng lao động.

Các khoản sau đây không được coi là khoản phụ cấp lương:

  • Thưởng, tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Các khoản hỗ trợ như xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ và nuôi con nhỏ;
  • Hỗ trợ cho nhân viên khi có thân nhân mất, khi nhân viên kết hôn, sinh nhật của nhân viên và trợ cấp cho nhân viên gặp khó khăn do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ khác.

Cụ thể về các loại phụ cấp lương, độc giả tham khảo nội dung ngay sau đây:

3.1 Phụ cấp chức vụ, chức danh

Các cán bộ giữ các chức vụ quan trọng như trưởng phòng sẽ được hưởng các khoản phụ cấp chức vụ và chức danh. Điều này phần nào giúp đáp ứng được nhu cầu về năng lực và trách nhiệm cao tại các vị trí này. Để đảm bảo tính công bằng và minh bạch, công ty sẽ thực hiện thẩm tra và đánh giá công việc của người lao động để xác định mức phụ cấp thích hợp.

Mức phụ cấp sẽ không vượt quá 15% mức lương chuyên môn và nghiệp vụ cao nhất trong bảng lương. Phụ cấp chức vụ sẽ được trả cùng với lương hàng tháng và sẽ ngưng trả cho nhân viên không làm việc từ một tháng trở lên.

các loại phụ cấp không đóng bhxhPhụ cấp chức vụ, chức danh

>>>> Tham Khảo:​ Hệ số lương là gì

3.2 Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Dựa trên Điều 11 Khoản 2 của Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH, nhân viên sẽ được hưởng phụ cấp nặng nhọc độc hại và nguy hiểm nếu họ phải làm việc trong các ngành nghề độc hại, ngành nghề nguy hiểm hoặc các ngành nghề đặc biệt nặng nhọc. Các điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được xác định bởi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hoặc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

Công ty cần phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá các ngành nghề làm việc cũng như điều kiện lao động của nhân viên. Để đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động, doanh nghiệp cần thực hiện so sánh giữa các ngành nghề có điều kiện lao động bình thường tương đương để xác định mức phụ cấp phù hợp.

Với những ngành nghề có công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, mức phụ cấp sẽ được xác định trong khoảng từ 5% - 10%. Đối với những ngành nghề có công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, mức phụ cấp sẽ tăng lên trong khoảng từ 7% - 15%.

Phụ cấp hàng tháng cho người lao động sẽ được tính theo quy định của Luật Lao động 2012. Nếu người lao động làm việc dưới 4 giờ trong ngày, họ chỉ được hưởng một nửa ngày công. Nếu người lao động làm việc từ 4 giờ trở lên, mức phụ cấp sẽ được tính làm một ngày công đầy đủ.

các loại phụ cấp không tính thuế tncnPhụ cấp dành cho những nhân viên làm việc trong môi trường độc hại

>>>> Đọc Thêm: Lương 3P

3.3 Phụ cấp khu vực

Phụ cấp khu vực là khoản tiền mà người lao động được hưởng khi làm việc tại vùng và địa bàn được quy định trong Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT. Công ty sẽ quyết định mức phụ cấp khu vực hoặc thỏa thuận với nhân viên về mức phụ cấp này.

Phụ cấp chức vụ sẽ được tính vào lương hàng tháng và trả cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu nhân viên không làm việc trong vòng một tháng trở lên, họ sẽ không được hưởng khoản phụ cấp này.

3.4 Phụ cấp trách nhiệm

Phụ cấp trách nhiệm là khoản tiền thưởng mà người lao động được hưởng khi thực hiện các công việc có tính chất quan trọng và trách nhiệm cao, chẳng hạn như các vị trí quản lý, trưởng bộ phận, trưởng nhóm, phó nhóm,... hoặc các công việc kiểm ngân, thủ quỹ.Để đảm bảo sự công bằng trong việc tính toán phụ cấp trách nhiệm, công ty sẽ đánh giá điều kiện làm việc, ngành nghề và chi tiết công việc.

Mức phụ cấp tối đa hiện nay là không quá 10% mức lương của chức danh hoặc công việc trong bảng lương, thang lương. Khoản phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và chỉ áp dụng đối với những người lao động làm việc ít nhất một tháng.

Phụ cấp lương là gìPhụ cấp trách nhiệm dành cho nhân viên khi hoàn thành các công việc có tính chất quan trọng

3.5 Phụ cấp thâm niên

Phụ cấp thâm niên là khoản tiền được trả cho nhân viên để đền bù cho thời gian làm việc của họ trong công ty. Khi nhân viên làm việc trong một công ty trong một khoảng thời gian dài, họ sẽ được trả phụ cấp thâm niên để thể hiện sự đánh giá và động viên của công ty đối với những nỗ lực của nhân viên đó.

Cách tính phụ cấp thâm niên thường được tính dựa trên thời gian làm việc của nhân viên trong công ty. Thông thường, mức phụ cấp thâm niên sẽ tăng theo mức thời gian làm việc của nhân viên. Ví dụ, sau 1 năm làm việc, nhân viên sẽ được trả phụ cấp thâm niên 5%, sau 2 năm làm việc, phụ cấp thâm niên sẽ được tăng lên 7% và sau 5 năm làm việc, phụ cấp thâm niên có thể lên đến 10%.

3.6 Phụ cấp lưu động

Phụ cấp lưu động là một khoản tiền được trả cho nhân viên trong trường hợp công việc của họ thường xuyên bị thay đổi về môi trường hoặc địa điểm làm việc. Điển hình như ngành khảo sát xây dựng chuyên ngành hoặc bảo trì đường bộ và đường sắt. Tuy nhiên, tính chất lưu động của công việc sẽ được công ty rà soát và đánh giá.

Mức phụ cấp lưu động sẽ không vượt quá 10% mức lương của công việc hoặc chức danh được quy định theo tháng lương/bảng lương. Việc trả phụ cấp lưu động sẽ căn cứ vào số ngày làm việc của nhân viên, công ty sẽ có nghĩa vụ trả phụ cấp vào cùng kỳ trả lương hàng tháng.

các loại phụ cấp không phải đóng bhxhPhụ cấp lưu động dành cho những nhân viên bị thay đổi công việc thường xuyên

3.7 Phụ cấp thu hút

Khi làm việc ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, người lao động sẽ được hưởng phụ cấp hỗ trợ để động viên và giúp họ vượt qua những khó khăn đó. Để xác định các vùng cần được hưởng phụ cấp, công ty cần tiến hành kiểm tra và rà soát địa bàn thực hiện công việc. Mức phụ cấp tối đa được hưởng là 35% mức lương của chức danh hoặc công việc tương ứng. Công ty có nghĩa vụ trả phụ cấp này cùng với lương hàng tháng.

3.8 Các phụ cấp khác có tính chất tương tự

Căn cứ theo Điều 10 của Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH, công ty có thể áp dụng thêm các chế độ phụ cấp khác như phụ cấp khuyến khích nhân viên để bảo đảm thời gian và định mức lao động, nâng cao kỹ năng thực hiện công việc, giữ chân nhân viên lâu dài và các phụ cấp khác phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực tế của công ty. Tuy nhiên, công ty phải báo cáo chủ sở hữu để thống nhất các chế độ phụ cấp khác (nếu có) trước khi triển khai thực hiện.

4. Có bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho người lao động?

Theo Điều 21 của Bộ luật Lao động năm 2019, phụ cấp lương là một trong những nội dung cần có trong hợp đồng lao động. Phụ cấp này được trả để bù đắp cho các yếu tố như điều kiện lao động khó khăn, tính phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt và mức độ thu hút lao động.

Tuy nhiên, việc trả phụ cấp lương không phải là bắt buộc đối với tất cả các nhân viên, mà phụ thuộc vào các điều kiện và công việc của từng người. Khi trả phụ cấp lương, người sử dụng lao động cần xem xét kỹ các yếu tố để tính đầy đủ và đảm bảo rằng mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng đã bao gồm phụ cấp lương.

Phụ cấp lương là gìDoanh nghiệp không bắt buộc phải trả phụ cấp lương

5. Các loại phụ cấp lương nào phải đóng BHXH?

Từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2017, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương chính và các khoản phụ cấp lương. Những khoản phụ cấp này được cấp để bù đắp cho các yếu tố như tính phức tạp của công việc, điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt và mức độ thu hút lao động.

Tất cả các khoản phụ cấp lương này phải được gắn liền với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của nhân viên, và chưa được tính đầy đủ trong hợp đồng lao động. Dưới đây là các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội:

  • các loại phụ cấp không đóng bhxh
  • Phụ cấp trách nhiệm
  • Phụ cấp cho những công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm
  • Phụ cấp thâm niên
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp cho công việc lưu động
  • Phụ cấp thu hút nhân tài
  • Các khoản phụ cấp có tính chất tương tự.

Những khoản phụ cấp không đóng cần bảo hiểm xã hội:

  • Tiền thưởng
  • Tiền ăn giữa giờ làm việc
  • Các khoản hỗ trợ bao gồm xăng xe, tiền nhà ở, đi lại, điện thoại, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ
  • Hỗ trợ trong trường hợp nhân viên có người thân kết hôn, có thân nhân bị chết, sinh nhật, trợ cấp cho nhân viên gặp khó khăn trong trường hợp bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh do nghề nghiệp.
  • Các khoản hỗ trợ và trợ cấp khác.

Tính từ ngày 01/01/2018, tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương chính, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác như được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả đều đặn trong mỗi kỳ lương. Những khoản bổ sung này giúp xác định được số tiền cụ thể cần đóng bảo hiểm xã hội kèm với mức lương chính đã thỏa thuận.

Phụ cấp lương là gìNhững khoản phụ cấp phải đóng phải đóng BHXH

Hy vọng qua bài viết trên đây của Viindoo, độc giả đã nắm rõ được phụ cấp lương là gì. Cách tính phụ cấp lương thường được quy định bởi công ty và có thể khác nhau tùy theo ngành nghề. Nếu bạn là nhân viên hoặc đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy cẩn thận đọc kỹ các quy định của công ty để hiểu rõ hơn về phụ cấp lương và cách tính toán.

>>>> Tiếp Tục Với:

Nguyen Jun 30 tháng 4, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
HRBP là gì? Vai trò và các công việc quan trọng của HRBP là gì?