Hệ thống sản xuất là gì? Vai trò và phân loại các hệ thống phổ biến

Hệ thống sản xuất là chìa khóa giúp doanh nghiệp có được sự chủ động trong quá trình kinh doanh và sản xuất của mình. Qua đó, công ty sẽ hạn chế được các chi phí phát sinh cũng như những rủi ro ngoài ý muốn. Hãy cùng Viindoo tìm hiểu về vai trò hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy và những thông tin liên quan qua bài viết sau đây!


>>>> Đừng Bỏ Qua: Phần mềm quản lý sản xuất


1. Hệ thống sản xuất là gì?


Hệ thống sản xuất còn được gọi là Production System. Hệ thống quản lý sản xuất bao gồm những phương pháp và thủ tục cũng như sự sắp xếp các chức năng cần thiết. Điều này giúp tập hợp yếu tố đầu vào và cung cấp sản phẩm đầu ra trên thị trường. Hệ thống sản xuất sử dụng những nguyên vật liệu, kinh phí và cơ sở hạ tầng, lao động để tạo ra lượng hàng hóa cần thiết.


Learn more: What is Demand Driven Material Requirements Planning DDMRP


Việc quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp luôn sản xuất ra được những sản phẩm chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách liên tục. Ngoài ra, hệ thống giám sát sản xuất còn giúp doanh nghiệp có thể xây dựng một quy trình sản xuất linh hoạt hơn, ổn định và không bị quá tải. Qua đó, chi phí sản xuất sẽ được giảm xuống thấp nhất có thể.

hệ thống sản xuấtHệ thống sản xuất sử dụng nguyên vật liệu, kinh phí, lao động để tạo ra lượng hàng hóa cần thiết.

>>>> Đọc Về: Hoạch định năng lực sản xuất là gì? Cách thức hoạch định chuẩn


2. Phân loại các hệ thống sản xuất phổ biến


Hệ thống giám sát sản xuất là một bộ phận quan trọng nhất không thể thiếu đối với một doanh nghiệp sản xuất. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phân loại các hệ thống sản xuất nhằm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng kịp thời cũng như đúng lúc và thường xuyên.


2.1 Theo hình thức


Hệ thống sản xuất linh hoạt theo hình thức bao gồm những loại gì? Dưới đây là câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi này mà độc giả có thể tham khảo ngay.


  • Sản xuất liên tục

Đây là quá trình sản xuất mà doanh nghiệp phải sản xuất cũng như xử lý hàng loại sản phẩm hay một nhóm sản phẩm nào đó. Chính vì thế, những thiết bị sản xuất được lắp đặt theo dây chuyền nhằm tạo ra dòng sản phẩm di chuyển mang tính chất thẳng dòng. Tuy nhiên, khi sản xuất theo phương thức này sẽ không được linh hoạt. Bởi vì, những thiết bị máy móc sản xuất chỉ có một mục đích là tạo ra một loại sản phẩm nhất định.

hệ thống thông tin quản lý sản xuấtĐây là quá trình sản xuất mà doanh nghiệp phải sản xuất cũng như xử lý hàng loại sản phẩm
  • Sản xuất gián đoạn

Sản xuất gián đoạn là loại hình thức tổ chức sản xuất cũng như xử lý hay gia công một lượng nhỏ cho mỗi dòng sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp sẽ sở hữu sản phẩm đa dạng hơn. Khi sản xuất theo loại hình này thì những thiết bị, máy móc sẽ được lắp đặt dựa trên chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp.


  • Sản xuất theo dự án

Đây là một mô hình sản xuất trong đó các sản phẩm tạo ra là duy nhất. Ví dụ, sản xuất một bộ phim hoặc viết một cuốn sách hoặc xây dựng một con tàu, v.v. Sau đó, quá trình sản xuất sẽ là một quá trình duy nhất và không thể lặp lại. Trong khi đó, sản xuất dựa trên dự án giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động. Từ đó, dự án luôn đảm bảo thời gian hoàn thành và giao hàng sản phẩm đúng hạn.  

Project-based production helps reduce downtime.Sản xuất theo dự án giúp làm giảm thời gian gián đoạn.

2.2 Theo số lượng và tính chất


  • Sản xuất đơn chiếc

Sản xuất đơn vị đơn là một trong những hình thức được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp. Khi loại sản xuất này diễn ra, số lượng loại sản phẩm có sẵn trong công ty là đa dạng nhưng số lượng không lớn. Đây là quá trình sản xuất không lặp lại, thường chỉ được thực hiện một lần.  

hệ thống quản lý sản xuấtSản xuất đơn chiếc là một trong những loại hình thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng
  • Sản xuất hàng khối

Khác với sản xuất từng mảnh, sản xuất hàng loạt mang lại một lượng lớn, liên tục các sản phẩm nhưng đa dạng loại không nhiều. Đây là quá trình sản xuất tương đối ổn định, không có nhiều thay đổi cấu trúc trong sản phẩm hoặc kỹ thuật chế biến, v.v. Ví dụ, sản xuất thép, điện, giấy hoặc xi măng, v.v. 

hệ thống sản xuấtSản xuất hàng khối đem lại số lượng sản phẩm lớn, liên tục nhưng không đa dạng về chủng loại
  • Sản xuất hàng loạt

Loại sản xuất này kết hợp sản xuất từng mảnh và sản xuất hàng loạt, rất phổ biến trong ngành công nghiệp. Sản xuất hàng loạt được áp dụng cho các doanh nghiệp sở hữu một loạt sản phẩm tương đối lớn. Tuy nhiên, số lượng sản xuất hàng năm của mỗi sản phẩm không đủ lớn để xây dựng một dây chuyền sản xuất độc lập. 

hệ thống sản xuấtĐây là loại hình sản xuất kết hợp giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng khối

3. Vai trò của hệ thống sản xuất


Yếu tố đầu vào của một hệ thống sản xuất là các nguyên vật liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, tiền mặt,... nhằm để chuyển đổi thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này đã mang lại một số lợi ích như sau:

  • Tăng độ uy tín trong kinh doanh: Việc đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng giúp doanh nghiệp ghi được điểm trong từng loại sản phẩm hay dịch vụ đem lại. Qua đó, tỉ lệ vòng đời khách hàng sẽ gia tăng và có thể thúc đẩy danh tiếng của doanh nghiệp.
  • Hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra: Hệ thống quản lý sản xuất giúp các doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu bán hàng cũng như kinh doanh thông qua sản xuất hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của quý khách. Khi đó, sản phẩm sản xuất đáp ứng được nhu cầu của khách sẽ giúp doanh thu và lợi nhuận tăng.
  • Giảm thiểu các chi phí trong sản xuất: Hệ thống quản lý sản xuất giúp đảm bảo các nguồn lực được dùng cẩn trọng. Tuy nhiên, điều này vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Nhưng để làm được điều này thì khi các yếu tố đầu vào và đầu ra được tối đa hoá.
hệ thống sản xuất linh hoạtHệ thống sản xuất giúp làm tăng độ uy tín trong kinh doanh

4. Hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp lớn hiện nay


Hiện nay, những doanh nghiệp nào trên thị trường Việt Nam sở hữu hệ thống sản xuất ổn định và quy mô lớn. Để giải đáp được thắc mắc trên thì độc giả không nên bỏ qua nội dung bên dưới đây.


4.1 Hệ thống sản xuất của công ty Vinamilk


Khi mới thành lập, công ty Vinamilk chỉ có 3 nhà máy nhưng đến thời điểm hiện tại thì Vinamilk đang sở hữu 13 nhà máy trong nước. Các nhà máy này đều được đầu tư quy mô cũng như áp dụng những công nghệ hàng đầu trên thế giới. Đơn cử như nhà máy sữa Việt Nam được tọa lạc trên diện tích 20ha và sở hữu công nghệ tự động hiện đại với công suất cực lớn 800 triệu lít/năm.


Nhờ vào hệ thống nhà máy này đã giúp công ty Vinamilk có thể phát triển hơn 250 dòng sản phẩm sữa thuộc 13 nhóm ngành hàng khác nhau như từ sữa đặc, sữa nước, sữa bột, sữa chua, nước giải khát,...


Tuy nhiên, Vinamilk cũng áp dụng công nghệ 4.0 và đáp ứng nhiều tiêu chuẩn như ISO 9001, FSSC 22000, ISO 17025. Đồng thời, các nhà máy của công ty cũng sở hữu các chứng nhận đặc biệt như Halal, Organic Europe, FDA (Mỹ) hoặc tiêu chuẩn của Trung Quốc...  

hệ thống sản xuất toyotaCác nhà máy này đều được đầu tư quy mô, áp dụng những công nghệ hàng đầu trên thế giới

4.2 Hệ thống sản xuất Toyota


Hệ thống sản xuất Toyota là loại hình sản xuất đầu tiên được hai nhà lãnh đạo tiền bối của Tập đoàn Toyota Eiji Toyoda và Taiichi Ohno đưa ra sau chiến tranh thế giới thứ 2. Đây là loại hình sản xuất sản phẩm theo đúng số lượng cần thiết cung cấp vào một thời điểm phù hợp.


Nhờ vào mô hình này đã giúp Toyota gặt hái nhiều thành công và đứng thứ 2 trong ngành công nghiệp ôtô sau hãng GM của Mỹ. Hơn nữa, để hệ thống quản lý sản xuất của Toyota hoạt động ổn định thì cần có 5 trụ cột chính đó là:


  • Sản xuất đúng thời điểm (JIT - Just In Time):

Đây là một mô hình quản lý sản xuất toàn diện của người Nhật. Mô hình này luôn sản xuất sản phẩm theo đúng số lượng cần thiết vào một thời điểm thích hợp. Qua đó, các sản phẩm của Toyota luôn đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.


  • Sản xuất tinh gọn - Lean Manufacturing:

Đó là một hình thức sản xuất nhằm mục tiêu giảm thiểu các yếu tố như nguyên liệu, lao động, máy móc, chu kỳ sản xuất,... để giảm thiểu chi phí sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu vấn đề hàng tồn kho.  

hệ thống quản lý sản xuấtLà một hình thức sản xuất nhằm giảm tối đa những yếu tố như nguyên vật liệu thô, công nhân
  • Standardization - Tiêu chuẩn hóa:

Đây là những quy trình cũng như các hướng dẫn sản xuất được quy định và truyền đạt cụ thể và chi tiết. Điều đó giúp doanh nghiệp tránh được sự thiếu nhất quán và giả định sai về cách thức thực hiện công việc.

  • Nguyên tắc Kaizen:

Là một trụ cột quan trọng trong hệ thống sản xuất của Toyota. Điểm quyết định của nguyên tắc này là mọi kỹ sư, nhà quản trị, công nhân trong dây chuyền kết hợp với nhau nhằm để tự động hóa dây chuyền sản xuất và xác định những thay đổi cần thiết. Điều này giúp công việc diễn tiến thuận lợi.


  • Tự kiểm soát lỗi - Jidoka:

Đây là một phương pháp sản xuất kết hợp giữa vai trò của con người và tự động hóa của hệ thống cơ khí. Điều này giúp phát hiện lỗi ngay từ bước đầu tiên để giảm thiểu tổn thất cho doanh nghiệp.  

hệ thống sản xuấtĐây là phương pháp sản xuất kết hợp giữa con người và vai trò tự động hóa của máy móc

Hệ thống sản xuất đóng vai trò quan trọng trong mô hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Viindoo hy vọng bài viết sẽ giúp doanh nghiệp có thêm thông tin hữu ích.


>>>> Tiếp Tục Với:

Hệ thống sản xuất là gì? Vai trò và phân loại các hệ thống phổ biến
Nguyễn Phương Dung 22 tháng 11, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY