Xây dựng lộ trình thăng tiến và phát triển cho nhân viên

Lộ trình thăng tiến là yếu tố giúp nhân viên có định hướng nghề nghiệp, thăng tiên, phát triển cụ thể trong tương lai. Một khi kiến thức, kĩ năng được trang bị đầy đủ, nhân viên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vượt bậc. Trong bài viết sau, Viindoo sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất để xây dựng phương hướng phát triển cho nhân viên.

1. Lộ trình thăng tiến là gì?

Lộ trình thăng tiến là định hướng phát triển các năng lực cá nhân của một nhân viên trong doanh nghiệp. Lộ trình này sẽ hỗ trợ vạch ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, những giai đoạn phát triển trong sự nghiệp của nhân viên. Với lộ trình thăng tiến cho nhân viên phù hợp, người lao động trong công ty có thể hình dung một cách trực quan về cách thức phát triển trên con đường sự nghiệp của mình.

Lộ trình thăng tiến

Lộ trình thăng tiến là định hướng phát triển các năng lực cá nhân của nhân viên

2. Lợi ích khi xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp

2.1 Thu hút nhân tài

Một doanh nghiệp thành công xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cụ thể cho nhân viên sẽ nâng cao được hình ảnh, vị thế trên thị trường, từ đó thu hút nhân tài tốt hơn. Nhờ vậy, người lao động có trình độ cao sẽ mong muốn gắn bó, hợp tác lâu dài với công ty hơn.

Lộ trình thăng tiến cho nhân viên

Lộ trình thăng tiến giúp công ty thu hút và giữ chân nhân tài

>>>> Đừng Bỏ Qua: 15 lý do nghỉ việc thường thấy của nhân viên mà quản lý nên biết​

2.2 Cải thiện tính gắn kết và năng suất làm việc

Khi đã có được lộ trình thăng tiến cụ thể, mỗi nhân viên sẽ biết mình cần làm gì để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Nhờ vậy, đội ngũ nhân viên sẽ làm việc năng suất hơn, nỗ lực để nâng cao trình độ bản thân. Từ đó, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng được cải thiện đáng kể.

Lộ trình thăng tiếnCải thiện năng suất làm việc

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Những giai đoạn của hành trình trải nghiệm nhân viên

2.3 Giảm tỷ lệ nhân sự nghỉ việc

Nếu doanh nghiệp không thể xây dựng sự phát triển nghề nghiệp dành riêng cho nhân viên, tình trạng trì trệ và mất động lực trong công việc sẽ thường xuyên xảy ra. Về lâu dài, việc nhân viên không gắn bó lâu dài sẽ làm tăng tỷ lệ nghỉ việc và tăng chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới.

Trong dài hạn, sự thiếu ổn định trong đội ngũ nhân viên sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu một công ty có tầm nhìn dài hạn, theo đuổi sự phát triển vững mạnh thì sẽ phải tìm cách giữ chân nhân viên và xây dựng được đội ngũ nhân sự chất lượng.

Mẫu lộ trình thăng tiến

Lộ trình thăng tiến sẽ giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên

>>>> Tìm Hiểu Thêm: Turnover rate là gì? Cách giảm và giữ cân bằng tỷ lệ nghỉ việc

2.4 Đa dạng đội ngũ lãnh đạo

Doanh nghiệp nên quan tâm đến việc ươm mầm tài năng cho những nhân viên đã gắn bó với doanh nghiệp. Những nhân viên này là nền tảng để xây dựng một đội ngũ lãnh đạo năng động, đa dạng. Đồng thời, đây cũng là biện pháp để giảm chi phí tuyển dụng nhân viên cho vị trí lãnh đạo.

Lộ trình thăng tiến

Đa dạng đội ngũ lãnh đạo

3. Quy trình xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

3.1 Cập nhật sơ đồ tổ chức doanh nghiệp

Một sơ đồ cấu trúc doanh nghiệp cụ thể sẽ cho thấy được sự phân cấp và mối quan hệ giữa các vị trí trong doanh nghiệp. Cấu trúc của doanh nghiệp có thể thuộc dạng phẳng, truyền thống hay bất cứ kiểu nào khác. Những câu hỏi sau là cơ sở để doanh nghiệp điều chỉnh sơ đồ cấu trúc cho phù hợp.

  • Công ty có kế hoạch phát triển thêm sản phẩm và dịch vụ hay không?
  • Công ty có mở rộng thị trường không?
  • Có cần bổ sung phòng/ ban nào mà công ty chưa có không?

3.2 Mô tả công việc cho từng vị trí trong lộ trình

Sau khi hoàn thiện sơ đồ tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng được mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí trong cấu trúc công ty. Bản mô tả này cần có đủ trách nhiệm chính, yêu cầu về kỹ năng và trình độ cần có. Đồng thời, việc xác định các KPI đánh giá hiệu quả làm việc của bộ phần nhân sự là cần thiết. Hãy lưu ý cân nhắc những nhân viên đạt hiệu quả công việc cao trong từng vai trò, vị trí đảm nhiệm.

3.3 Tạo khung lộ trình thăng tiến

Một khung lộ trình thăng tiến rõ ràng sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí của họ trong doanh nghiệp. Đây là cơ sở để tạo nên chương trình định hướng phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ nhân sự.

Lộ trình phát triển nghề nghiệp

Khung lộ trình thăng tiến sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về vị trí của mình trong công ty

Trong quá trình xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho nhân viên, nhà quản lý cũng nên cân nhắc tới khả năng luân chuyển nhân viên sang các vị trí khác. Đây là biện pháp để cả doanh nghiệp và nhân viên tìm ra con đường phù hợp nhất để khai phá tiềm năng.

3.4 Xây dựng chương trình đào tạo nhân sự

Nếu doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều vào việc huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân sự, giờ là thời điểm thích hợp để lên kế hoạch thực hiện điều đó. Việc kết hợp các chương trình đào tạo, phát triển nhân viên theo chiều dọc cùng kế hoạch kinh doanh cũng là biện pháp để thúc đẩy nhân viên phát triển trong quá trình xây dựng lộ trình thăng tiến của họ.

Nhờ vậy, nhân viên có thể áp dụng có hiệu quả những kiến thức đã được học vào thực tế. Để rồi từ đó, doanh nghiệp có thể kiến tạo nên văn hóa đào tạo cùng sự khác biệt so với các đối thủ của mình.

5. Cách kết nối lộ trình phát triển nghề nghiệp với nhân sự

5.1 Khảo sát suy nghĩ, ý kiến của nhân viên

Kết nối lộ trình phát triển bắt đầu từ việc khảo sát các suy nghĩ và ý kiến của nhân viên. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có được những hiểu biết cụ thể về mục tiêu, định hướng cá nhân, động lực và khả năng trong hiện tại của nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được thông tin ban đầu để đánh giá, phân tích các kỹ năng cần được phát triển của từng vị trí khác nhau.

5.2 Tổ chức họp 1-1 để hiểu định hướng phát triển

Các cuộc họp 1 - 1 cần được tổ chức để nhà quản lý hiểu hơn về định hướng nghề nghiệp của từng ứng viên. Doanh nghiệp nên thể hiện sự lắng nghe và đưa ra các ý kiến mang tính xây dựng. Những định hướng này chính là yếu tố quan trọng để xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hiệu quả.

Lộ trình thăng tiến

Cuộc họp 1 - 1

5.3 Xem xét “điểm chạm” giữa mong muốn của nhân sự và định hướng của doanh nghiệp

Tất cả doanh nghiệp đều có nguồn lực hạn chế và không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của nhân sự. Vì vậy, thay vì đưa ra quá nhiều cam kết, hứa hẹn với nhân viên, các nhà quản trị hãy dành thời gian để tìm hiểu những điểm chung giữa nhân viên và công ty trên con đường nghề nghiệp.

Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên

Tìm ra những điểm chạm của nhân viên và doanh nghiệp

5.4 Chia sẻ bí quyết phát triển nghề nghiệp

Doanh nghiệp nên cho nhân viên biết rằng lý do vì sao doanh nghiệp lại xây dựng lộ trình thăng tiến. Đồng thời, các nhà quản lý cũng cần nhấn mạnh rằng công ty sẽ cam kết đầu tư vào sự phát triển bền vững của đội ngũ. Từ đó, tất cả nhân viên đều cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng, có động lực để làm việc và phát triển lâu dài.

6. Sai lầm thường gặp khi xây dựng lộ trình công danh

6.1 Hứa hẹn quá nhiều

Doanh nghiệp không nên hứa hẹn quá nhiều với nhân sự về những điều chưa chắc chắn. Nếu những lời hứa không thể thực hiện được, điều này có thể làm nhân viên mất niềm tin vào tổ chức. Doanh nghiệp cũng không nên cam kết về những chính sách phúc lợi mà công ty chưa thể áp dụng được trong tương lai ngắn.

Điều tốt nhất mà doanh nghiệp và nhà quản lý có thể làm cho nhân viên là giúp đỡ họ trong quá trình làm việc, tạo động lực để phát huy những khả năng của mình tốt nhất. Từ đó, nhân viên có thể cống hiến hết mình vào sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và phát triển bản thân nói riêng.

6.2 Trở thành người phụ trách cho lộ trình thăng tiến của nhân viên

Nhà quản lý không nên trở thành người có vai trò chủ chốt hay chịu trách nhiệm quan trọng trong việc thực thi kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho nhân sự. Hãy để nhân viên chủ động với những kế hoạch và lộ trình thăng tiến của mình.

Lộ trình thăng tiến

Hãy để nhân viên làm chủ quá trình phát triển của mình

Người quản lý chỉ nên tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên tự trau dồi, phát triển nghề nghiệp. Đồng thời, nhà quản lý cũng nên khuyến khích nhân viên tự đặt ra những mục tiêu cho quá trình xây dựng lộ trình nghề nghiệp của mình thay vì tự làm điều đó cho nhân viên.

6.3 Đầu tư quá nhiều nguồn lực và thời gian

Khi tập trung quá nhiều thời gian và nguồn lực để hỗ trợ nhân viên phát triển theo lộ trình đã đề ra, nhà quản lý sẽ không thực hiện tốt được các nhiệm vụ của bản thân. Điều này sẽ dẫn đến những khó khăn cho nhà quản lý khi làm việc và quản trị dự án, gây ảnh hưởng không tốt đến những mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Qua bài viết trên, Viindoo đã tổng hợp những thông tin chi tiết nhất về quá trình xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hiệu quả trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp doanh nghiệp xây dựng được lộ trình nghề nghiệp cho nhân sự hiệu quả. Hãy theo dõi những bài viết khác trên website của Viindoo để tìm hiểu thêm về các phương pháp quản lý doanh nghiệp hàng đầu hiện nay.

Phần mềm Quản lý Khung Kỹ năng Nhân sự, Lộ Trình Thăng Tiến

Vạch rõ lộ trình phát triển và thăng tiến của nhân viên với Viindoo HR Skills Framework

Quản lý có cái nhìn đẩy đủ về chất lượng nhân lực, theo dõi điểm mạnh hay khuyết thiếu để có kế hoạch bổ sung phù hợp.

Dùng thử Viindoo HR Skills Framework - không giới hạn tính năng ngay hôm nay!

DÙNG THỬ NGAY    hoặc  Nhận tư vấn
Xây dựng lộ trình thăng tiến và phát triển cho nhân viên
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Nguyễn Vân Anh 6 tháng 1, 2023

SHARE THIS POST
Đăng nhập để viết bình luận


EVP là gì? Các yếu tố cấu thành EVP và bí quyết xây dựng EVP