LIVE WEBINAR | Boost Sales Profits with Online Store

4 mô hình điện toán đám mây được ứng dụng phổ biến hiện nay

Mô hình điện toán đám mây là công cụ có thể chia sẻ lượng dữ liệu khổng lồ giữa các doanh nghiệp và hạn chế sự cố đường truyền. Trong bài viết này, Viindoo sẽ giới thiệu đến độc giả các loại hình điện toán đám mây phổ biến hiện nay để có cái nhìn tổng quát hơn về các mô hình này.

Tên mô hình
Ưu điểm
Nhược điểm
Public Cloud
- Thiết kế giao diện đơn giản cho người dùng.
- Phạm vi dữ liệu có thể mở rộng.
- Chi phí thấp.
- Thời gian hoạt động thường xuyên.

- Mức độ tin cậy chỉ đạt ngưỡng tương đối.
- Ứng dụng vẫn tồn tại một vài lỗi bảo mật.
- Chưa phù hợp với các tác vụ phức tạp.


Community Cloud
- Chi phí vừa phải.
- Độ bảo mật dữ liệu và thông tin người dùng ổn định.
- Có khả năng truyền dữ liệu nhanh chóng.
- Chỉ có thể chia sẻ dữ liệu với dung lượng băng thông cố định.
- Không quá phổ biến đối với người dùng.
Private Cloud
- Linh hoạt và có thể mở rộng phạm vi truyền dữ liệu.
- Có thể phát triển riêng dựa trên yêu cầu của khách hàng.
- Độ bảo mật cao.
- Chi phí cao.
- Bị hạn chế truy cập dữ liệu ở một số vùng miền.
Hybrid Cloud
- Độ bảo mật, quyền riêng tư cao.
- Khả năng nâng cấp và mở rộng linh hoạt.
- Khó khăn trong quản lý dữ liệu.
- Chi phí cao hơn so với các mô hình còn lại.

>>>> Tìm Hiểu Thêm: SaaS là gì? Phần mềm SaaS cung cấp giải pháp toàn diện

1. Mô hình điện toán đám mây Public Cloud - Đám mây "công cộng"

Đúng như tên gọi, mô hình điện toán đám mây Public Cloud mang đến cho người dùng những dịch vụ, công cụ ngoài tường lửa và được quản lý bởi các bên thứ 3. Người dùng có thể sử dụng các dịch vụ sau khi đăng ký và thanh toán với bên cung cấp. Đây là mô hình thường được sử dụng nhất hiện nay.

Mô hình điện toán đám mâyPublic Cloud phù hợp với nhiều đối tượng người dùng

Dịch vụ lưu trữ đám mây Public Cloud phù hợp cho hầu hết người dùng Internet có nhu cầu về các dịch vụ cụ thể, về tài nguyên hay nhu cầu phát triển phần mềm và môi trường kiểm thử.

Ưu điểm:

  • Không bắt buộc đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ
  • Phù hợp với hầu hết các yêu cầu mà khách hàng đặt ra nhờ khả năng mở rộng và tính linh hoạt của phần mềm.
  • Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu, giúp doanh nghiệp giảm bớt được những gánh nặng về chuyên môn công nghệ.

Nhược điểm:

  • Người dùng phải phụ thuộc vào bên cung cấp dịch vụ do không có quyền quản lý dữ liệu.
  • Chi phí dịch vụ có thể tăng cao khi áp dụng với quy mô lớn.
  • Mức độ bảo mật và kiểm soát dữ liệu chưa được đánh giá cao là một điều quan ngại đối với khách hàng.

>>>> Tìm Hiểu Ngay: 10 lợi ích của điện toán đám mây mà doanh nghiệp nên biết​

2. Community Cloud - Đám mây "cộng đồng"

Community Cloud là mô hình điện toán đám mây sử dụng trong một cộng đồng người dùng: có thể là một doanh nghiệp, tổ chức hoặc phạm vi rộng hơn. Các doanh nghiệp hay tổ chức tương đồng với nhau có thể chia sẻ cùng và cùng sử dụng tài nguyên với nhau.

Các loại điện toán đám mây Community Cloud cho phép các doanh nghiệp dùng chung cơ sở hạ tầng công nghệ

Community Cloud hướng đến các doanh nghiệp và tổ chức có mô hình tương tự nhau và có nhu cầu chia sẻ cơ sở hạ tầng và tài nguyên công nghệ.

Ưu điểm:

  • Chi phí tương đối tiết kiệm do dùng chung tài nguyên giữa nhiều khách hàng.
  • Độ bảo mật và kiểm soát dữ liệu tương đối ổn định nhờ có cơ sở hạ tầng công nghệ ổn định và đồng nhất với nhau.
  • Các tổ chức có thể chia sẻ dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng, đồng thời có thể hợp tác với nhau.

Nhược điểm:

  • Các đối tượng khách hàng chỉ có thể chia sẻ dữ liệu theo hai cách: dung lượng băng thông và dung lượng cố định.
  • Mô hình dịch vụ điện toán đám mây Community Cloud này hiện chưa phổ biến và ít được áp dụng.

>>>> Xem Thêm: 3 xu hướng SaaS phổ biến và cách lựa chọn mô hình phù hợp

3. Mô hình Private Cloud - Đám mây "doanh nghiệp"

Private Cloud cơ bản giống với mô hình điện toán đám mây Public Cloud, sự khác biệt cơ bản giữa hai mô hình này là tính chất của người dùng. Nếu Public Cloud có sẵn và dành cho nhiều người dùng thì Private Clouds được phát triển dành riêng cho từng đối tượng khách hàng.

Private Cloud chủ yếu dùng trong phạm vi nội bộ của doanh nghiệp, những khách hàng đòi hỏi sự chặt chẽ trong khâu kiểm soát và quản lý dữ liệu. Đặc biệt, mô hình này đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về tính năng bảo mật dữ liệu của các doanh nghiệp.

Mô hình điện toán đám mâyPrivate Cloud mang đến nhiều giải pháp bảo mật tối ưu

Ưu điểm:

  • Ngăn chặn các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp truy cập vào dữ liệu nội bộ của công ty.
  • Cho phép khách hàng tùy chỉnh các dịch vụ dựa theo từng đối tượng khác nhau.
  • Có khả năng mở rộng và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có thể linh hoạt chuyển đổi cơ sở hạ tầng công nghệ theo nhu cầu và tính chất của từng đơn vị.
  • Được đánh giá cao bởi mức độ bảo mật của phần mềm và khả năng bảo vệ thông tin khách hàng.

Nhược điểm:

  • Chi phí khá cao so với Public Cloud.
  • Đối với những dữ liệu có tính bảo mật cao, người dùng có thể bị hạn chế truy cập dữ liệu.
  • Một số trường hợp không thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do không tính trước được số lượng.

4. Hybrid Cloud - Điện toán đám mây "lai"

Hybrid Cloud là sự kết hợp của ba mô hình kể trên và được xem như mô hình điện toán đám mây “lai”. Vì thế, mô hình này được xem như sở hữu nhiều tính năng ưu việt nhất so với những mô hình điện toán đám mây hiện nay. Thay vì sử dụng các dịch vụ được cung cấp từ bên thứ 3, khi áp dụng Hybrid Cloud, doanh nghiệp có thể tự tạo ra cơ sở dữ liệu và phân chia việc quản lý với các nhà cung cấp.

mô hình dịch vụ điện toán đám mâyHybrid là sự kết hợp của các mô hình điện toán đám mây phổ biến hiện nay

Những doanh nghiệp và cá nhân đòi hỏi những yêu cầu cao về bảo mật dữ liệu, đồng thời muốn tối ưu hóa hạ tầng công nghệ mà vẫn không làm ảnh hưởng đến các công nghệ khác.

Ưu điểm:

  • Các điều khoản hợp lý trong việc triển khai mô hình giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp.
  • Nâng cao khả năng mở rộng đối với các dữ liệu trên Public Cloud mà không để rò rỉ dữ liệu quan trọng.
  • Độ tin cậy và bảo mật của mô hình dịch vụ điện toán đám mây này được đánh giá cao nhờ sự phân phối dịch vụ qua nhiều mô hình khác nhau.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn so với các mô hình điện toán đám mây khác do có nhiều tính năng hơn.
  • Do được tích hợp nhiều tính năng nên Hybrid Cloud đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đám mây trải dài. Điều này cũng gây khó khăn khi quản lý các dữ liệu trên Public Cloud.
  • Sự phức tạp của Hybrid Cloud đòi hỏi doanh nghiệp cần có đội ngũ tổ chức quản lý tốt và có năng lực.

Bài viết đã tổng hợp thông tin liên quan về các loại mô hình điện toán đám mây phổ biến nhất hiện nay. Viindoo hy vọng với nội dung trên, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan về ưu nhược điểm của các mô hình tính toán này và đưa ra lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp.

>>>> Tiếp Tục Với:

# SaaS
4 mô hình điện toán đám mây được ứng dụng phổ biến hiện nay
Nguyễn Phương Dung 16 tháng 3, 2023

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Phần mềm SaaS là gì? Tìm hiểu về Dịch vụ SaaS từ A-Z