WACC là gì? WACC được ứng dụng để làm gì? Ý nghĩa của chỉ số này là gì? Chỉ số này đạt bao nhiêu là tốt? Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của Viindoo. Cùng theo dõi nhé!
1. WACC là gì?
WACC (Weighted average cost of capital) là chi phí vốn bình quân gia quyền. Chỉ số này được sử dụng nhằm tính toán chi phí vốn bình quân dựa trên tỉ lệ các loại vốn hiện có trong doanh nghiệp.
WACC thường được tính dưới dạng %. Chỉ số này thể hiện số lợi nhuận tối thiểu mà doanh nghiệp phải có được trong quá trình hoạt động để đáp ứng các chủ nợ, chủ sở hữu hay nhà đầu tư. Chỉ số này không thể được quyết định bởi các yếu tố bên trong doanh nghiệp mà là từ thị trường bên ngoài. Đây là một chỉ số quan trọng được các nhà đầu tư quan tâm khi muốn đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó.
Nhìn chung, chi phí vốn bình quân gia quyền càng cao thì rủi ro đầu tư vào công ty càng cao. Ví dụ: nếu một công ty có WACC là 5%, điều đó có nghĩa là với mỗi Đô la tài trợ (thông qua nợ hoặc vốn chủ sở hữu), công ty cần phải trả 0,05 Đô la.
3. Cách tính WACC chính xác
Các doanh nghiệp thường phải sử dụng các hình thức huy động vốn khác nhau để đáp ứng yêu cầu về tài chính của một dự án cụ thể. Tuy nhiên, mỗi loại nguồn vốn lại có một mức chi phí khác nhau. Đó chính là lý do mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tính chi phí bình quân gia quyền.
Chi phí bình quân gia quyền (WACC) được tính toán theo công thức:
Trong đó:
- KE là chi phí sử dụng nguồn vốn cổ phần..
- KD là chi phí sử dụng nợ vay.
- E: Giá trị vốn cổ phần trên thị trường.
- D: Giá trị của nợ vay trên thị trường.
- V (E + D): là tổng vốn dài hạn trong doanh nghiệp..
Hãy tham khảo ví dụ sau để biết rõ hơn về cách tính WACC:
Một doanh nghiệp cổ phần có tổng nguồn vốn là $6000 bao gồm hai nguồn vốn là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Trong đó, giá trị của vốn vay là $2400, chiếm tỷ trọng 40%. Vốn chủ sở hữu có giá trị là $3600, chiếm tỷ trọng 60%. Kết cấu nguồn vốn được cho là tối ưu.
Biết rằng chi phí sử dụng vốn vay trước thuế của doanh nghiệp là 10%/ năm. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 14,3%/ năm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%/ năm.
Khi đó, ta có thể tính được chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) = 60%*14,3% + 40% * 10%*(1-25%) = 11,58%.
>>>> Xem Thêm: 10+ Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 133, 200 Excel mới nhất
3. Ý nghĩa của chỉ số WACC
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều hoạt động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó vốn vay chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, chỉ số WACC được quan tâm nhiều để có thể đánh giá tiềm năng của một doanh nghiệp. Trong điều kiện bình thường, một doanh nghiệp có WACC thấp được đánh giá là thu hút được các nhà đầu tư với chi phí thấp hơn.
Trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, chỉ số WACC đóng một vai trò quan trọng. Nguyên nhân là do WACC đo lường được chi phí vốn của một công ty, mà đây lại là yếu tố quan trọng hàng đầu của bất cứ tổ chức nào. Chỉ số này cũng quan trọng không kém để đánh giá tiềm năng của một dự án sắp đầu tư hay sáp nhập, mua lại doanh nghiệp khác.
4. Chỉ số WACC bao nhiêu là tốt?
Đầu tiên, chỉ số WACC ở các ngành khác nhau là có sự khác biệt. Ví dụ các công ty nhỏ, startup thường có WACC cao hơn vì nhiều rủi ro hơn. Điều này ngược lại tại các công ty lớn, hoạt động ổn định. Nhìn chung, WACC thấp hơn thể hiện doanh nghiệp có mức độ an toàn cao, ít rủi ro hơn.
Việc xác định chỉ số WACC tốt hay xấu còn phải phụ thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp hoạt động. Chằng hạn như các ngành công nghiệp nặng, như dầu mỏ, phải hoạt động với số vốn đầu tư khổng lồ sẽ cần đi vay nhiều và kéo theo sự gia tăng của chỉ số WACC. Các công ty nhỏ lẻ cũng có xu hướng này vì họ cần nhiều nợ để phát triển doanh nghiệp.
Công thức tính chi phí bình quân gia quyền dựa trên sự cân bằng giữa chi phí vốn vay và vốn chủ sở hữu. Vì vậy, không có một mức WACC nào được cho là tốt nhất. Chỉ số WACC thấp có thể được xem là công ty hoạt động ổn định, vay vốn với chi phí thấp. Tuy nhiên, điều này không hẳn là tốt trong mọi trường hợp vì có thể cho thấy công ty đang bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay bên ngoài và không cân đối với vốn chủ sở hữu.
Bài viết sau chắc hẳn đã phần nào giúp quý độc giả hiểu được “WACC là gì”. Đây là một trong các chỉ số quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cần xem xét khi muốn đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Viindoo để hiểu biết thêm về các chỉ số tài chính trong doanh nghiệp và phương pháp kiểm soát hiệu quả nhé!
>>>> Kiến Thức Hữu Ích Khác: