LIVE WEBINAR | Boost Sales Profits with Online Store

Bạn biết gì về mô hình xương cá 5M1E trong sản xuất?

Mô hình xương cá 5M1E được biết đến như một công cụ hữu hiệu trong quản lý sản xuất, nhưng thực chất nó là gì? Làm thế nào để áp dụng mô hình xương cá xương cá này trong quản lý doanh nghiệp? Hãy cùng Viindoo tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. 5M1E là gì?

5M1E - hay còn được biết đến với tên gọi mô hình xương cá, là một khái niệm bao quát 6 yếu tố quan trọng nhất quyết định tới chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Materials (nguyên vật liệu) - Man (con người) - Machine (thiết bị) - Method (phương pháp) - Measurement (đo lường) - Environment (môi trường)..

5M1E

5M1E là gì?

1.1 Materials (Nguyên vật liệu)

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quản lý sản xuất. Thiếu hụt nguyên vật liệu, hoặc nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng… đều sẽ gây trục trặc cho quá trình sản xuất, tăng tỷ lệ sản phẩm lỗi, gây tốn kém thời gian, chi phí và nhiều nguồn lực sản xuất khác của doanh nghiệp.

Vì thế, doanh nghiệp cần đảm bảo số lượng, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào luôn đảm bảo theo lịch trình sản xuất và yêu cầu sản xuất thực tế. Điều này đòi hỏi ở doanh nghiệp quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ cùng khả năng truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu một cách chính xác, kịp thời.

Xem thêm: Kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu theo yêu cầu (DDMRP) là gì

1.2 Machine  (Thiết bị)

Nguyên liệu sẽ được đưa vào máy móc để sản xuất thành phẩm. Máy móc thiết bị không chỉ giúp tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ phế phẩm. Ngoài ra, máy móc còn đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất của một số ngành đặc thù như công nghiệp nặng.​

Đối với yếu tố liên quan đến thiết bị trong phương pháp 5M1E, doanh nghiệp cần đảm bảo tính ổn định, chính xác và an toàn trong suốt quá trình vận hành máy sản xuất. Muốn vậy, nhân công thực hiện và quản lý cần chú ý:

  • Kiểm tra kỹ tính ổn định của máy trước khi sử dụng.
  • Thiết lập điều kiện thiết bị theo đúng quy chuẩn thao tác.
  • Định kỳ kiểm tra, bảo trì máy móc.

Xem thêm: Tạo lệnh sửa chữa từ yêu cầu bảo trì

1.3 Man (Con người)

Dù ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực hay thời đại nào, con người là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất. Xét ở khía cạnh con người, chất lượng sản xuất có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: nhân công thiếu kiến thức, kỹ năng thực hiện, người quản lý thiếu sự sát sao, tập trung, v.v.

Để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất từ góc độ nhân sự, quản lý doanh nghiệp cần tập trung cho việc đào tạo nhân công, đề ra và áp dụng các quy trình minh bạch, chặt chẽ.

1.4 Method (Phương pháp)

Phương pháp thực hiện và quản lý sản xuất sẽ quyết định rất nhiều tới thời gian, chi phí sản xuất, thời gian và tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng của yếu tố này, doanh nghiệp cần lưu ý đến những yêu cầu, quy định nghiêm ngặt đối với mọi quy trình sản xuất. Đồng thời, việc tăng cường tự động hóa trong sản xuất cũng giúp doanh nghiệp loại bỏ những rủi ro sai lệch trong phương thức sản xuất. 

1.5 Environment (Môi trường)

Môi trường ở đây bao gồm tất cả yếu tố liên quan đến môi trường làm việc, môi trường sản xuất như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mức độ khói bụi, ô nhiễm, v.v. Thời gian làm việc cũng được xem là một yếu tố của môi trường sản xuất, và có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản xuất của doanh nghiệp.

Môi trường làm việc ổn định, phù hợp sẽ giúp các quá trình diễn ra trơn tru, đảm bảo sản xuất liên tục.

1.6 Measurement (Đo lường)

Measure - đo lường thường được xem là bước cuối cùng trong một quy trình sản xuất. Song, thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đo lường, kiểm tra ở bất cứ giai đoạn nào trong suốt quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, quy trình thực hiện sản xuất hay chất lượng thành phẩm đầu ra đều đạt yêu cầu.

Để đảm bảo tiêu chuẩn chính xác, doanh nghiệp phải áp dụng các tiêu chuẩn và phương pháp đo lường cụ thể, rõ ràng cho từng chủng loại sản phẩm.

1.1 Materials (Nguyên vật liệu)

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quản lý sản xuất. Thiếu hụt nguyên vật liệu, hoặc nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng… đều sẽ gây trục trặc cho quá trình sản xuất, tăng tỷ lệ sản phẩm lỗi, gây tốn kém thời gian, chi phí và nhiều nguồn lực sản xuất khác của doanh nghiệp.

Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo số lượng và chất lượng nguyên vật liệu đầu vào theo đúng tiến độ sản xuất thực tế. Điều này đòi hỏi ở doanh nghiệp một quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ và khả năng truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu một cách chính xác và kịp thời.

Xem Thêm: Hướng dẫn quản lý và truy vết sản phẩm theo số lô trong hệ thống Viindoo

1.2 Machine  (Thiết bị)

Nguyên liệu sẽ được đưa vào máy móc để sản xuất thành phẩm. Máy móc thiết bị không chỉ giúp tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ phế phẩm. Ngoài ra, máy móc còn đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất của một số ngành đặc thù như công nghiệp nặng.​

Đối với yếu tố liên quan đến thiết bị trong phương pháp 5M1E, doanh nghiệp cần đảm bảo tính ổn định, chính xác và an toàn trong suốt quá trình vận hành máy sản xuất. Muốn vậy, nhân công thực hiện và quản lý cần chú ý:

  • Kiểm tra kỹ tính ổn định của máy trước khi sử dụng.
  • Thiết lập điều kiện thiết bị theo đúng quy chuẩn thao tác.
  • Định kỳ kiểm tra, bảo trì máy móc.

Xem thêm: Cách tạo và quản lý yêu cầu bảo trì trong hệ thống Viindoo

1.3 Man (Con người)

Dù ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực hay thời đại nào, con người là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất. Xét ở khía cạnh con người, chất lượng sản xuất có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: nhân công thiếu kiến thức, kỹ năng thực hiện, người quản lý thiếu sự sát sao, tập trung, v.v.

Để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất từ góc độ nhân sự, quản lý doanh nghiệp cần tập trung cho việc đào tạo nhân công, đề ra và áp dụng các quy trình minh bạch, chặt chẽ.

1.4 Method (Phương pháp)

Phương pháp thực hiện và quản lý sản xuất sẽ quyết định rất lớn đến chi phí sản xuất, thời gian cũng như tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng của yếu tố này, doanh nghiệp cần lưu ý đến những yêu cầu, quy định nghiêm ngặt đối với mọi quy trình sản xuất. Đồng thời, việc tăng cường tự động hóa trong sản xuất cũng giúp doanh nghiệp loại bỏ những rủi ro sai lệch trong phương thức sản xuất. 

1.5 Environment (Môi trường)

Môi trường ở đây bao gồm tất cả yếu tố liên quan đến môi trường làm việc, môi trường sản xuất như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mức độ khói bụi, ô nhiễm, v.v. Thời gian làm việc cũng được xem là một yếu tố của môi trường sản xuất, và có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản xuất của doanh nghiệp.

Môi trường làm việc ổn định, phù hợp sẽ giúp các quá trình diễn ra trơn tru, đảm bảo sản xuất liên tục.

1.6 Measurement (Đo lường)

Measure - đo lường thường được xem là bước cuối cùng trong một quy trình sản xuất. Song, thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đo lường, kiểm tra ở bất cứ giai đoạn nào trong suốt quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, quy trình thực hiện sản xuất hay chất lượng thành phẩm đầu ra đều đạt yêu cầu.

Để đảm bảo tiêu chuẩn chính xác, doanh nghiệp cần ứng dụng tiêu chuẩn và phương pháp đo lường cụ thể, rõ ràng cho từng danh mục sản phẩm.

mô hình xương cá 5M1E

Ví dụ về cách áp dụng mô hình xương cá 5M1E trong việc xử lý vấn đề sản xuất chậm tiến độ

2. 1i - Mảnh ghép quan trọng cho quản lý sản xuất trong kỷ nguyên 4.0

Cùng với làn sóng chuyển đổi số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp giờ đây không chỉ quan tâm đến 5M1E mà còn phải quan tâm đến 1i (Thông tin) trong phần mềm quản lý sản xuất.

Theo đó, dữ liệu được ví như “dòng chảy” của toàn bộ quá trình sản xuất, đảm bảo việc sản xuất diễn ra trơn tru. Việc nắm chắc thông tin sẽ giúp người quản lý dễ dàng phát hiện vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, từ đó kịp thời xử lý và đưa ra phương án phù hợp.

Cùng với đó, báo cáo phân tích dữ liệu về sản xuất còn mang đến cho người quản lý cơ sở để hoạch định nguồn lực sản xuất hiệu quả hơn trong tương lai.

Viindoo - Giải pháp Quản trị Tổng thể cho Doanh nghiệp Sản xuất, giúp doanh nghiệp quản trị tất cả bộ máy trên một nền tảng duy nhất. 

  • Tinh gọn quy trình, tối ưu hiệu suất trong mọi khâu nghiệp vụ, kết nối các bộ phận vào một hệ thống duy nhất.
  • Số hóa và quản lý mọi quy trình của Doanh nghiệp Sản xuất.
  • Đáp ứng tất cả nhu cầu nghiệp vụ từ cơ bản đến đặc thù.
  • Sẵn sàng mở rộng, tích hợp không giới hạn.

 Sign up for Free with unlimited users 

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp về mô hình xương cá 5M1E trong sản xuất, cũng như cách ứng dụng các yếu tố này vào việc quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Đừng quên tham khảo thêm các kiến thức, tài liệu bổ ích khác của Viindoo trong Blog Quản trị Doanh nghiệp!


Bạn biết gì về mô hình xương cá 5M1E trong sản xuất?
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Trần Thị Lâm Anh 3 tháng 6, 2022

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Làm thế nào để Cải thiện Trải nghiệm Ứng viên trong Tuyển dụng?