Chiến lược Chuỗi Cung ứng: Định nghĩa và Thực tiễn Hiệu quả

Trong kinh doanh, việc xây dựng một chiến lược chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa mọi hoạt động của mình. Đồng thời, khi triển khai chiến lược này, doanh nghiệp còn có thể giảm thiểu chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Trong bài viết dưới đây, Viindoo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách triển khai kế hoạch chuỗi cung ứng. Cùng tìm hiểu nhé!

Chiến lược Chuỗi cung ứng là gì?

Chiến lược chuỗi cung ứng là kế hoạch dài hạn mà một doanh nghiệp lập ra để quản lý các hoạt động liên quan đến việc sản xuất và cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ. Mục tiêu chính của chiến lược này là đáp ứng đúng lúc yêu cầu của khách hàng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Chuỗi cung ứng sẽ bao gồm nhiều khía cạnh như mua sắm, sản xuất, vận chuyển, phân phối và chăm sóc khách hàng. Một chiến lược được xây dựng tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh các quy trình trong chuỗi cung ứng phù hợp với mục tiêu toàn cầu của công ty.

chiến lược chuỗi cung ứng

Chiến lược chuỗi cung ứng là gì?

Bên cạnh đó, một chiến lược tốt cũng cho phép doanh nghiệp quản lý mọi khía cạnh phức tạp của chuỗi cung ứng, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra một cách hài hòa. Khi có chiến lược chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể kịp thời phát hiện và giải quyết các rủi ro tiềm ẩn, cải thiện mối quan hệ với các đối tác liên quan và thúc đẩy sự cải tiến liên tục. Từ đó, khả năng phục hồi sau khó khăn và củng cố địa vị cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều công cụ hữu ích để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chiến lược quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Một trong những lựa chọn hàng đầu mà doanh nghiệp có thể tham khảo là sử dụng Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng để tối ưu hóa và cải thiện hiệu suất trong các hoạt động kinh doanh của mình. 

>>>> Đọc thêm: 6 Sigma trong chuỗi cung ứng 

Đặc điểm của chiến lược quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Chiến lược phù hợp với các mục tiêu của công ty

Để thực hiện một kế hoạch chuỗi cung ứng thành công, doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược phù hợp với các mục tiêu tổng thể mà mình đã đặt ra. Việc này sẽ đảm bảo mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng đều góp phần vào việc đạt được những kết quả mà doanh nghiệp đặt ra, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng toàn diện và đảm bảo tính bền vững của tổ chức.

Dưới đây là các bước để điều chỉnh kế hoạch chuỗi cung ứng theo mục tiêu của doanh nghiệp:

  • Xác định mục tiêu chính của tổ chức: Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ những mục tiêu chính mà mình đang hướng đến. Ví dụ: Mục tiêu chính mà doanh nghiệp mong muốn là tăng cường thị phần, cải thiện sự hài lòng của khách hàng hoặc giảm thiểu chi phí..
  • Đánh giá hiệu suất chuỗi cung ứng: Tiếp theo, doanh nghiệp cần đánh giá tình hình hiện tại của chuỗi cung ứng để xác định những vị trí cần cải thiện. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết các khả năng cải tiến có thể đóng góp vào việc đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Lập kế hoạch hành động: Sau khi đã hiểu rõ mục tiêu và điểm yếu trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết. Kế hoạch này sẽ bao gồm các bước cụ thể và tài nguyên cần thiết để điều chỉnh các quy trình trong chuỗi cung ứng sao cho phù hợp với mục tiêu tổng thể của tổ chức.
chiến lược chuỗi cung ứng

Chiến lược quản lý chuỗi cung ứng phải phù hợp với mục tiêu của công ty

Xác định và quản lý rủi ro

Chiến lược chuỗi cung ứng phải lường trước các tình huống, rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi và thích nghi tốt nhất. Suy cho cùng việc quản lý rủi ro chuỗi cung ứng tốt sẽ làm giảm sự gián đoạn, chi phí và bảo vệ uy tín của tổ chức.

Một số phương pháp để xác định và quản lý nguy cơ mà doanh nghiệp có thể tham khảo như:
 

  • Đánh giá nguy cơ định kỳ: Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá các quy trình trong chuỗi cung ứng để kịp thời xác định những điểm yếu, nguy cơ tiềm ẩn cũng như các thảm họa thiên nhiên, biến động chính trị hoặc sự cố từ nhà cung cấp.
  • Xây dựng kế hoạch phòng ngừa: Người quản lý dự án nên xây dựng kế hoạch hành động để đối phó với các nguy cơ đã được xác định. Kế hoạch này phải bao gồm các bước cụ thể và nguồn lực cần để giảm thiểu nguy cơ gián đoạn tiềm ẩn.
  • Theo dõi và thích nghi: Quản lý dự án nên thường xuyên theo dõi môi trường chuỗi cung ứng và điều chỉnh chiến lược phòng ngừa nguy cơ khi cần để ứng phó với các mối đe dọa hoặc thay đổi mới phát sinh trong bối cảnh kinh doanh.

Cải tiến liên tục

Để duy trì hoạt động chuỗi cung ứng hiệu quả và cạnh tranh đòi hỏi phải có sự cải tiến liên tục. Bằng cách đánh giá và cải tiến một cách nhất quán các quy trình, doanh nghiệp sẽ có thể xác định các cơ hội tối ưu hóa chuỗi cung ứng và thực hiện các thay đổi nhằm thúc đẩy hiệu suất tốt hơn. Các doanh nghiệp có thể thực hiện cải tiến liên tục trong hoạt động của chuỗi cung ứng bằng cách thực hiện theo các bước sau:

  • Thiết lập văn hóa cải tiến: Khuyến khích tư duy bao hàm việc học hỏi, đổi mới và giải quyết vấn đề nhằm thúc đẩy một môi trường nơi nhân viên được trao quyền để xác định và giải quyết các vấn đề cần cải thiện.
  • Sử dụng các chỉ số hiệu suất: Đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng các Chỉ số hiệu suất chính (KPI) có liên quan để đánh giá hiệu quả, hiệu quả và tiến độ hướng tới các mục tiêu của tổ chức.
  • Tận dụng công nghệ và đổi mới: Tìm hiểu và áp dụng các công nghệ, công cụ hoặc phương pháp mới để hợp lý hóa các quy trình, tăng cường hiệu quả cộng tác và thúc đẩy tính hiệu quả trong các hoạt động của chuỗi cung ứng.
chiến lược chuỗi cung ứng

Cải tiến liên tục là điều cần thiết để vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả

Ví dụ về chiến lược chuỗi cung ứng

Dưới đây là một số ví dụ mà doanh nghiệp có thể áp dụng để tối ưu hóa chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng tinh gọn 

Chiến lược chuỗi cung ứng tinh gọn tập trung vào việc giảm bớt chất thải và chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất. Thông qua việc tối ưu hóa các bước thực hiện, chiến lược sẽ loại bỏ những phần không cần thiết đồng thời tăng cường hiệu suất của chuỗi cung ứng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đáng kể và nâng cao hiệu suất tổng thể một cách vượt trội.

Một ví dụ minh họa điển hình cho chiến lược này là Toyota, một hãng ô tô lớn của Nhật Bản. Hệ thống Sản xuất Toyota (TPS) đã nổi tiếng vì tập trung vào việc liên tục cải tiến, loại bỏ lãng phí và nâng cao hiệu quả. Thông qua việc áp dụng những nguyên tắc từ TPS, Toyota đã thành công trong việc giảm bớt chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sự hài lòng của khách hàng.

chiến lược chuỗi cung ứng

Toyota đã triển khai thành công chuỗi cung ứng Lean

>>>> Đọc Chi Tiết: Chuỗi cung ứng tinh gọn

Chuỗi cung ứng Agile

Chuỗi cung ứng Agile chú trọng vào tính linh hoạt cùng khả năng thích ứng nhằm đáp ứng mọi biến đổi trong nhu cầu của khách hàng và tình hình thị trường. Phương pháp này cho phép các doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng trước các tình huống gián đoạn hoặc biến đổi. Đồng thời, chuỗi cung ứng Agile cũng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của khách hàng mà không phải gây ra tổn thất chi phí đáng kể.

Zara - Tập đoàn bán lẻ thời trang nhanh hàng đầu Tây Ban Nha là một ví dụ tiêu biểu cho việc thực hiện thành công mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt. Mô hình chuỗi cung ứng của Zara được xây dựng nhằm đáp ứng nhanh chóng các xu hướng thời trang đang biến đổi, cho phép công ty tung ra thị trường những sản phẩm mới chỉ trong vài tuần. Sự nhạy bén này đã giúp Zara vượt xa các đối thủ cạnh tranh và luôn đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm thời trang mới nhất.

chiến lược chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng linh hoạt có thể nói là một đặc điểm quan trọng của ngành thời trang nhanh

Chuỗi cung ứng lấy khách hàng làm trung tâm 

Chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu thông qua việc điều chỉnh quy trình trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu của chiến lược là đáp ứng đúng những gì khách hàng mong muốn. Bằng cách tập trung vào việc cung cấp những dịch vụ đặc biệt và giải pháp cá nhân, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng và xây dựng lòng trung thành lâu dài của họ.

Amazon, cái tên lớn trong thương mại điện tử toàn cầu, đã xây dựng uy tín dựa trên việc đặt khách hàng vào tâm trung của chuỗi cung ứng. Tổ chức này luôn đầu tư trong yếu tố cơ sở hậu cần, các trung tâm xử lý đơn hàng và hệ thống giao hàng để đảm bảo dịch vụ nhanh, đáng tin cậy và thuận tiện nhất. Cách Amazon đặt khách hàng làm trung tâm là yếu tố chính góp phần vào sự tăng trưởng phi thường và thành công không ngừng của họ trong ngành thương mại điện tử đầy cạnh tranh.

chiến lược chuỗi cung ứng

Amazon đã xây dựng danh tiếng của mình dựa trên chuỗi cung ứng lấy khách hàng làm trung tâm

Một chiến lược chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trên thị trường và kịp thời thích nghi với các thay đổi nhanh chóng ngày nay. Hy vọng thông qua bài viết trên đây, doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về chiến lược hiệu quả này. Cùng đón đọc các bài viết tiếp theo của Viindoo để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Đọc thêm các bài viết của Viindoo


Chiến lược Chuỗi Cung ứng: Định nghĩa và Thực tiễn Hiệu quả
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Trịnh Thị Ngọc Anh 24 tháng 4, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY