Onshore, Offshore và Nearshore là gì? Đâu là lựa chọn cho doanh nghiệp sản xuất?

Offshore, Nearshore và Onshore đều đề cập đến các phương thức sản xuất của doanh nghiệp, cụ thể là việc lựa chọn thị trường sản xuất ở đâu so với thị trường đích. Vậy, "Onshore là gì?” và Offshore, Nearshore và Onshore có đặc điểm ra sao? Đâu là lựa chọn sản xuất tối ưu nhất cho doanh nghiệp? Hãy cùng Viindoo tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Onshore, Offshore, Nearshore là gì?

Cùng với sự tăng trưởng trong quy mô kinh doanh, sớm muộn các doanh nghiệp đều phải mở rộng vị trí cơ sở sản xuất sang các khu vực khác. Onshore, Offshore hay Nearshore chính là các phương thức sản xuất tiêu biểu giúp giải quyết nhu cầu đó.

1.1 Onshore - Sản xuất tại chỗ

Onshore, hay còn gọi là sản xuất tại chỗ, là hình thức doanh nghiệp sản xuất sản phẩm ngay tại thị trường tiêu thụ. Mục đích chính của sản xuất Onshore là tối ưu chi phí, thời gian sản xuất và vận chuyển hàng hóa, vì vậy các doanh nghiệp thường chọn địa điểm sản xuất ở các tỉnh thành lân cận, hoặc thậm chí ở ngay cạnh khu vực cơ sở nhà máy của doanh nghiệp.

Onshore là gì

Sản xuất Onshore là gì?

Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất áo thun tại Hà Nội có thể đặt cơ sở sản xuất tại Hải Dương để tiết kiệm chi phí nhân công cũng như thời gian sản xuất, vận chuyển. Ưu điểm của sản xuất onshore là doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát quy trình, lịch trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa. 

Tuy nhiên, sản xuất onshore thường không phải lựa chọn tối ưu đối với các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài. Lý do là bởi chi phí sản xuất, nhân công tại các nước này thường cao hơn nhiều so với thị trường các nước đang phát triển; đồng thời các quy định về sản xuất cũng ngặt nghèo hơn. Vì thế, các doanh nghiệp này thường tìm đến phương án sản xuất offshore. 

>>>> Tìm hiểu thêm:  SCADA là gì? Làm thế nào để ứng dụng SCADA vào sản xuất​ 

1.2 Offshore - Sản xuất tại thị trường nước ngoài

Trái ngược với sản xuất onshore, offshore là hình thức doanh nghiệp sản xuất tại các thị trường nước ngoài - những nơi có vị trí địa lý cách xa hẳn với thị trường tiêu thụ. Thực tế, đa phần doanh nghiệp sản xuất lớn trên thế giới như Samsung, Apple, Toyota, Huyndai… đều đặt “công xưởng” offshore tại các quốc gia thứ 3 như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, v.v. 

Onshore là gì

sản xuất offshore

Lý do là bởi, các thị trường này có chi phí nhân công, nguyên vật liệu rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất onshore. Việc sản xuất offshore nhờ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí đáng kể cho nhân công và nguyên vật liệu. Tuy nhiên, sản xuất offshore phải đối mặt với bài toán về khoảng cách địa lý, kéo theo những khó khăn trong giao tiếp, đào tạo nhân công và quản lý chất lượng và  tiến độ sản xuất. 
.

1.3 Nearshore - Sản xuất tại quốc gia lân cận

Ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 lên chuỗi cung ứng cùng các căng thẳng địa chính trị đã biến sản xuất offshore trở thành gánh nặng cho hầu hết doanh nghiệp. Các doanh nghiệp giờ đây đều lựa chọn phương án chuyển sản xuất về gần (nearshore) để giảm bớt nguy cơ cho chuỗi cung ứng.


Onshore là gì

Sản xuất Nearshore

Theo đó, về bản chất, nearshore vẫn là một hình thức sản xuất offshore, nhưng doanh nghiệp sẽ sản xuất tại các quốc gia nằm gần thị trường tiêu thụ thay vì đặt cơ sở sản xuất tại các địa điểm xa xôi. Ví dụ, các doanh nghiệp sản xuất Đông Âu sẽ rút ngắn nguồn cung về Tây Âu và Bắc Phi; hay các doanh nghiệp châu Á sẽ tập trung sản xuất tại Việt Nam, Malaysia hoặc Thái Lan. 

Nearshore được đánh giá là giải pháp “đôi bên có lợi”. Bởi doanh nghiệp sản xuất vẫn tiết kiệm được chi phí nhân công, vận chuyển và thời gian sản xuất, mà không cần quá lo lắng về sự cách biệt địa lý hay việc kiểm soát và quản lý từ xa. 

2. Doanh nghiệp nên chọn sản xuất Onshore, Offshore hay Nearshore?

Có thể thấy,  các loại hình sản xuất onshore, offshore hay nearshore đều có những ưu - nhược điểm riêng. Vì vậy, không có lựa chọn nào là tốt nhất. Thay vào đó, doanh nghiệp cần tự đưa ra câu trả lời dựa trên các tiêu chí như: mục tiêu sản xuất, khả năng đáp ứng của nguồn cung.

Onshore là gì

Lựa chọn phương thức sản xuất Onshore, Offshore, hay Nearshore

Cụ thể, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối ưu chi phí, mô hình offshore hoặc nearshore sẽ phù hợp hơn cả. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp lo lắng về các rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng, mô hình sản xuất onshore hoặc nearshore sẽ có khả năng đáp ứng tốt hơn.

Đồng thời, phương án sản xuất tại chỗ sẽ phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị cao, lượng cầu không ổn định. Ngược lại, nếu sản phẩm của doanh nghiệp có giá trị trung bình thấp, đòi hỏi hàm lượng lao động cao và có lượng cầu ổn định, sản xuất offshore hoặc nearshore sẽ giúp tối ưu chi phí hiệu quả.
 

Ứng dụng Quản lý Sản xuất Viindoo- Giải pháp sản xuất tích hợp hiện đại, toàn diện trên một nền tảng duy nhất.

Với Viindoo Manufacturing, doanh nghiệp dễ dàng quản lý toàn bộ nguồn lực liên quan đến sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất toàn diện từ tổng quát tới chi tiết. Ngoài ra, Viindoo Manufacturing còn hỗ trợ người quản lý lên kế hoạch sản xuất tự động, theo dõi chi tiết tiến độ với Gantt chart trực quan, xây dựng và tối ưu kế hoạch tồn kho, chuỗi cung ứng.

Ưu điểm lớn nhất của Viindoo Manufacturing là khả năng tích hợp không giới hạn với các ứng dụng quản trị khác như Kế toán Tài chính, Quản lý Chất lượng, Bảo trì , Sửa chữa,... để tự động tính toán giá thành, tạo lệnh kiểm tra chất lượng và bảo trì máy móc sản xuất.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp chi tiết onshore là gì, và các phương thức sản xuất khác : offshore, nearshore; cũng như các tiêu chí quan trọng để lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp cho doanh nghiệp. Tham khảo thêm các kiến thức, tài liệu bổ ích khác trong Viindoo!

Onshore, Offshore và Nearshore là gì? Đâu là lựa chọn cho doanh nghiệp sản xuất?
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Trần Thị Lâm Anh 31 tháng 5, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
11 bước xây dựng OKRs hiệu quả cho doanh nghiệp