Năng suất sản xuất là gì? Cách cải thiện năng suất sản xuất hiệu quả bằng hoạch định nguồn lực

Trong môi trường sản xuất ngày nay, việc nâng cao năng suất và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của mọi doanh nghiệp. Quản lý nguồn lực hiệu quả thông qua việc áp dụng hệ thống ERP đã trở thành yếu tố quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này.

Năng suất sản xuất là gì? Năng suất sản xuất được tính như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất sản xuất? Cùng tìm hiểu chi tiết về những thông tin trên và cách cải thiện năng suất hiệu quả cùng Viindoo nhé!

Năng suất sản xuất là gì?

Năng suất (Productivity) được hiểu là một chuẩn mực để đo lường hiệu suất kinh tế bằng cách so sánh số lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra (gọi là đầu ra) với số lượng tài nguyên và nguyên liệu cần thiết để tạo ra chúng (gọi là đầu vào). Trong lĩnh vực kinh tế học, năng suất đo lường sự hiệu quả của việc sử dụng các tài nguyên như lao động, vốn, hoặc bất kỳ nguồn lực nào khác. Thông thường, chúng ta tính năng suất bằng cách so sánh tổng giá trị của sản phẩm nội địa (GDP) với số giờ làm việc.

Ví dụ cụ thể: Nếu A đưa cho B 5 quả cam và một lít nước cam, thì năng suất của A là 1 lít nước cam cho 5 quả cam. Tuy nhiên, nếu có ai đó có thể tạo ra 1 lít nước cam chỉ bằng 4 quả cam, thì đó là năng suất cao hơn. Điều này có nghĩa rằng người đó cần ít nguyên liệu hơn để sản xuất cùng một lượng nước cam.

Năng suất và hiệu suất sản xuất có giống nhau không?

Năng suất và hiệu suất là mục tiêu quan trọng của hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai yếu tố này khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, năng suất là về số lượng công việc hoàn thành bởi một nhóm, một doanh nghiệp hoặc một cá nhân. Trong khi đó, hiệu suất liên quan đến tài nguyên được sử dụng để tạo ra công việc đó.

Năng suất sản xuất được tính như thế nào? Hiện nay, có ba cách để đo lường năng suất lao động (NSLĐ), bao gồm: 

Cách 1: NSLĐ bằng hiện vật

Công thức: W = Q / T

Trong đó:
W là năng suất lao động của một công nhân
Q là tổng sản phẩm được tính bằng hiện vật
T là tổng số người lao động

Cách 2: NSLĐ bằng giá trị (tiền)

Công thức: W = Q / T

Trong đó:
W là năng suất lao động của một công nhân (đo bằng tiền)
Q là tổng sản phẩm được tính bằng tiền
T là tổng số người lao động

Cách 3: NSLĐ bằng thời gian lao động

Công thức: L = T / Q

Trong đó:
L là lượng lao động cần để sản xuất một sản phẩm
T là thời gian lao động cần thiết
Q là tổng sản lượng

Như vậy, theo những định nghĩa và thông tin trên, năng suất sản xuất chịu ảnh hưởng và tác động bởi nguồn lực sản xuất. Vậy, nguồn lực sản xuất gồm những gì? Nguồn lực sản xuất gồm những khía cạnh sau:

năng suất sản xuấtNguồn lực trong sản xuất là gì?

Nguyên vật liệu: Đây là những thành phần cơ bản được sử dụng để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Nguyên vật liệu có thể là tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, kim loại, gỗ hoặc vật liệu tổng hợp như nhựa và hóa chất.

Nhân công: Lực lượng lao động tham gia vào các quy trình sản xuất là một nguồn lực quan trọng. Điều này bao gồm công nhân lành nghề và không lành nghề, người vận hành, kỹ thuật viên, kỹ sư và những người khác chịu trách nhiệm lắp ráp, vận hành máy móc, kiểm soát chất lượng và các nhiệm vụ khác.

Thiết bị và Máy móc: Sản xuất thường yêu cầu máy móc và thiết bị chuyên dụng để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm. Điều này có thể bao gồm các loại máy như máy CNC (Máy tính điều khiển số), máy ép phun, dây chuyền lắp ráp, v.v..

Cơ sở vật chất và Không gian: Không gian vật lý nơi diễn ra các quy trình sản xuất cũng là một nguồn lực quan trọng. Điều này bao gồm các nhà máy, nhà kho và các cơ sở khác cần thiết cho sản xuất.

Thời gian: Thời gian là một nguồn lực thiết yếu trong sản xuất. Quản lý thời gian hiệu quả có thể dẫn đến tăng năng suất, giảm thời gian thực hiện và cải thiện hiệu suất tổng thể.

Thông tin và dữ liệu: Trong sản xuất hiện đại, dữ liệu và thông tin là những nguồn lực quan trọng. Điều này bao gồm dữ liệu liên quan đến lịch trình sản xuất, mức tồn kho, kiểm soát chất lượng và các khía cạnh khác của quy trình sản xuất.

Vốn và Tài chính: Cần có đủ nguồn tài chính để đầu tư vào thiết bị, cơ sở vật chất, nguyên vật liệu và các yếu tố khác của quá trình sản xuất.

...

Cùng tìm hiểu cách cải thiện năng suất sản xuất qua việc hoạch định nguồn lực ngay phần dưới đây

Cách cải thiện năng suất sản xuất bằng việc hoạch định nguồn lực hiệu quả

Đánh giá nguồn lực toàn diện

Tiến hành một đánh giá chi tiết về các nguồn lực hiện có trong quá trình sản xuất, bao gồm chuyên môn của nhân lực, thiết bị, nguyên liệu thô và thời gian sản xuất.

Xác định các nguồn lực chính có tác động quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực

Lên kế hoạch toàn diện để phân bổ và sử dụng nguồn lực hợp lý trong suốt quá trình sản xuất

Xác định thời gian, số lượng và cách sử dụng nguồn lực để đảm bảo sử dụng hiệu quả và không lãng phí.

Tối ưu quy trình

Phân tích và tinh chỉnh các quy trình sản xuất để loại bỏ các bước không cần thiết và tối ưu hóa việc di chuyển của nguồn lực.

Đảm bảo một trình tự công việc hợp lý để ngăn chặn sự lãng phí thời gian và nguồn lực.

Tìm hiểu thêm: Vận hành quy trình sản xuất: Bí quyết vượt qua thách thức

Đào tạo và phát triển nhân lực

Đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển để nâng cao kỹ năng và năng lực của lực lượng lao động.

Đảm bảo nhân viên sở hữu kiến thức và kỹ thuật cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực.

Tìm hiểu thêm: Chiến lược thực thi đào tạo theo kỹ năng cho doanh nghiệp

Bảo trì thiết bị

Thực hiện bảo trì định kỳ và duy trì thiết bị sản xuất để đảm bảo hoạt động liên tục và không bị gián đoạn.​

Áp dụng các phương pháp bảo trì dựa trên dữ liệu để dự đoán nhu cầu bảo trì, giảm thiểu thời gian ngưng hoạt động.

Sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả

Xác định phương pháp sử dụng nguyên liệu hiệu quả để giảm lãng phí và chi phí sản xuất.

Giám sát và theo dõi việc tiêu thụ nguyên liệu để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả và giảm thiểu. tiêu hao nguyên vật liệu.

Theo dõi và đo lường

Sử dụng giám sát và đo lường việc sử dụng nguồn lực để xác định điểm yếu và cơ hội cải tiến.

Thiết lập các chỉ số hiệu suất nguồn lực để đảm bảo sử dụng tối ưu và đạt được mục tiêu.

Cải tiến và đổi mới liên tục

Khuyến khích đổi mới và sự sáng tạo trong việc sử dụng nguồn lực để tìm ra các cách thức cải tiến quy trình.

Tạo môi trường khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng mới để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.​

Xây dựng framework quản lý nguồn lực

Xây dựng một khung quản lý nguồn lực có cấu trúc để đảm bảo sử dụng nguồn lực theo kế hoạch và hiệu quả

Xác định rõ trách nhiệm và phân công quyền hạn để quản lý nguồn lực hiệu quả.​

Quyết định dựa trên dữ liệu

Sử dụng dữ liệu và phân tích để đưa ra quyết định thông minh về phân bổ và sử dụng nguồn lực doanh nghiệp.

Tận dụng thông tin để điều chỉnh chiến lược và nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực.​

​Quản lý nguồn lực hiệu quả là sự liên kết, phối hợp hiệu quả giữa các quy trình, công nghệ và cam kết của con người, tất cả hoạt động hài hòa để đảm bảo sử dụng nguồn lực tối ưu và liên tục cải thiện năng suất trong sản xuất.

Ứng dụng ERP để tăng năng suất cho các nguồn lực trong sản xuất

Hệ thống Quản lý Nguồn Doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một công cụ mạnh mẽ trong việc cải thiện năng suất sản xuất thông qua quản lý nguồn lực hiệu quả. Bằng cách tích hợp và tự động hóa quy trình, ERP giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực con người, thiết bị và nguyên liệu thô để đạt được sản lượng sản xuất tốt nhất có thể. Dưới đây là một tổng quan về cách ERP có thể được áp dụng để quản lý nguồn lực một cách hiệu quả và nâng cao năng suất sản xuất:​

năng suất sản xuất

Báo cáo Kế hoạch sản xuất tổng thể trong ERP giúp Doanh nghiệp sản xuất hoạch định hiệu quả

Quyết định dựa trên dữ liệu.

    • ERP giúp doanh nghiệp theo dõi thông tin nhân viên, kỹ năng nhân viên , kinh nghiệm .
    • Lên kế hoạch ca làm việc một cách hiệu quả dựa trên kỹ năng và yêu cầu công việc.​
    • Giám sát hiệu suất lực lượng lao động và sản lượng sản xuất để tối ưu hóa phân công công việc và sự tham gia.

Quản lý tài sản và thiết bị

    • ERP hỗ trợ theo dõi  tình trạng và bảo trì thiết bị.
    • Lên lịch bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra để đảm bảo hoạt động liên tục không bị gián đoạn.
    • Quản lý mức tồn kho và dự báo tồn kho nguyên vật liệu để đảm bảo sản xuất liền mạch.
    • Một số tính năng: Digitalize equipments information Kế hoạch bảo trì tự động đảm bảo thiết bị vận hành liền mạch, trực quan hóa toàn bộ hoạt động bảo trì trên nhiều giao diện: Kanban, Calendar, Pivot,… theo sát từng giai đoạn của hoạt động bảo trì. Truy xuất thông tin bất cứ lúc nào.

Quản lý liền mạch quy trình sản xuất

    1. ERP tích hợp dữ liệu và quy trình từ kế hoạch đến giao hàng, tối ưu hóa quy trình sản xuất.​
    2. Tối ưu lịch trình sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất, và cảnh báo kịp thời các vấn đề phát sinh.
    3. Quản lý dây chuyền sản xuất và chọn tối ưu hóa quy trình để tăng năng suất.

Theo dõi và đo lường hiệu quả

    • Hệ thống ERP tự động hóa toàn bộ báo cáo và số liệu để theo dõi hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm.
    • Giám sát dữ liệu thời gian thực để xử lý vấn đề kịp thời và đảm bảo cải tiến liên tục.

Quản lý chuỗi cung ứng

    • ERP tích hợp quản lý mua sắm, luân chuyển hàng hóa và lịch trình cung ứng từ nhà cung cấp.
    • Theo dõi tồn kho và dự báo nhu cầu nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung ổn định.
    • Duy trì các mối liên kết mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng để tránh sự gián đoạn trong sản xuất.

>>>>> Xem thêm: Viindoo SCM - Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng

Tích hợp dữ liệu

    • Hệ thống ERP thiết lập kết nối mạnh mẽ giữa các phòng ban và các hoạt động, tạo điều kiện cho việc chia sẻ dữ liệu tự động.
    • Ngăn ngừa lỗi và giảm thời gian xử lý dữ liệu thủ công.

>>>>> Xem thêm: Viindoo MRP - All-in-one Phần mềm sản xuất

Kiểm soát chất lượng

    • Hệ thống ERP cho phép theo dõi và quản lý chất lượng sản phẩm thông qua dữ liệu kiểm tra và xác nhận của bộ phận kiểm soát.
    • Xác định và giải quyết các vấn đề về chất lượng một cách kịp thời để đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn.

>>>>> Xem thêm: Phần mềm Quản lý chất lượng Viindoo Quality

Việc triển khai ERP trong quản lý nguồn lực là một phần quan trọng của chiến lược nâng cao năng suất sản xuất. Hệ thống này không chỉ tối ưu hóa phân bổ nguồn lực mà còn thúc đẩy sự phối hợp tốt hơn, quyết định dựa trên dữ liệu và cải tiến liên tục trong suốt vòng đời sản xuất.​

Kết luận

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, nâng cao năng suất sản xuất đã trở thành một ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp. Quản lý nguồn lực hiệu quả và triển khai hệ thống ERP đã chứng minh vai trò quan trọng của chúng trong việc đạt được mục tiêu này.

Nâng cao năng suất sản xuất thông qua việc áp dụng ERP là một phương pháp vô cùng hiệu quả. Hệ thống này hỗ trợ tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, tinh chỉnh quy trình làm việc và tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

Nhờ tích hợp dữ liệu và quy trình, ERP giảm thiểu sai sót và rút ngắn thời gian xử lý dữ liệu thủ công, từ đó tăng cường hiệu suất hoạt động. Việc giám sát và đo lường hiệu suất trở nên hiệu quả hơn, mang lại cái nhìn rõ ràng hơn về quy trình sản xuất và xác định các lĩnh vực cần cải thiện.

Hơn nữa, ERP hỗ trợ quản lý nguồn lực hiệu quả, duy trì mối liên kết mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng. Tổng cộng, việc triển khai ERP giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, cải thiện hiệu suất hoạt động và giành được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường ngày càng khó khăn.

>>>>> Xem thêm:




Năng suất sản xuất là gì? Cách cải thiện năng suất sản xuất hiệu quả bằng hoạch định nguồn lực
Nguyễn Thị Liên 18 tháng 8, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Phế phẩm là gì? Cách quản lý phế phẩm sản xuất hiệu quả