Demo video: Trung tâm Hỗ trợ
Mô tả
- Mô-đun cho phép ghi nhận, quản lý các yêu cầu hỗ trợ từ phía khách hàng và từ chính nội bộ doanh nghiệp.
- Có thể tích hợp để liên kết với các ứng dụng khác trong Giải pháp tổng thể Viindoo, giúp cho tất cả các nhân viên có thể chủ động tạo các yêu cầu hỗ trợ cho khách hàng hoặc cho mình trong suốt quá trình làm việc. Từ đó giúp tăng tốc việc chuyển, nhận và giải quyết yêu cầu, tăng trải nghiệm của khách hàng và nhân viên trong doanh nghiệp.
Tính năng chính
- Quản lý các yêu cầu hỗ trợ. Bao gồm:
- Có thể tạo các Nhóm hỗ trợ, Kiểu ticket để phân loại yêu cầu của khách hàng cho phù hợp.
- Phân công xử lý các yêu cầu theo từng thành viên trong từng nhóm.
- Gửi email cho khách hàng khi yêu cầu hỗ trợ chuyển giai đoạn.
- Ghi nhận lịch sử liên lạc trong hệ thống Portal và Backend.
- Quản lý thời gian xử lý yêu cầu hỗ trợ.
- Quản lý đánh giá từ phía khách hàng.
- Cung cấp báo cáo tổng thể về các yêu cầu hỗ trợ.
- Tích hợp với các mô-đun khác để ghi nhận các yêu cầu hỗ trợ trong quá trình làm việc nội bộ và quản lý các yêu cầu hỗ trợ từ phía khách hàng
- Là mô-đun cơ sở để phát triển, tích hợp với mô-đun Website, Chat trực tuyến, CRM, Bán hàng, Dự án & Chấm công.
Cảnh báo: Để tránh xung đột trong quá trình sử dụng ứng dụng Trung tâm hỗ trợ của Viindoo, bạn phải gỡ cài đặt ứng dụng Hỗ trợ của Odoo nếu đang sử dụng.
Ấn bản được Hỗ trợ
- Ấn bản Community
Cài đặt
- Truy cập Ứng dụng.
- Tìm từ khóa viin_helpdesk.
- Ấn Cài đặt.
Hướng dẫn sử dụng
Video hướng dẫn: Trung tâm Hỗ trợ
1. Các thiết lập cần thiết
Bước 1: Cấu hình Giai đoạn: Đây là các giai đoạn xử lý của yêu cầu hỗ trợ. Để thiết lập, truy cập Trung tâm Hỗ trợ > Cấu hình > Giai đoạn.
Bước 2: Cấu hình Đội hỗ trợ: Để thiết lập đội hỗ trợ, truy cập Trung tâm Hỗ trợ > Cấu hình > Đội hỗ trợ.
Bước 3: Cấu hình Loại yêu cầu hỗ trợ: Loại yêu cầu hỗ trợ giúp người dùng có thể phân biệt các nội dung của một yêu cầu hỗ trợ trong một đội hỗ trợ. Để thiết lập các loại yêu cầu hỗ trợ áp dụng trên toàn hệ thống, bạn truy cập Trung tâm Hỗ trợ > Cấu hình > Loại Yêu cầu hỗ trợ.
Bước 4: Cấu hình Thẻ: Ngoài việc phân loại theo yêu cầu hỗ trợ, người dùng có thể dùng thẻ để phân loại theo các tiêu chí mình mong muốn, giúp lọc và tìm kiếm dễ dàng hơn. Để thiết lập, truy cập Trung tâm Hỗ trợ > Cấu hình > Thẻ.
Bước 5: Cấu hình Chính sách SLA: Chính sách SLA chính là thước đo hiệu quả hỗ trợ công việc của nhân viên với một yêu cầu hỗ trợ. Để thiết lập, bạn truy cập Trung tâm Hỗ trợ > Cấu hình > Chính sách SLA.
2. Tạo yêu cầu hỗ trợ
Từ giao diện Tổng quát, ấn Tạo để tạo yêu cầu hỗ trợ.
Trên màn hình hiển thị các thông tin:
- Tiêu đề: Tóm tắt ngắn gọn vấn đề cần hỗ trợ, tương tự với tiêu đề của một email.
- Đội hỗ trợ: Mặc định là đội hỗ trợ được chọn ban đầu. Tuy nhiên bạn có thể thay đổi đội hỗ trợ khác.
- Tạo bởi: Ghi nhận người tạo yêu cầu hỗ trợ.
- Ngày tạo: Ghi nhận ngày tạo yêu cầu hỗ trợ.
- Phân công cho: Là nhân viên sẽ xử lý yêu cầu hỗ trợ này.
- Loại Yêu cầu hỗ trợ: Sử dụng để phân chia các loại yêu cầu hỗ trợ theo một chủ đề chung cụ thể. Ví dụ: Câu hỏi, Yêu cầu tính năng,.v.v.
- Ưu tiên: Mức độ ưu tiên xử lý yêu cầu hỗ trợ.
- Thẻ: Phân cấp tiếp theo cho loại yêu cầu hỗ trợ để làm rõ việc phân loại yêu cầu hỗ trợ.
- Công ty: Ghi nhận công ty của bạn (trường này sẽ xuất hiện nếu bạn sử dụng tính năng đa công ty).
- Đối tác: Bạn có thể chọn một đối tác nếu bạn muốn họ theo dõi yêu cầu hỗ trợ này.
- Tên đối tác: Tên liên lạc của đối tác. Trường này sẽ biến mất nếu bạn chọn một đối tác trên trường Đối tác.
- Thư điện tử: Địa chỉ email của đối tác.
- Gửi email thông báo: Nếu tích chọn thì hệ thống sẽ gửi email mỗi khi yêu cầu hỗ trợ được chuyển đến giai đoạn có thiết lập mẫu thư điện tử.
- Tab Mô tả, tab Phân tích, tab Chính sách SLA: Mô tả chi tiết yêu cầu hỗ trợ.
Sau khi điền thông tin, ấn Lưu để tạo yêu cầu hỗ trợ.
3. Chuyển giai đoạn yêu cầu hỗ trợ
Cách 1: Trên giao diện một Yêu cầu hỗ trợ, ấn trực tiếp giai đoạn muốn chuyển sang.
Cách 2: Truy cập menu Yêu cầu hỗ trợ. Tại đây, bạn có thể xem được các yêu cầu hỗ trợ theo từng giai đoạn dưới dạng Kanban. Bạn có thể giữ, thả các thẻ Kanban để chuyển giai đoạn cho các yêu cầu hỗ trợ.
4. Đánh giá từ khách hàng
Bước 1: Truy cập Trung tâm hỗ trợ > Cấu hình > Thiết lập, tích chọn Sử dụng đánh giá cho Helpdesk Ticket để kích hoạt tính năng.
Bước 2: Sau khi kích hoạt, trên giao diện Yêu cầu hỗ trợ bổ sung thêm tab Đánh giá bởi khách hàng.
5. Xem báo cáo
Báo cáo Yêu cầu hỗ trợ: Báo cáo cung cấp cho người dùng thông tin trực quan về các Yêu cầu hỗ trợ đã tạo dưới dạng biểu đồ và dạng Pivot. Để xem báo cáo, truy cập Báo cáo > Báo cáo Yêu cầu hỗ trợ.
Phân tích SLA: Báo cáo cho phép người dùng xem tổng quan các chính sách SLA theo từng thước đo như đội hỗ trợ, yêu cầu hỗ trợ hoặc công ty, .v.v. Để xem báo cáo, truy cập Báo cáo > Phân tích SLA.
Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết: Hướng dẫn quản lý Yêu cầu hỗ trợ.
Phần mềm này và các tệp liên kết ("Phần mềm")
được sử dụng (chạy, tuỳ biến, chạy sau khi được tuỳ biến)
chỉ khi bạn mua được giấy phép có hiệu lực từ tác giả,
điển hình như qua các Ứng dụng Odoo, hoặc trong trường hợp
bạn nhận được thoả thuận bằng văn bản từ tác giả của Phần mềm (chi tiết tại tệp COPYRIGHT).
Bạn có thể phát triển các phân hệ Odoo có sử dụng Phần mềm như một Thư viện (thường là phụ thuộc vào, nhập vào và sử dụng nguồn của nó)
nhưng không sao chéo bất kỳ mã nguồn hay tài liệu nào thuộc Phần mềm. Bạn có thể phân phối những phân hệ này theo giấy phép
mà bạn lựa chọn, miễn sao nội dung giấy phép đó tương tích với điều khoản của Giấy phép Phần mềm Độc quyền Odoo
(ví dụ: LGPL, MIT hay bất kỳ loại giấy phép phần mềm độc quyền nào tương tự vậy).
Nghiêm cấm phát hành, phân phối, cấp phép lại hoặc bán bản sao của Phần mềm hoặc
bản sao
Phần mềm đã được sửa đổi.
Thông báo bản quyền và chấp thuận nêu trên buộc phải được bao gồm trong tất cả các bản sao hoặc các phần quan trọng của Phần mềm.
PHẦN MỀM ĐƯỢC CUNG CẤP "NGUYÊN TRẠNG", KHÔNG BẢO ĐẢM DƯỚI BẤT KỲ HÌNH THỨC NÀO, ĐƯỢC THỂ HIỆN RÕ RÀNG HOẶC NGỤ Ý, KHÔNG GIỚI HẠN
ĐẢM BẢO VỀ CÁC BẢO ĐẢM NGỤ Ý VỀ KHẢ NĂNG THƯƠNG MẠI, PHÙ HỢP VỚI MỤC ĐÍCH CỤ THỂ VÀ KHÔNG VI PHẠM.
TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP SẼ KHÔNG CÓ TÁC GIẢ HOẶC CHỦ SỞ HỮU BẢN QUYỀN NÀO CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ BẤT KỲ KHIẾU NẠI,
THIỆT HẠI HOẶC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHÁC NÀO TRONG PHẠM VI HỢP ĐỒNG, CÁC THIỆT HẠI HOẶC CÁCH KHÁC, PHÁT SINH TỪ, NGOÀI HOẶC
CÓ LIÊN KẾT VỚI PHẦN MỀM HOẶC VIỆC SỬ DỤNG HOẶC KINH DOANH KHÁC TẠI PHẦN MỀM.