Case study ứng dụng công nghệ trong sản xuất ngành dệt

Sản xuất ngành dệt đã trở thành nền tảng của văn minh nhân loại trong nhiều thế kỷ, dệt vải từ nguyên liệu thô như bông, len và sợi tổng hợp. Trong xu thế phát triển nhanh chóng của thế giới hiện nay, ngành dệt phải đối mặt với nhiều áp lực ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mà vẫn đảm bảo duy trì hiệu quả và tính bền vững. May mắn thay, sự tiến bộ của công nghệ đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các nhà sản xuất dệt may, cung cấp các giải pháp phần mềm sáng tạo nhằm tối ưu hóa quy trình và thúc đẩy thành công. Hãy cùng khám phá cách giải pháp Phần mềm Viindoo tham gia cách mạng hóa ngành dệt như thế nào.

Textile Manufacturing:white sewing machineCách mạng hóa ngành dệt và các giải pháp phần mềm

Ngành dệt: Thách thức tối ưu hóa trong quản lý vận hành

Ngành dệt là một ngành công nghiệp vận hành với các quy trình phức tạp từ quay sợi và dệt vải đến nhuộm màu và hoàn thiện sản phẩm. Quản lý những quy trình này một cách hiệu quả là điều vô cùng quan trọng để có thể đáp ứng được tiến độ sản xuất và duy trì các tiêu chuẩn chất lượng.

  1. Yêu cầu đa dạng đơn vị đo lường: Một thách thức lớn mà ngành dệt phải đối mặt chính là đơn vị đo lường của nguyên vật liệu bởi mỗi loại sản phẩm luôn có sự thay đổi về đơn vị tính theo định mức riêng. Ví dụ: Công ty dệt mua hoá chất nhuộm vải theo kiện, thực hiện phân bổ sản xuất theo thùng nhưng tính định mức sản xuất sản phẩm bằng lít.
  2. Đặc trưng của ngành dệt là nhiều quy trình phức tạp như kéo sợi, dệt, nhuộm và hoàn thiện. Do đó, kế hoạch sản xuất cần phải đủ linh hoạt để thích ứng với những thay đổi theo nhu cầu thị trường, những hạn chế về sản xuất hoặc nguồn lực sẵn có. Và hầu hết các giải pháp phần mềm hiện nay đều không thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp về việc lập kế hoạch sản xuất linh hoạt khi có thay đổi phát sinh mà không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chung.
  3. Gia công sản xuất là một hình thức rất phổ biến trong ngành dệt vì các công ty thường phải đối mặt với những biến động về nhu cầu và không phải lúc nào cũng có khả năng tự mình thực hiện các đơn hàng lớn. Giải pháp phần mềm cần đáp ứng nhu cầu quản lý khi công ty thuê các bên thứ 3 gia công sản xuất khi phát sinh, đảm bảo tối ưu nguồn lực và thực hiện đơn hàng kịp thời.
  4. Quản lý tiêu hao nguyên vật liệu cần có các kỹ thuật, phương pháp và chiến lược khác nhau nhằm giảm thiểu tổn thất và tối đa hóa hiệu quả tài nguyên. Đo lường và theo dõi tiêu hao nguyên vật liệu là một công việc phức tạp ở những môi trường sản xuất quy mô lớn và luôn luôn phát sinh thay đổi từ những thay đổi trong quy trình sản xuất hoặc phương pháp vận hành liên quan đến yếu tố con người. Nếu không có số liệu thống kê toàn diện, doanh nghiệp không thể xác định được nguyên nhân gốc rễ dẫn đến lãng phí nguyên vật liệu trong sản xuất, cũng như không thể đưa ra giải pháp phân bổ nguồn lực hay lập kế hoạch sử dụng nguyên liệu dư thừa một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề tiêu hao nguyên liệu không cần thiết.
  5. Mỗi một quy trình sản xuất cần tới rất nhiều loại chi phí đầu vào như: nguyên vật liệu, nhân công,  nhiên liệu, chi phí chung. Việc quản lý và phân bổ chính xác các loại chi phí này cho từng sản phẩm hoặc đơn đặt hàng có thể trở thành thách thức, đặc biệt nếu không có sự hỗ trợ của các giải pháp phần mềm toàn diện. 
  6. Quản lý Định mức nguyên vật liệu (BoM) bằng phần mềm có thể gặp một số trở ngại vì BoM kkhông hề đơn giản, đặc biệt là trong các ngành có quy trình sản xuất phức tạp hoặc sản phẩm được cấu tạo từ nhiều thành phẩm như ngành dệt. Việc quản lý mối quan hệ giữa các thành phẩm, cụm lắp ráp và sản phẩm hoàn thiện khác nhau có thể là một thách thức, đặc biệt nếu không có các giải pháp phần mềm mạnh mẽ.

Tối ưu hóa ngành dệt với Phần mềm Viindoo

Một giải pháp phần mềm được tùy chỉnh cho ngành dệt nhằm tối ưu hóa các hoạt động bằng cách cung cấp các công cụ cho quản lý kho, kế hoạch sản xuất, kiểm soát chất lượng và nhiều hơn nữa. Điều này cho phép các nhà sản xuất theo dõi nguyên liệu thô, giám sát lịch trình sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm nhất quán để từ đó cải thiện hiệu suất tổng thể.

Textile Manufacturing and necessary software featuresNhững tính năng cần thiết giúp tăng hiệu quả vận hành ngành dệt

Viindoo cung cấp các giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề mà ngành dệt đang gặp phải. Điều làm nên sự khác biệt của Viindoo đó chính là bộ Giải pháp Quản lý Sản xuất. Phần mềm Sản xuất Viindoo là một bộ giải pháp toàn diện và đồng bộ hỗ trợ các doanh nghiệp ngành dệt trong việc quản lý hàng tồn kho, quản lý sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, quản lý sản xuất, quản lý mua hàng, vòng đời sản phẩm và quản lý chất lượng để tối ưu hóa quy hoạt động và quản lý các nhà cung cấp của họ một cách hiệu quả hơn.

Textile manufacturing with Viindoo softwareViindoo SCM - Bộ giải pháp phần mềm tổng thể Quản lý Chuỗi cung ứng

Tính năng Đa đơn vị

Để giải quyết vấn đề về đơn vị tính đã đưa ra ở trên, Phần mềm Quản lý kho của Viindoo mang đến tính năng hỗ trợ nhiều đơn vị đo lường cho từng loại sản phẩm giúp doanh nghiệp không còn phải lo lắng về độ chính xác của việc chuyển đổi các đơn vị tính này.

>>>> Đọc thêm: Hướng dẫn sử dụng tính năng Đa Đơn vị của Phần mềm Viindoo

Different units of measrue in Textile manufacturing

Tính năng Đa đơn vị trên Phần mềm Viindoo

Tách / Gộp Lệnh sản xuất

Đối với kế hoạch sản xuất dài hạn, Viindoo sẽ giúp bạn chia thành các giai đoạn phù hợp để quản lý chi tiết tiến độ, chi phí, nguyên vật liệu và hiệu suất đạt được cho từng giai đoạn. Tính năng Tách Lệnh sản xuất sẽ giúp hạn chế tối đa các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình vận hành bằng cách nắm bắt kịp thời các vấn đề gặp phải để đưa ra điều chỉnh, khắc phục nhằm đáp ứng tiến độ theo kế hoạch chung.

Ví dụ dễ hiểu về tính năng Gộp Lệnh sản xuất của Viindoo như sau: 1 loại thành phẩm có thể dùng để sản xuất 3 loại sản phẩm khác nhau. Khi sản xuất theo đơn hàng (MTO), lệnh sản xuất sản phẩm sẽ tạo ra 3 lệnh sản xuất cho cùng 1 loại thành phẩm. Lúc này, việc gộp các lệnh sản xuất sẽ giảm thiểu khối lượng công việc cho nhân viên kho, đồng thời bộ phận sản xuất cũng sẽ tiết kiệm được chi phí dừng - chạy máy, ...

Viindoo's Manufacturing Orders feature for textile

Tính năng Quản lý Lệnh sản xuất của Viindoo

Gia công sản xuất với Viindoo

Yếu tố then chốt trong hoạt động gia công sản xuất là đảm bảo kết nối và truyền tải thông tin thông suốt với nhà thầu phụ nhằm đảm bảo kết quả gia công. Doanh nghiệp có thể giám sát toàn bộ quy trình gia công từ lựa chọn nhà thầu đến kiểm soát chất lượng, đảm bảo giao hàng kịp thời các sản phẩm chất lượng cao với giải pháp Gia công Sản xuất của Viindoo. Giải pháp này cũng cho phép các doanh nghiệp ngành dệt linh hoạt, có khả năng mở rộng, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro mà họ cần có để phát triển trong môi trường kinh doanh năng động ngày nay.

>>>> Đọc thêm: Quản lý sản xuất hợp đồng phụ với Phần mềm Viindoo

Real-time tracking subcontracting manufacturing management with Viindoo Software

Quản lý Gia công sản xuất với theo dõi thời gian thực bằng Phần mềm Viindoo

Quản lý tiêu hao nguyên vật liệu trên Phần mềm Viindoo

Tính năng Quản lý Tồn kho của Viindoo giúp theo dõi nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang và thành phẩm theo thời gian thực để làm cơ sở cho việc xác định kịp thời bất kỳ sai lệch hoặc tổn thất nào. Viindoo cho phép người dùng thiết lập các thông số để xác định và định lượng hao hụt nguyên vật liệu ở các giai đoạn sản xuất khác nhau. Cho dù thông qua đầu vào thủ công hay cảm biến theo dõi tự động, những tổn thất như phế liệu, khiếm khuyết hoặc hao hụt đều được ghi nhận và phân loại.

Việc phân tích và kết quả của quá trình quản lý tiêu hao nguyên vật liệu được tổng hợp thành các báo cáo để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, dễ dàng đưa ra các quyết định nhằm tinh gọn quy trình, giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả tổng thể trong hoạt động sản xuất. 

Report on Material Loss on textile manufacturing

Báo cáo Tiêu hao Nguyên vật liệu trên Phần mềm Viindoo

Tính giá thành sản xuất với Phần mềm Viindoo

Các doanh nghiệp dệt thường nhập nguồn nguyên liệu thô, chẳng hạn như bông, len hoặc sợi tổng hợp từ các nhà cung cấp, tại các khu vực hoặc với chất lượng khác nhau. Sự biến động về giá nguyên liệu thô, tỷ giá hối đoái hoặc chi phí vận chuyển có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất chung. Phần mềm Sản xuất của Viindoo hỗ trợ người dùng loại bỏ khó khăn trong việc kết hợp dữ liệu thời gian thực về chi phí nguyên vật liệu thô, giảm sai sót trong tính toán chi phí.

Người dùng hoàn toàn có thể tối ưu hóa quy trình tính toán chi phí sản xuất thông qua các tính năng như theo dõi các thành phần chi phí, cập nhật chi phí theo thời gian thực, định giá dựa trên danh sách nguyên liệu và tích hợp dữ liệu, phân tích; phục vụ công tác quản lý và tối ưu hóa giá thành sản phẩm để từ đó nâng cao lợi nhuận, đồng thời đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh.

>>>> Đọc thêm: Làm thế nào để tính giá thành sản xuất?

Quản lý BoM hiệu quả với Giải pháp Viindoo

Để có một cấu trúc BoM tốt, giải pháp Quản lý BoM của Viindoo cho phép người dùng theo dõi các phiên bản BoM khác nhau trong môi trường mà sản phẩm được cập nhật hoặc sửa đổi thường xuyên. Từ đó, rủi ro sử dụng BoM lỗi thời hoặc không chính xác, các vấn đề về chất lượng hoặc sự chậm trễ trong sản xuất được giảm thiểu để tối ưu hóa hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả chung trong các doanh nghiệp dệt.

Ngoài ra, Phần mềm Viindoo còn cung cấp các tính năng cộng tác giữa các phòng ban/bộ phận như: như kỹ thuật, mua sắm và sản xuất, rất cần thiết để đạt được hiệu quả trong quản lý, tạo điều kiện cộng tác liền mạch, cho phép các bên liên quan truy cập và cập nhật BoM theo thời gian thực mà vẫn duy trì tính toàn vẹn và bảo vệ dữ liệu.

Managing BoM in textile manufacturing with Viindoo Software
Quản lý Định mức nguyên vật liệu (BoM) trong ngành dệt với Phần mềm Viindoo

Khám phá Phần mềm Sản xuất của Viindoo

Phần mềm Sản xuất tổng thể, cung cấp các tính năng quản lý sản xuất cần thiết cho mọi doanh nghiệp ngành dệt.

Khám phá ngay

Discover Viindoo Manufacturing Software

FAQs

Phần mềm Viindoo có thể giúp các doanh nghiệp dệt may quản lý thất thoát nguyên vật liệu một cách hiệu quả không?

Tính năng Quản lý Tồn kho của Viindoo giúp theo dõi nguyên liệu thô, sản phẩm dở dang và thành phẩm theo thời gian thực, cho phép xác định kịp thời những sai lệch hoặc thất thoát. Người dùng có thể thiết lập các thông số để định lượng tiêu hao nguyên liệu và phân tích dữ liệu để giảm thiểu lãng phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tính năng Gia công Sản xuất của Viindoo cho phép các doanh nghiệp quản lý hoạt động gia công của các bên thứ ba theo hợp đồng thầu phụ, đảm bảo sử dụng nguồn lực tối ưu và thực hiện đơn hàng kịp thời. Tình năng này mang lại sự linh hoạt, khả năng mở rộng và tiết kiệm chi phí, cho phép các doanh nghiệp thích ứng với những biến động của nhu cầu một cách hiệu quả.

Giải pháp Quản lý BoM của Viindoo giúp doanh nghiệp theo dõi các phiên bản BoM khác nhau và có thể cộng tác liền mạch giữa các phòng ban/bộ phận chức năng nhằm giảm thiểu rủi ro khi sử dụng BoM lỗi thời hoặc không chính xác, tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả tổng thể trong quy trình sản xuất.

Triển vọng tương lai của ngành dệt

Giải pháp phần mềm đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất dệt may và nâng cao hiệu quả tổng thể. Bằng cách tận dụng những công cụ tiên tiến này, nhà sản xuất có thể cải thiện việc quản lý hàng tồn kho, hợp lý hóa việc lập kế hoạch sản xuất, duy trì chất lượng sản phẩm ổn định, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và quản lý hiệu quả các hoạt động bảo trì. Trong xu thế phát triển không ngừng của công nghệ hiện nay, việc tích hợp các giải pháp phần mềm sẽ vẫn là động lực chính cho sự đổi mới và khả năng cạnh tranh trong ngành dệt.

Tuy nhiên, ngành dệt sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như tính bền vững, quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát chi phí, … Cùng với sự phát triển của ngành dệt, Chúng tôi kỳ vọng sẽ được tham gia nhiều hơn với các xu hướng như tự động hóa, vật liệu bền vững và kỹ thuật số in ấn được định hình trong tương lai của ngành công nghiệp này.

Case study ứng dụng công nghệ trong sản xuất ngành dệt
Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo, Bùi Bích Phương 26 tháng 2, 2024

CHIA SẺ BÀI ĐĂNG NÀY
Kế hoạch Sản xuất Tổng thể: Công cụ tối đa hóa năng suất
Khám phá sức mạnh của Kế hoạch Sản xuất Tổng thể (MPS) trong việc tối ưu hóa hoạt động, đáp ứng nhu cầu và tích hợp với hệ thống ERP.